K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

Tuổi trẻ cần sự bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn thử thách ấy. Thật vậy, nếu như tuổi trẻ mà chúng ta cứ chấp nhận an phận sống trong vùng an toàn, không chịu ra đời khám phá vẻ đẹp cuộc sống, không chịu trải nghiệm, gặp gỡ thì tuổi trẻ sẽ trôi qua lãng phí và vô nghĩa. Tuổi trẻ có lẽ là lúc chúng ta khỏe mạnh, đẹp nhất và ngập tràn nhiệt huyết, đam mê và những lần bản lĩnh đương đầu khó khăn sẽ làm cho tuổi trẻ của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Dám đương đầu và đối mặt với những khó khăn có nghĩa là làm việc mà chúng ta sợ cũng như kiên trì bền bỉ vượt qua những gian nan để chinh phục thành công. Tuổi trẻ là những khi trong chúng ta luôn thôi thúc khám phá giới hạn và đam mê bản thân. Chúng ta như những chú chim non rụt rè muốn bay nhưng cũng sợ ngã, sợ những thử thách. Nhưng thử tưởng tượng, nếu chúng ta cứ mãi ở trong vùng an toàn thì bao giờ chúng ta có thể tự tin đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tuổi trẻ là những sẵn sàng dấn thân và cháy hết mình vì đam mê, vì sự đam mê mà bất chấp mọi thứ, sai rồi lại sửa. Vì qua những lần đó, mỗi người sẽ học được những kinh nghiệm quý báu và thực sự trưởng thành, thành công. Những lần bản lĩnh ấy sẽ là ngày tuyệt vời vì ngày đó chúng ta dám mạo hiểm để hiểu bản thân là ai trong cuộc đời này, bản lĩnh khẳng định mình là ai. Sau những lần bản lĩnh ấy thì thành công sẽ vang dội và ngọt ngào hơn gấp bội vì là sự nỗ lực của chính bản thân mình. Tóm lại, tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn để làm điều mình thích cũng như vượt qua những nỗi sợ của bản thân.

Đây là đoạn văn về một tư tưởng đạo lý

15 tháng 12 2022

Bạn Có Thể Tham Khảo Đoạn Văn Này Ạ:
Chúng ta muốn hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa có tài vừa có đức thì bên cạnh việc trau dồi tri thức thì cũng rất cần và quan trọng việc nuôi dưỡng vẻ đẹp cho tâm hồn. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong chúng ta. Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, hoàn thiện nốt những khuyết điểm để bản thân mình trở nên giái trị hơn, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Vẻ đẹp tâm hồn, cái duyên bên trong nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào và để sở hữu nó bạn đã phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở ra sao. Mỗi ngày hoàn thiện bản thân mình một chút, trau dồi bản thân mình một chút sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn, giá trị con người bạn được nâng cao hơn.

CM
16 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé!

    Mỗi cá nhân có một quan niệm khác nhau về "tâm hồn đẹp". Đối với tôi, những người biết sống nhân ái chính là những người có "tâm hồn đẹp". Sống nhân ái nghĩa là biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh. Tấm lòng nhân ái được thể hiện bằng những sự giúp đỡ, ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần. Đôi khi, chỉ một cái ôm, một lời an ủi, một lời động viên cũng chính là biểu hiện cao đẹp của lòng nhân ái. Lòng nhân ái sẽ giúp ta có một tâm hồn đẹp, một đời sống ý nghĩa, mọi người xung quan sẽ yêu mến và tôn trọng ta. Những người được giúp đỡ sẽ có cơ hội vượt qua khó khăn, tăng thêm niềm tin vào con người và cuộc đời. Khi đại dịch Covid 19 nổ ra, những tấm lòng thảo thơm đến từ những bếp ăn tình thương, những xe thực phẩm miễn phí,... chẳng phải chính là dấu hiệu cho tinh thần "nhường cơm sẻ áo" chăng? Ngoài kia có biết bao mảnh đời bất hạnh. Hãy luôn mở rộng lòng mình để quan tâm và giúp đỡ họ. Thế giới này sẽ văn minh và tốt đẹp biết bao nếu ai cũng có ý thức kiến tạo và giữ gìn cho mình một tâm hồn đẹp. Thấu hiểu điều đó, bản thân tôi luôn luôn nhắc nhở mình hãy luôn sống với một trái tim ấm nóng và đôi tay sẵn sàng hành động.

30 tháng 12 2023

đoạn nào vậy bn

 

Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
k mink nha

23 tháng 6 2021

Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu con. Thật vậy, phẩm chất ấy của nàng được thể hiện rất rõ trong những năm tháng mà Trương Sinh đi lính. Trong khoảng thời gian dài ba năm ấy, nàng đã một mình sinh con, nuôi con khôn lớn. Chẳng những thế, nàng còn vừa làm cha vừa làm mẹ, dành hết tình yêu thương cho con để bù đắp tình yêu thương của cha mà con đang chưa có. Vì yêu thương con, không muốn con bị thiếu tình yêu thương của cha, nên nàng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha con. Đó chính là sự hy sinh, tảo tần và yêu thương con, chăm lo cho gia đình của nàng suốt mấy năm Trương Sinh đi lính. Nàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận vất vả khi không có chồng ở bên cũng vì tình yêu thương dành cho con. Nhưng nàng không biết rằng chính chiếc bóng ấy đã đẩy nàng đến nỗi oan khuất sau này. Tóm lại, Vũ Nương là người mẹ có tình yêu thương con sâu sắc.

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha!

 

Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thủy chung. Nguyễn Dữ với Chuyện người con gái Nam Xương đã cho ta thêm hiểu về nàng Vũ Nương với tình yêu thương dành cho chồng con, cho mẹ chồng và sự thủy chung vô hạn. Người vợ ấy hiểu chồng hay ghen nên nhất mực giữ gìn khuôn phép. Đặc biệt trong những tháng năm chồng đi lính, người vợ ấy thay chồng làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm mẹ, làm cha. Người phụ nữ bụng mang dạ chửa tiễn chồng đi lính cùng sự mong chờ chồng "trở về mang theo hai chữ bình yên" cho ta hiểu tấm lòng nàng. Tháng ngày xa chồng cũng là tháng ngày ta thấy được tình yêu thương và sự cao đẹp trong nàng. Chăm sóc mẹ già, Vũ Nương hết lòng hết dạ. Lời người mẹ trước lúc lâm chung chính là sự khẳng định cho tấm lòng của Vũ Nương. Nhưng đặc biệt nhất là tình thương với đứa con thiếu vắng tình cha. Cái bóng trên vách kia hay cũng là thương nhớ khôn cùng của người vợ sau bao ngày xa chồng. Sự thủy chung của Vũ Nương được đặ trong hoàn cảnh thử thách khi Trương Sinh hiểu lầm. Vì chứng minh, nàng sẵn sàng nhảy sông HOàng Giang. Lời thề của nàng với "Cỏ Ngu Mĩ, ngọc Mị Nương"càng soi tỏ tấm lòng và trái tim người vợ thủy chung đến vô cùng, vô tận. Sự trở lại của nàng và gặp gỡ Trương Sinh lần cuối là lời tiễn biệt của yêu thương và lòng thủy chung. Vũ Nương dưới ngòi bút Nguyễn Dữ thật đẹp và cũng thật đáng trân. Chọn lựa chi tiết, xây dựng tình huống truyện và đặc biệt là chi tiết cái bóng, chi tiết tưởng tượng kì ảo đã giúp ta hiểu và thấu hơn bao giờ hết ngòi bút nhân đạo của nhà van với nhân vật của mình. 

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trước hết , Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thuỷ chung. Ngay cả khi lấy chồng, nàng vẫn biết tính tình không hòa hợp nhưng “cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa”. Nhưng sum vầy chưa được bao lâu, chồng ra trận. Nàng ở nhà thủ tiết chờ chồng, nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo. Ngay cả trước khi qua đời, mẹ chồng nàng đã nói: “…xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như đã chẳng phụ mẹ”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu đối với mẹ chồng trong xã hội phong kiến có lẽ ta ít thấy. Ông bà ta từ ngày xưa đã dùng cụm từ “mẹ chồng nàng dâu” để nói lên sự nghiệt ngã trong quan hệ đó. Thế nhưng đối với tấm lòng của Vũ Nương, người mẹ chồng hết sức cảm động và khẳng định rằng “sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức…”. Nhớ lại ngày tiễn chồng ra trận nàng có nói “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Chứng tỏ Vũ Nương coi tính mạng của chồng lên trên mọi công danh phù phiếm ở đời. Một người vợ thủy chung, một người con dâu ngoan hiền như người mẹ chồng đã nói lúc lâm chung “xanh kia quyết chẳng phụ con…”, thế mà nàng phải mượn dòng nước Hoàng Giang cuốn trôi nỗi đau đời.

27 tháng 4 2020

tâm hồn phụ nữ trong sáng.................................

chúc hok tốt

Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Quá trình xây dựng, lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên tai, địch họa, tề gia... Được khẳng định qua năng lực và phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội, bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống nhất, góp một phần to lớn công sức và trí tuệ cho nền hoà bình và văn minh nhân loại.

# Chúc bạn hcoj tốt

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người...
Đọc tiếp

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)

Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo 

    Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

1
31 tháng 7 2023


Bài 1:

"Sống vì người khác là cách sống đẹp" là một triết lý tuyệt vời, thể hiện tinh thần cao đẹp của sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Khi ta sống vì người khác, ta đặt lòng người lên trên tất cả, hi sinh cho họ mà không cầu đổi hay trông đợi điều gì. Điều này tạo nên một cảm giác hài lòng và mãn nguyện, khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và giá trị hơn. Người sống vì người khác đem lại niềm hạnh phúc không chỉ cho người được giúp đỡ mà còn cho chính bản thân mình, vì tình yêu thương và lòng nhân ái khiến con người trở nên ấm áp và gắn kết hơn.

Bài 2:

Hành động của hai mẹ con bà Thảo thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện đối với người khác. Quyết định tặng thận của bà Lê Thị Thảo và con gái Hòa đã đem lại cơ hội sống mới cho một người phụ nữ khác, giúp gia đình người đó hạnh phúc trở lại. Họ không ngại khó khăn và vất vả trong quá trình đi lại và làm các xét nghiệm để thực hiện hành động đầy tình thương này. Hành động cao cả này đã tạo ra một tác động tích cực lớn, giúp đỡ không chỉ một người mà còn hai gia đình hạnh phúc.

Suy nghĩ của em về hành động này là một điển hình cho tinh thần nhân ái và lòng hy sinh lớn lao. Mẹ con bà Thảo không chỉ tặng một cơ hội sống mới cho người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính họ bằng sự hài lòng và thỏa mãn từ việc giúp đỡ người khác. Tình thương và lòng nhân ái trong hành động này làm cho họ trở nên đặc biệt, tạo ra niềm tin và hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà sự chia sẻ và sẻ chia luôn tồn tại.