K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

23 tháng 3 2022

tham khảo

Vấn nạn ứng xử khi tham giao thông của nước ta hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Tình trạng kẹt xe tắc đường ở các thành phố lớn khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng ùn tắc khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, văn hóa của người tham gia giao thông không tốt vẫn còn tình trạng đi ẩu lạng lách, đánh võng, không chịu chờ đèn tín hiệu mà cứ đi bừa, làm cho tình trạng tai nạn giao thông gia tăng chóng mặt. Biết bao vụ tai nạn thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ ở nước ta.

Trung bình mỗi ngày tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của 23 con người (Theo số liệu thống kê của năm 2016). Tai nạn giao thông đang là căn bệnh nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch nào. Nó cần phải được giải quyết và giảm tải một cách tối đa để làm an lòng người dân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn giao thông đó chính là do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém đường phố phát triển không kịp với tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Đó là chưa kể tình trạng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công làm cho công trình trở nên kém chất lượng, cầu đường không đạt tiêu chuẩn như trong văn bản quy định, dẫn tới sập cầu, lún, nứt đường.

Do các nhà máy xí nghiệp, các công ty, bệnh viện, trường đại học thường tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh khiến cho người dân từ mọi địa phương đều đổ dồn ra thành phố để sinh sống, làm ăn, làm cho mật độ dân cư của thành phố lớn trở nên quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông gia tăng cũng do phần lớn là ý thức người tham gia giao thông không nghiêm túc thi hành luật pháp đặt ra, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, đèo ba bốn người trên một chiếc xe máy là mất an toàn giao thông gây nên tai.

Một số bộ phận không nhỏ những thanh niên, những học sinh sinh viên còn trẻ người non dạ thường thích thể hiện mình muốn mình trở thành anh hùng xa lộ, thường đi xe lạng lách, đánh võng rồi va quệt vào người khác gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông khiến cho các nhà chức trách, nhưng cơ quan an ninh vô cùng đau đầu khi xử lý.

Hiện tượng đi ẩu là gì? Là hiện tượng người tham gia giao thông không chịu chấp hành tuân thủ đèn tín hiệu, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi đánh võng không nghiêm túc trở quá tải quy định

Để giải quyết tình trạng đi ẩu này chúng ta cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh với những người tham gia giao thông có hành vi đi lại thiếu nghiêm túc, đánh võng, vượt đèn đỏ, tổ chức đua xe trái phép…

 

Khi tham gia giao thông mọi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng tài sản của mình, cũng như bảo vệ tính mạng tài sản của người khác, không được coi thường mạng sống, đi xe liều mạng bất chấp nguy hiểm, để xảy ra những tai nạn đáng tiếc

Để giải quyết vấn nạn kẹt xe chúng ta nên tăng cường các đường trên cao, phân làn đường đúng quy định, không nên mở nhiều ngã ba ngã tư. Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình khi cầm lái.

Về lâu dài chúng ta cần di chuyển bớt bệnh viện, các trường đại học khu công nghiệp ra vùng ngoại thành và về các tỉnh thành khác tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân các địa phương, để người dân không cần phải đổ dồn ra thành phố vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm, học hành, chữa bệnh, như thế sẽ giảm lượng dân đổ ra thành phố sinh sống

Vấn nạn đi ẩu, tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động nóng hơn bao giờ hết để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự chung tay xây dựng của rất nhiều ngành, và đòi hỏi mỗi người dân phải tự ý thức với chính mạng sống của mình.

8 tháng 4 2021

ủa , sao ra nhìu câu hỏi zậy ??

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

19 tháng 7 2021

  Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta

6 tháng 12 2021

  Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta

1 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý nhé, không hiểu chị sẽ hướng dẫn:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: phẩm chất mà một thanh niên ngày nay cần có - tinh thần lạc quan.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

 

Lạc quan: cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống.

→ Lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn.

Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.

Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: một người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh;…

 

d. Phản biện

Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của lạc quan đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình

I. Mở đoạn: Nêu vấn đề việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

II. Thân đoạn:

Điện thoại thông minh là 1 tiện ích công nghệ giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh và giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng việc sử dụng sai mục đích đang dẫn đến nhiều hậu quả như:

- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh: học sinh dành nhiều thời gian cho điện thoại mà "tiết kiệm" giờ ngủ của mình.

- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh

- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: các vấn đề về mắt và thần kinh khi sử dụng quá nhiều trong ngày.

- Giải pháp:

+ Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại ( quy định thời gian sử dụng điện thoại )

+ Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.

+ Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học gây phân tán sự tập trung.

+ Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.

II. Kết đoạn:

- Chốt lại và nêu bài học nhận thức cho học sinh đang sử dụng điện thoại

- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại quá mức đối với học sinh.

3 tháng 8 2018

NDĐT – Cho đến những ngày cuối cùng của năm 2017, khi chúng tôi đang gấp rút hoàn thiện bài viết này thì vẫn liên tiếp nhận tin tức về cơn bão 15 và nối tiếp là bão số 16. Tràn qua Philippines làm gần 360 người chết và mất tích, quần thảo trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cơn bão có tên quốc tế là Tembin được dự báo ở cấp thảm họa đe dọa các tỉnh Nam Bộ. Dường như, thiên tai chưa khi nào “ngưng nghỉ” trên dải đất hình chữ S. Năm 2017, bão, mưa ngập, lũ ống, lũ quét, sạt lở trực tiếp và ảnh hưởng hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến cho một năm qua đi để lại những dư âm nặng nề, ám ảnh…