K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2018

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta bên cạnh đó người còn là một nhà thơ nổi tiếng." Tin Thắng Trận " là 1 trong những tác phẩm nổi tiếng của người. Trong bài thơ em ấn tượng nhất với câu thơ" Trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc quân đang bận xin chờ hôm sau'. Nhà thơ đã rất khéo lé sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu thơ này. Trăng vốn là một vật vô tri vô giác mà giờ lại" vào cửa sổ đòi thơ". Ở đây bằng cách sử dụng biện pháp nhân hóa , ta thấy trăng trở nên gần gũi hơn.Hình tượng của trăng bấy giờ nó là một người bạn, người đồng chí của nhà thơ chứ không phải là trăng bình thường nữa. Tiếp đến là nói trăng" xin chờ hôm sau". Bác không thể viết thơ được vì vốn đang " Bận việc quân". Dẫu yêu trăng lắm nhưng biết sao được.Ta thấy được bác và trăng như đang trò chuyện giao hòa cùng nhau như đôi bạn thân tri ân tri kỉ. Tác giả đã rất thành công trong việc bộc lộ tình cảm của mình. Một nhà thơ yêu trăng rất đỗi nhạy cảm nhưng luôn đặt việc nước lên đầu

P/S: Tự làm

18 tháng 7 2018

Thanks nha!

-Tác dụng là::Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...

24 tháng 2 2021

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù, trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?==>Trong tù không rượu cũng không hoaTrước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng._Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

16 tháng 7 2023

Bài thơ "Ngắm trăng Hồ Chí Minh" là một tác phẩm văn học đặc biệt, nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Trong bài thơ này, nhà thơ đã sử dụng phép lặp và câu phủ định để tạo nên một tông phân hợp đầy sức mạnh và ý nghĩa.

Nhà thơ đã sử dụng phép lặp để nhấn mạnh và tăng cường tác động của những hình ảnh trong bài thơ. Với câu "Ngắm trăng Hồ Chí Minh", nhà thơ đã lặp lại từ "Ngắm trăng" để tạo ra một hiệu ứng như một âm thanh vang vọng, một hình ảnh lặp đi lặp lại trong tâm trí người đọc. Điều này giúp tăng cường sự tôn vinh và sự kính trọng đối với Hồ Chí Minh, như một biểu tượng vĩ đại và sáng ngời.

Ngoài ra, nhà thơ cũng sử dụng câu phủ định để tạo ra một sự tương phản và sự đối lập trong bài thơ. Với câu "Không có trăng nào cao hơn", nhà thơ đã sử dụng câu phủ định để nhấn mạnh rằng không có gì có thể sánh bằng vẻ đẹp và ý nghĩa của trăng Hồ Chí Minh. Điều này tạo ra một sự mạnh mẽ và không thể phủ nhận về tầm quan trọng và tác động của Hồ Chí Minh trong lòng người dân Việt Nam.

Tổng cộng, việc sử dụng phép lặp và câu phủ định trong bài thơ "Ngắm trăng Hồ Chí Minh" đã tạo nên một tông phân hợp đặc biệt, mang lại sự mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ này là một tác phẩm văn học đáng để khám phá và suy ngẫm về tình yêu và lòng kính trọng đối với người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc.

7 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Nguồn: Hoidap247

 Với việc sử dụng liên tiếp các  tác giả từ ngữ biểu cảm vừa tăng tính nhịp điệu cho câu thơ vừa gợi mở ra hình ảnh tươi đẹp giữa Người và trăng. Ôi! (Câu cảm thán) Với tinh thần yêu thiên nhiên cùng tâm hồn lạc quan, ung dung, Bác vẫn ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng qua song sắt của nhà tù. Hơn hết, với thủ pháp nhân hóa "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ", Người đã giúp hình ảnh được nhân hóa là "trăng" như có hồn hơn, mang những hành động như con người. Chưa dừng lại ở đó, nó còn khẳng định sự gắn bó, yêu thương giữa trăng và Người, giữa thiên nhiên và con người. 

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

            Ở bài thơ ta thấy biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ là nhân hoá "trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" và điệp từ "trăng". Mục đích và tác dụng các biện pháp nghệ thuật làm câu thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Đồng thời, ta thấy được sự gắn bó giữa thi nhân và vầng trăng. Ôi, đó là thứ tình cảm được nhà thơ gửi gắm trong vầng trăng, trong thiên nhiên tươi là sự yêu quý,  say mê, trân trọng ngay trong ngục tù tăm tối.

- Cảm thán: Ôi.