K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2018

Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Với sự ra đời của triết học Mác, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá và lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, triết học Mác đã có những

phân tích hết sức đúng đắn và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển lịch sử thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau:

Trước hết, bằng hoạt động cải biến tự nhiên theo nhu cầu mục đích của mình, đối tượng hoá lực lượng bản chất của mình thông qua thực tiễn, con người đã tự khẳng định và thể hiện vai trò động lực đối với sự phát triển của xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển quan trọng của mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực”(1)như C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực tiễn của mình. Trên cơ sở thực tiễn, nhận thức của con người về hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, tiếp cận gần hơn bản chất của khách thể bằng cách sáng tạo hệ thống những khái niệm, phạm trù và sử dụng chúng như những phương tiện nhận thức thế giới. Quá trình vươn lên không ngừng trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan cũng chính là quá trình con người tích cực hoá năng lực tư duy của mình thông qua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, suy lý lôgíc để nắm bắt những quy luật vận động, phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó, con người vận dụng những hiểu biết, tri thức về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang sơ đã trở thành tự nhiên nhân tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn mới; đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con người như một thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình để ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh học với cái xã hội - văn hoá.

Thứ hai, do có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá trị tinh thần của xã hội. Theo quan niệm duy vật về lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay (và tiếp tục sau này), suy cho cùng, được quyết định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không chỉ là một bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng - kết nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. Với tính cách một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” sản phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin hoàn toàn đúng khi ông coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"(2). Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người”(3). Như vậy, con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển được không phải là nhờ vào một sức mạnh thần bí, vô hình nào từ bên ngoài, mà chính là do hoạt động sản xuất vật chất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các hoạt động trong đời sống tinh thần của con người.

Con người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp lẫn trí tuệ) kết hợp với các công cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con người còn không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - với tư cách chủ thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của mình tạo lập nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; theo đó, tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh đưa xã hội sang một giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn. Đó chính là vai trò tích cực của nhân tố con người trong phát triển lịch sử thông qua quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình đó, con người đã sáng tạo, "viết nên" lịch sử của mình, của xã hội loài người.

Thứ ba, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế, còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết, sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,... Trong đó, con người thể hiện như một nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số trong đó là không thể tái tạo được; hơn nữa, chúng cũng chỉ thực sự phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó, nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.

Như vậy, có thể thấy nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác, trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản, quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những giá trị tinh hoa trong truyền thống tư tưởng của dân tộc về con người, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là vốn quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân - những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân, với ph­ương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn và hiệu quả của Đảng.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ, tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Đương nhiên, nguồn lực nội sinh này cần được bồi dưỡng, phát triển về mặt chất lượng và sử dụng một cách hợp lý mới phát huy được tiềm năng, hiệu quả to lớn của nó. Song, để làm được như vậy, cần có sự đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay; từ đó, có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy sức mạnh của nguồn lực này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra đánh giá khái quát về phương diện những hạn chế của nguồn lực con người, cụ thể là chất lượng lao động và việc khai thác, sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là quốc gia có dân số đông trong khu vực. Xét về mặt lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động nói riêng của chúng ta rất dồi dào. Điều này là một thuận lợi nếu chúng ta biết khai thác triệt để và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; song đó cũng là một khó khăn, một sức ép lớn có thể kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, đông đảo về lượng không còn là một ưu thế của lực lượng lao động. Xét về mặt chất lượng, ngoài những phẩm chất như cần cù, khéo léo..., nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng của nước ta còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản, như thể chất, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng,... Hiện nay, mặt bằng dân trí ở nước ta đã được cải thiện và nâng cao một bước; cụ thể là, tính đến năm 2005, cả nước đã có trên 30 tỉnh, thành phố hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên, chất lượng trí lực của nhân tố con người không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là ở trình độ chuyên môn kỹ thuật được phản ánh thông qua các chỉ số về số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo. Theo số liệu điều tra thực trạng lao động - việc làm năm 2004, tỷ lệ lao động ch­ưa qua đào tạo ở nư­ớc ta còn rất lớn: 72%. Số lao động đ­ược đào tạo và đư­ợc cấp bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm tỷ trọng thấp: 16,65%. Xét về lực l­ượng trí thức, tính đến tháng 7 năm 2005, nư­ớc ta có 2.339.091 ng­ười có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó có hơn 18.000 thạc sĩ, gần 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực, địa ph­ương. Trí thức khoa học và công nghệ tập trung chủ yếu trong khu vực sự nghiệp (71%), khu vực hành chính (gần 22%) và khu vực doanh nghiệp gần 7%(4).

Nếu phân tích sâu hơn sẽ thấy những bất hợp lý khác, chẳng hạn, cơ cấu lao động đã qua đào tạo ở các trình độ lại phân bổ không đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị, trung ­ương và địa ph­ương, miền núi và đồng bằng. Thực tế cho thấy, lực l­ượng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là số lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu ở các cơ quan trung ­ương, các thành phố hoặc trung tâm kinh tế lớn, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, có sự mất cân đối trầm trọng về lực l­ượng trí thức có trình độ tiến sĩ trở lên ở các vùng, miền; vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 90% số tiến sĩ cả n­ước (trong đó, thành phố Hà Nội chiếm 63,82% và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,33%). Ở 6 vùng còn lại, vùng cao nhất cũng chỉ chiếm ch­ưa đến 4%. Tổng số tiến sĩ của hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt 1% tổng số tiến sĩ của cả n­ước(5).

Mặt khác, trong số lao động đã qua đào tạo không phải ai cũng làm việc đúng ngành nghề chuyên môn; tình trạng làm trái ngành, trái nghề không phải là cá biệt. Có thể nói, việc sử dụng không hợp lý lao động nói chung đã là một sự lãng phí, song sử dụng không hợp lý lao động đã qua đào tạo thì mức độ lãng phí còn lớn hơn nhiều.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, đối với nước ta, để phát huy nguồn lực con người một cách hợp lý, hiệu quả cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ; trong đó, cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm, một mặt, phục vụ trực tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác, xây dựng tiềm lực trí tuệ - cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(6).

Trí tuệ là một trong những chỉ số quan trọng nhất của chất lượng nhân tố con người, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện của kinh tế tri thức hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, trước hết là với các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vì, xã hội hiện đại không chỉ cần có những con người chuyên gia, mà còn rất cần những con người công dân, có nhân cách và trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội. Do đó, quan điểm của Đảng về “giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu” phải trở thành tư tưởng chỉ đạo, được tất cả các cấp, các ngành, gia đình và xã hội quán triệt sâu rộng và thực thi nghiêm túc nhằm đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đủ cả đức lẫn tài, cả sức khoẻ dồi dào lẫn đời sống tinh thần phong phú,... tạo nền tảng đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác, để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả lực lượng lao động. Đồng thời, cần kết hợp giữa nâng cao trình độ dân trí và phát triển nguồn nhân lực đồng đều ở các vùng miền, các cộng đồng xã hội; gắn chiến lược phát triển khoa học công nghệ với nâng cao hàm lượng trí tuệ trong nhân tố con người. Từ chỗ có nguồn lực con người bảo đảm về chất lượng, cần xây dựng và thực hiện những phương thức, cơ chế phát huy nguồn lực đó.

Thứ hai, cần quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương châm bảo đảm công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển. Lợi ích chính là điểm mấu chốt, là một trong những động lực hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người. Trong thực tiễn cách mạng trước đây, do nhu cầu giải phóng dân tộc nổi lên hàng đầu nên lợi ích toàn dân tộc phải được đặt lên trên hết trong giải quyết mọi mối quan hệ lợi ích. Tuy nhiên, khi đất nước hoà bình, các nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân cần được tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn. Theo đó, để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, không thể không đặt ra vấn đề giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội, giữa lợi ích trực tiếp trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần... Bên cạnh đó, cần coi trọng và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội theo hướng lấy con người là trung tâm. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần có chính sách bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ liên quan đến phát triển con người. Đó chính là quá trình tích luỹ về lượng để có những biến đổi về chất và trong trường hợp mà chúng ta đang xem xét, là sự cống hiến ở mức cao nhất năng lực cá nhân của mỗi con người cho cộng đồng, xã hội.

Thứ ba, cần xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân tố con người chỉ được khai thác và phát huy tối đa khi con người thực sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong mọi hoạt động thì nhất thiết phải xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ, trong đó ngày càng quan tâm đến dân chủ trực tiếp nhằm hiện thực hoá những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. Việc phát huy dân chủ không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người có thể cống hiến năng lực của mình cho xã hội, mà còn có ý nghĩa tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và phát huy trách nhiệm công dân. Nói cách khác, thông qua quá trình dân chủ hoá, trí tuệ của toàn dân được huy động và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Đó cũng là lý do tại sao Hồ Chí Minh coi dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra.

Tuy nhiên, thực hiện dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng “dân chủ” để chia rẽ khối đại đoàn kết, làm rạn nứt sự đồng thuận xã hội. Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước làm nòng cốt để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường dân chủ nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sáng suốt khi dựa vào nhân tố con người để đạt đến mọi thành công. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nguồn lực con người và lấy đó làm điểm tựa vững chắc là điều kiện để chúng ta đưa sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thắng lợi. Phát huy nguồn lực con người để phát triển xã hội, đó là một vấn đề có tính quy luật.

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ý thức chấp hành trật tự ATGT của các bạn HS trong trường "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ko thể sống thiếu tình bạn "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

7
16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

12 tháng 2 2022

THAM KHẢO
 

Suốt cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

Thật vậy, trước kia, dù là anh Văn Ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La Tusơ Tơrêvin, là Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris của nước Pháp, hay sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm.

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Hẳn đã là người Việt Nam, không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm chất Việt Nam như: cá kho, dưa chua, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi. Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ ka ki màu vàng với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Đến năm 1958, theo ý tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước đã làm cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ giống như những ngôi nhà sàn của đồng bào trên Chiến khu Việt Bắc. Ngôi nhà sàn cũng đơn sơ, giản dị, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (Theo chân Bác).

15 năm cuối cuộc đời, sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, trong đó 11 năm trực tiếp ở nhà sàn là một khoảng thời gian khá dài trong sự nghiệp cách mạng của Bác và là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng lớn lao, quyết định đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh lớn phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người.

Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của người. Là người có trí tuệ uyên thâm, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc nhưng khi bàn luận, giải thích hay đề cập đến vấn đề chính trị, người luôn trình bày đơn giản, không triết lý, dài dòng, không vòng vo, khuôn sáo, sách vở, biến những điều phức tạp thành dễ nghe, dễ hiểu.

Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, người cũng dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hiếm có vị lãnh tụ nào lại có nếp nghĩ, cách nói giản dị như thế!

Không chỉ nói, Bác hành động cụ thể. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em… Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu.

Có thể thấy, giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Bác. Điều đó đã được thể hiện sinh động qua từng cử chỉ, lời nói và việc làm cụ thể của người, và có sức thuyết phục to lớn mà không một bài giảng về đạo đức nào có tác dụng giáo dục sâu sắc bằng.

Từ sự giản dị, thanh bạch của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống của nhân dân đã có nhiều đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp và thua nhiều nước trên thế giới và khu vực.

Vì thế, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trước tiên chính là học tập lối sống giản dị, thanh bạch, tiết kiệm của Bác. Điều này vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi đó không phải là những gì quá cao siêu.

 

Khó bởi phải thật sự có một tấm lòng thật trong sáng thì mỗi người mới có thể vượt qua những cám dỗ của quyền lực, danh vọng… luôn diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Do đó, mỗi cán bộ, đáng viên phải không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện một cách tự giác, thường xuyên những đức tính quý báu ấy.

12 tháng 2 2022

dài quá;-;

18 tháng 3 2018

hững câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.
Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.
Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.
Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

29 tháng 1 2018

Hà Nhi ơi, bài ni là bài mô rứa?

6 tháng 2 2022

Tham khảo

Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.

6 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Tục ngữ ngày xưa mang giá trị tôn vinh con người. Thật vậy, tục ngữ mang những giá trị ngợi ca, đề cao và trân trọng con người trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy tục ngữ xưa đề cao những giá trị của con người hơn là mọi thứ của cải vật chất. "Một mặt người bằng mười mặt của" nhằm đề cao con người hơn mọi loại của cải vật chất tầm thường hay "Người sống, đống vàng" nhằm ngợi ca con người quý báu hơn mọi loại vàng bạc châu báu. Thứ hai, các câu tục ngữ Việt Nam cũng nhằm khuyên răn những truyền thống tốt đẹp của con người. Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đều khuyên thế hệ sau phải sống ân nghĩa thủy chung biết ơn những điều tốt đẹp mà người đi trước mang lại. Hoặc như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" khuyên con người phải biết những ứng xử cơ bản trong cuộc sống hoặc "Có chí thì nên" nhằm khuyên con người phải có chí. Tóm lại, tục ngữ thường mang tính chất dễ nhớ, dễ thuộc nhằm đề cao giá trị con người và nêu lên những bài học xoay quanh chủ thể là con người. 

22 tháng 3 2017

Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.

22 tháng 3 2017

đa tạ bạnhihi

29 tháng 3 2018

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.