K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ chống Mĩ cứu nước, biết bao thế hệ thanh niên đã lên đường ra trận. Họ đến từ những miền quê, vùng đất khác nhau nhưng đều mang trong mình một lí tưởng cao đẹp, một ý chí chiến đấu kiên cường. Phương Định- cô gái được Lê Minh Khuê  khắc họa với những nét đẹp đáng trân quý. Là cô gái đến từ mảnh đất thị thành, cô rất quan tâm đến hình thức bên ngoài, biết có nhiều người thích nhưng cô vô kín đáo và tế nhị. Cô mang một tâm hồn mộng mơ và lãng mạn, thích hát những bài hát dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Hay nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ hoặc say sư tận hưởng những cơn mưa. Cô hồn nhiên, trong trẻo như đóa hoa vừa chớm nở giữ sớm tinh khôi. Thế nhưng,  khi đối diện với công việc, cô là người mang những phẩm chất anh hùng. Phương Định là cô gái có tinh thần dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh thực hiện từng thao tác phá bom. Cô còn rất quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho đồng đội khi bị thương trong chiến đấu như chị em thân thiết một nhà. Một đóa hoa vẹn cả sắc hương, vừa mang nét duyên dáng, đáng yêu con gái nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của người anh hùng cách mạng. Có thể nói, Những ngôi sao xa xôi  đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của thanh niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan dạ mà cũng thật trong trẻo, mộng mơ.

Phép liên kết+TPBL: in đậm

4 tháng 5 2021

FFFFFF

25 tháng 10 2021
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (khoảng 12 câu) .
25 tháng 10 2021

Mờ quá ạ  

27 tháng 10 2020

  Nói đến Nguyễn Du là nói đến bậc thầy về tả người, trong đó Thúy Kiều là tiêu biểu vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân. Thúy Kiều được Nguyễn Du tâp trung đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt tinh anh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Nó long lanh, trong sáng do đó phản chiếu sức sống tươi trẻ và trì tuệ thông minh. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn, điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú, nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy kiêu sa. Vẻ đẹp khiến hoa phải ghen liễu phải hờn. Với nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nhằm thể hiện vẻ đẹp đầy quyến rũ, làm say mê lòng người. Vì thế, thiên nhiên phải hờn ghen , đố kị. Thiên nhiên đố kị nên Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió trong tương lai.

* Tham khảo nhe bạn. Chúc bạn hok tốt!

27 tháng 10 2020

Bài làm
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
 

29 tháng 8 2021

THAM KHẢO

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

13 tháng 12 2021

Khổ thơ  giống như lời chào dã biệt của người con miền Nam đã thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác.  Nghĩ đến ngày mai về miền Nam,xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng màđược bộc lộ thể hiện ra ngoài:" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịnrịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giảcũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòngmình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để đượcluôn ở bên Người trong thế giới của Người:" làm con chim hót, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu".  Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”,”đóa hoa”,”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt củatác giả. Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanhlăng.Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốnnày” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơcuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọnvẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trungthành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đãđưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ýnguyện của đồng miền Nam,của mỗi chúng ta nói chung với Bác.:>>>

 

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.