K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

Tham khảo:

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

13 tháng 5 2019

Lòng đố kỵ như ngọn sóng âm ỉ trong lòng, nếu không chế ngự kịp thời sẽ bùng phát thành con sóng lớn, gây tác hại khó lường.

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi.

Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có một dinh thự lỗng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng…Không chịu được sự "bất công" đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai!

Chính lòng đố kỵ đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, biết dẫu đằng sau lời khen, cái bắt tay chúc mừng chiến thắng chính là những ánh mắt ghen ghét, bực tức. Sự đố kỵ tạo nên cảm giác bực bội, khó chịu khi người khác giỏi hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn mình… nó có thể xảy ra với tất cả mọi người.

11 tháng 3 2019

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

17 tháng 5 2021

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

26 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

26 tháng 5 2021

#Tham_khảo

Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng và đó là một thói quen tốt trong cuộc sống.

​Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.

Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố gắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.

Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chín chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn. Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố gắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luôn giữ đúng quy định.

Những ví dụ kể ra thì rất nhiều, người giữ lời hứa có như những ông tiên trong câu truyện cổ tích thực hiện có mặt giúp nhân vật chính, người không giữ lời hứa cũng có thừa như câu chuyện dân gian cậu bé chăn cừu, pinocchio cậu bé người gỗ với cái mũi dài ra mỗi lần nói dối không ai còn xa lạ gì. Con người cũng vì hoạt động nhiều phương diện nên lời hứa trong cuộc sống vô cùng đa dạng phong phú, hứa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trong gia đình, nhà trường như lời người bố người mẹ hứa với con cái và con cái cũng có lần hứa với bố mẹ nhất là lúc phạm phải lỗi lầm học trò hứa với thầy.… đến xã hội, quốc gia, nhân loại, lời hứa của các doanh nhân, lời hứa của các chính khách với người dân của mình, của thế giới, lời hứa dựa trên bản cam kết về nền hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ trong các nước mãi mãi.

Mở đầu đoạn văn tác giả trẻ đã đưa ra lời tựa cho toàn bộ dường như cũng hơn bao giờ hết nó gợi lên cho con người ta bao nhiêu cảm xúc, mà dường như ai cũng tự thấy được rằng sự quan trọng của việc hứa và giữ lời hứa trong cuộc đời “ Phải qua bao nhiêu lời hứa ta mới đủ tin yêu?”. Đi sâu giải thích vào vấn đề thì dường như ta đã quá quen với 2 từ “lời hứa” chính là những lời nói để khẳng định một điều gì đó chắc chắn sẽ làm, nhằm tạo một sự hoàn toàn tin tưởng, tôn trọng với người đối diện-người nghe. Có thể nói lời hứa từ đã có lâu đời suốt chiều dài sống của con người. Nó như là một sợi dây vô hình gắn mọi người lại dựa trên cơ sở của giá trị vốn có của lời hứa rất thiêng liêng. Nhưng việc sử dụng lời hứa như thế nào để nó phát huy tác dụng tuyệt đối thì còn là tùy người, tùy sự giáo dục, văn hóa của mỗi người. Vậy nên, cũng dễ hiểu ai cũng có thể nói ra lời hứa nhưng có những lời hứa được thực hiện, có những người thất hứa, có người tạo được sự trân trọng, khâm phục, tin tưởng tuyệt đối, có người lại làm người khác thất vọng, mất dần sự tôn trọng ban đầu. 

Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.

9 tháng 3 2021

Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”(Người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không?) Chữ tín cũng quan trọng giống như sinh mệnh thứ hai của con người. Người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chữ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Hãy luôn ghi nhớ câu nói "Nhất độ thất tín vạn sự bất tin" làm kim chỉ nam cho ngày hôm nay của mình để bản thân luôn đặt chữ tín lên hàng đầu giúp cho mình tới sự hoàn hảo.

4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống hiện nay, tình bạn càng trở nên quý giá và đáng trân trọng. Ta hiểu tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người thông qua một sợi dây liên kết, một điểm chung tương đồng nào đó. Tình cảm đó có thể không quá gắn kết, thân thiết nhưng luôn xuất hiện ở bất kì đâu trong cuộc sống của con người. Khi chúng ta đi học, đi làm, ta đều có bạn, bạn là người cùng ta trải qua những giờ phút đặc biệt trong cuộc đời và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của ta. Biểu hiện của tình bạn không phải một điều gì xa vời mà giản đơn như một cuộc điện thoại hỏi thăm nhau hay đôi khi là sự nhớ về nhau, câu hỏi thăm chân tình chứ không phải vì thỏa mãn cái tò mò nhất thời. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một xô bồ, tình bạn giữa người với người cũng biến chất dần. Biến chất theo những lợi dụng và thủ đoạn, nhưng chắc chắn rằng, đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ những người biến tình cảm ấy xấu đi. Tình bạn vẫn sẽ luôn đẹp và là đôi cánh nâng con người lên khỏi những khó khăn, những phút giây u tối và làm ta mạnh mẽ hơn trong đời. Đừng để tình bạn của ta biến chất và chỉ còn là hai màn hình độc thoại. Tình bạn- câu chuyện của sẽ chia, câu chuyện của hi sinh như hình ảnh hai người bạn ở Thanh Hóa trogn hành trình cõng bạn mười năm vẫn ở đó và làm ta xúc động khôn nguôi. Chúng ta hãy mãi trân trọng, hãy mãi gìn giữ tình bạn và là một người bạn tốt! 

Tình bạn đeph là một thứ vô cùng quan trọng với mỗi con người chúng ta,tình bạn đẹp là khi chúng ta biết thấu hiểu,cảm thông cho nhau.Tình bạn đẹp của những người học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường có thể nói sau này sẽ chở thành một kỉ niệm êm đềm trong quãng đời học sinh của mỗi chúng ta.Những người bạn tốt sẽ luôn ở bên chúng ta an ủi chúng ta lúc ta buồn và họ thấy vui cho ta khi ta cảm thấy vui.Mặc dù sau này nếu có một ngày ta và người bạn thân phải chia xa nhưng những kỉ niệm êm đềm bên những người bạn thân sẽ tiếp cho ta thêm động lực để làm chủ cuộc đời của chính mình.