K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2016

- Trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường tôi đã quen được vô số bạn bè, nhưng Dương là người bạn thân nhất với tôi. Cô ấy là 1 cô gái có làm da trắng mịn, đôi mắt đen, to, tròn và khuôn mặt trái xoan đáng yêu.Dương giúp tôi trong việc học tập rất nhiều.Dù là bạn thân nhưng tôi luôn nghĩ cô ấy như người chị của mình vậy.Bạn ấy không những xinh gái mà còn đẹp nết.Dương rất biết giữ gìn đồ dùng, những món quà mà toi và mọi người tặng cho cô ấy.Cô ấy như nữ hoàng đang cố gắng bảo vệ vương quốc của mình vậy.Tôi rất yêu quý cô ấy.

- Đại từ:cô ấy,bạn ấy.

- Từ đồng nghĩa:xinh-đẹp;giữ gìn-bảo vệ.

- P/s:Tớ tự làm nên kh hay.Mong bạn thông cảm =)

17 tháng 11 2017

p/s là j z ???hihi

13 tháng 8 2019

ai giỏi văn viêts hộ đi

13 tháng 8 2019

trời ơi ai giúp tui đi

10 tháng 7 2020
Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
10 tháng 7 2020

Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.

21 tháng 3 2017

b,

+ Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

   + Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, ghê gớm…

- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn làm nổi bật được tính cách con người.

17 tháng 3 2017

Trong cuộc đời học sinh, hẳn ai cũng có rất nhiều bạn bè. Nhưng những người bạn thân trong thuở đầu tiên đến trường vẫn luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí mỗi người. và tôi cũng vậy …

Sáng hôm đó, sau buổi chào cờ đầu tuần thứ hai của năm học mới, khi các bạn đã ngồi vào chỗ thì thấy một anh chàng to con, lưng đeo một cái ba lô to đang bước vào lớp chúng tôi. Nhưng ấn tượng nhất là chiếc đồng hồ điện tử trong rất “ngầu” trên cổ tay cậu ta. Cô giáo giới thiệu cậu bạn ấy tên là Đức Việt và xếp cậu ta ngồi cạnh tôi. Cậu sống ở Đức từ nhỏ và vừa theo bố mẹ về nước. Chẳng hiểu từ đâu mà dần dà, cái tên Đức Việt lại bị các bạn gọi đùa thành “đít vịt”. Nhưng Đức Việt không giận gì, lại còn nói: “Tớ cũng hay viết tắt tên tớ là Đ – V mà”. Vì ở Đức từ nhỏ nên cậu ấy nói tiếng Đức rất giỏi. Tôi đã học lõm được nhiều câu tiếng Đức từ Đức Việt.

Rồi chúng tôi phát hiện ra là nhà tôi và nhà Đức Việt chỉ cách có một ngõ nhỏ. Vậy là bố mẹ tôi và bố Đức Việt sắp lịch để thay phiên nhau đưa đón hai đứa. Nhiều hôm, bố tôi đón Đức Việt về nhà tôi luôn. Đến gần tối thì nhà Đức Việt mới có người qua đón cậu về. Nhiều hôm, Đức Việt ăn cơm tối ở nhà tôi. Vì thế, hai đứa chúng tôi chơi với nhau rất thân. Chúng tôi ngồi cùng bàn, về cùng đường, thứ bảy chủ nhật chơi cùng nhau và kể cho nhau nghe mọi chuyện.

Những tưởng tôi và Đức Việt sẽ được học cùng nhau mãi, thế mà điều buồn nhất đã xảy ra. Tôi còn nhớ như in lần bố Đức Việt sang chào bố mẹ tôi để quay sang Đức. Chú ấy nói rằng lần này sẽ “mang cả cháu sang luôn một thể”. Đó là một buổi chiều chủ nhật cuối cùng của kì nghỉ hè năm lớp 1. Tính ra chúng tôi đã học với nhau một năm và chơi cùng nhau được một mùa hè.

Cả nhà tôi ra tận sân bay tiễn hai bố con Đức Việt. Tôi cố chờ cho đến lúc máy bay cất cánh rồi mới quay về. Đến bây giờ, trong tâm trí tôi vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh Đức Việt ba lô trên lưng vẫy tay tạm biệt tôi qua vách kính nhà chờ ở ga hàng không. Tuy đã chủ ý chuẩn bị nhưng không hiểu sao lúc đó, tôi lại nói sai cả câu chào tạm biệt bằng tiếng Đức với Đức Việt. Đức Việt mỉm cười nhắc lại và nói thêm một câu tiếng Đức khác – “Hẹn ngày tái ngộ, bạn thân yêu!”. Tôi tự nhủ sẽ học thật giỏi tiếng Đức để viết thư cho Đức Việt. Dù ở xa nhau nhưng chúng tôi sẽ vẫn mãi là những người bạn thân thiết.

13 tháng 8 2019

Đề bài cho là viết 1 đoạn văn mà sao cậu viết 1 bài văn

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hình ảnh Gióng ra trận thật đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

2 tháng 8 2021

Từ láy+ thành ngữ đâu em ơi, làm ơn đọc kĩ đề đi hãy làm chứ đừng làm bừa phứa như thế!

7 tháng 4 2022

Sau khi đọc xong truyện "Bức tranh của em gái tôi" . Em thấy ấn tượng về nhân vật Kiều Phương.Kiều Phương  có 1 tính cách là yêu thương người thân , hiền lành nhân hậu . Điều đặc biệt là Kiều Phương có 1 tài năng hội họa .Trong truyện , có thể thấy cách cư xử của nhân vật anh trai đối với Kiều Phương là : lạnh lùng, luôn coi thường Kiều Phương.Mặc dù thế nhưng tính tình Kiều Phương hồn nhiên , và không hay để ý tới những hành động lời nói cử chỉ của anh trai đối với mình . Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.

 

17 tháng 3 2016
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý tiếng ViệtII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bảng phụ chứa đáp án bài tập 1 - Bảng phụ chứa nội dung bài tập 2 - Tranh ảnh minh họa nhân vật lịch sử ( Phù Đổng Thiên Vương, Triệu Thị Trinh) - Bút xạ 2. Học sinh - Sách giáo khoa - Vở bài tập Tiếng ViệtIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của học sinh 1p 3p 30p 1p 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu thành phần dự giờ - Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS đứng tại chỗ: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng những từ ngữ nào để thay thế?” ? Việc thay thế những từ ngữ như vậy có tác dụng gì? - Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài Các em đã được học cách liên kết câu trong bài bằng thay thế từ ngữ. Tiết luyện tập ngày hôm nay sẽ giúp các em phát hiện được những từ thay thế trong đoạn văn và biết lựa chọn từ ngữ để - Hát - 1 HS trả lời: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước” - Trả lời: “Để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh bị lặp nhiều lần” - Lắng nghe
 
17 tháng 3 2016

nguyễn thắng tùng bị hâm à, hỏi viết văn chứ ai hỏi giáo án đâu

nếugiáoán
thìtôicũngbiếtsẵn
saocũngrấtcảm
ơnbạnlầnsau
đọcđềnha

 

9 tháng 7 2019

Chắc hẳn trong cuộc đời học sinh mỗi con người ai cũng đều trải qua vui , buồn cùng những người bạn cùng trang lứa nhưng đáng nhớ hơn hết là những kỉ niệm cùng người bạn thân của mik .(1) Bạn thân thì có lẽ ai cũng có nhưng cái quan trọng là người bạn đó có tốt với mik ko , và thật may mắn là em có một người bạn thân thiết và rất tốt bụng cùng lớp tên là Ngọc Anh .(2)  Ngọc Anh có học lực khá , ko quá giỏi trong lớp nhưng cô bạn vẫn luôn tươi cười , cố gắng sau mỗi lần điểm kém , đó là nghị lực cao của bạn ấy .(3) Cô bạn thân của em có một dáng người nhỏ nhắn , thanh mảnh cùng mái tóc dài suôn mượt  mới thật đẹp làm sao . (4) Ngọc Anh luôn trưởng thành trong mắt em bởi những hành động ân cần , dỗ dành đứa em tr

9 tháng 7 2019

để mik viết tiếp nhá : trai bé nhỏ của cậu ấy thật đáng ngưỡng mộ , đã vậy Ngọc Anh còn lễ phép chào người lớn tuổi như ông bà bố mẹ , khách đến chơi nhà thì  Ngọc Anh cười tươi chào đón họ  với đôi mắt dịu hiền long lanh .(5) đấy chỉ là hình dáng , và một chút cái tốt mà em thấy rõ ở bạn thôi , còn với em thì cô ấy luôn bên em mỗi lúc em buồn , luôn chờ đợi để muộn học cùng em , luôn khuyên em những lời tốt nhất sau những lần em cãi nhau với bạn bè cùng lớp hay những lúc hai đứa em giận nhau cô ấy cũng luôn là người làm hòa trước , chúng em chẳng bao giờ giận nhau lâu .(6). kể ra những cái trên thật dài dòng mà dễ nghe lắm nhưng mấy ai thấu hiểu đưuọc là chỉ cần người bạn ấy luôn bên cạnh em cũng chính là ngọc anh - bạn thân của em thì em cũng đã thấy cô ấy thật tâm lí  giờ chúng em luôn đoàn kết vs nhau , vượt qua mọi khó khăn giống nhau câu thành ngữ :Đã là bạn thì mãi mãi là bạn 
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 12 2023

Những từ ngữ được dùng theo kiểu:

+ Lặp lại: Từ “cha con” được lặp lại ở các câu trong đoạn văn.

+ Thay thế: Từ “tác phẩm” ở câu (2) thay thế cho từ “Những cánh buồm” của câu (1).

=> Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên liền mạch và tạo thành khối thống nhất.