K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2017
Đức hy sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hy sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,…để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Đức hy sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hy sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phatr hy sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hy sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,…để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hy sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển. Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bàng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được lo đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hy sinh của cha mẹ, anh chị,…thật cao cả biết bao. Đức hy sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hy sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. Hy sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hy sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hy sinh vì người khác, không được ích kỷ, vô tâm. Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sựu hy sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hy sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!
18 tháng 2 2019

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp , tự nguyện nhận phần thiệt thòi , mất mát lớn lao nào đó vì mục đích , lí tưởng tình cảm cao đẹp . Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian , tình mạng của mình cho người khác.Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người . Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa . Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm , biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta . Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển . Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước cái chết , không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết . Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp . Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người " hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ".

8 tháng 4 2018

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp , tự nguyện nhận phần thiệt thòi , mất mát lớn lao nào đó vì mục đích , lí tưởng tình cảm cao đẹp . Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian , tình mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ , khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước . Trong lịch sử , không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê , đã liều mình cứu chúa . Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi , cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam . Trong kháng chiến , Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân , hạnh phúc gia đình chọn con đường , đầy kho khăn , nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân . Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất , nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân . Họ là những người làm việc thầm lặng , hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người . Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa . Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm , biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta . Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển . Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước cái chết , không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết .

Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp . Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người " hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ".

8 tháng 4 2018
Đức hy sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hy sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,…để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Đức hy sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hy sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phatr hy sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hy sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,…để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hy sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển. Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bàng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được lo đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hy sinh của cha mẹ, anh chị,…thật cao cả biết bao. Đức hy sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hy sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. Hy sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hy sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hy sinh vì người khác, không được ích kỷ, vô tâm. Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sựu hy sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hy sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xa đến nay là đức hi sinh

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp , tự nguyện nhận phần thiệt thòi , mất mát lớn lao nào đó vì mục đích , lí tưởng tình cảm cao đẹp . Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian , tình mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ , khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước . Trong lịch sử , không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê , đã liều mình cứu chúa . Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi , cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam . Trong kháng chiến , Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân , hạnh phúc gia đình chọn con đường , đầy kho khăn , nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân . Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất , nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân . Họ là những người làm việc thầm lặng , hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người . Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa . Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm , biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta . Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển . Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước cái chết , không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết .

Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp . Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người " hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ".

21 tháng 1 2018

Bàn về phẩm chất của con người thì đức hi sinh là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi đức hi sinh bao gồm trong đó lòng nhân ái và tình yêu thương, tinh thần nhân đạo của con người. Nhưng đức hi sinh đòi hỏi con người phải biết san sẻ cuộc sống tinh thần và vật chất của mình cho người khác, cho đồng loại để họ có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Lịch sử của mọi tôn giáo trên thế giới, từ gia tô giáo, ki tô giáo, đạo islam...đạo phật đều khuyên con người hãy sống nhân hậu, giữ gìn lòng nhân ái. đạo phật đề cao đức tính “ từ bi hỉ xả” là đề cao đức hi sinh của con người. Con người sẵn sàng xả thân vì người khác. Xả thân vì người khác là một cách tự nguyện và lấy đó làm niềm vui không một tính toán vụ lợi. Hi sinh vì người khác, xả thân vì người khác cũng có khi là một hành động không vô tư mà có tính vụ lợi, vị kỉ tức là nhằm cầu lợi cho mình. đạo nho cũng đề cao tinh thần vị tha, tức là hi sinh vì người khác, đề cao đức hi sinh vì người khác.
Ngày nay, nói đến đức hi sinh, không phải chỉ nói tới một hành động hi sinh cụ thể nào vì một con người cụ thể nào mà là nói tới phẩm chất đạo đức của con người. Phải xây dựng đức hi sinh thành một thái độ sống, luôn quan tâm, sẻ chia, thậm chí xả thân vì người khác. Xây dựng đức hi sinh thành một quan niệm sống, lẽ sống của con người. Xây dựng đức hi sinh ở mỗi con người phải là cả một quá trình lâu dài từ lúc tấm bé đến lúc lớn lên, trưởng thành, từ việc nhỏ thường ngày đến việc lớn trong cuộc sống, từ một hành vi nhường nhịn bạn bè đến việc hi sinh bản thân mình cho đất nước, nhân dân...
Nếu trong xã hội ai cũng biết sống nhân ái, có đức hi sinh thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao!

17 tháng 5 2018

Sống ở đời, ai cũng phải có một tấm lòng để bao dung, yêu thương người khác. Để những cơn gió thoảng qua, cuốn nó đi xa mãi. Mang theo tấm lòng nhân hậu đến khắp mọi nơi. Bay đến chân trời chia sẻ những niềm vui cho mọi hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng đó làm đẹp thêm cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh, càng tô đẹp hơn cho chính bản thân ta. Tấm lòng đó - món quà vô giá mà thượng đế đã ban cho loài người. Một món quà vô cùng ý nghĩa, sẽ mãi trường tồn, vĩnh cửu qua bao thập kỉ, năm tháng. Thật hạnh phúc biết bao cho những người đang sở hữu món quà quí giá đó. Nó sẽ mang đến cho người đó sự tôn trọng, yêu quí của mọi người và niềm tin tưởng. Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp cuộc sống của ta trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Và nó đã thật sự đúng với tôi- một người lúc nào cũng cô độc, chỉ nghĩ đến bản thân, sau khi được nghe lời yêu thương ấy, tôi đã có một tấm lòng. Nó đã giúp cho ánh sáng của vui vẻ chạm đến trái tim tôi lần nữa, mở ra cánh cửa giúp tôi bay xa mãi. Và tôi cũng muốn nói với các bạn rằng: Hãy để tấm lòng của chúng ta cho gió thổi bay, bay đi và sẻ chia yêu thương của chúng ta cho tất cả mọi người.

20 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Dịch bệnh Covid – 19 quái ác đang gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cuộc sống của toàn nhân loại, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người, số người nhiễm đã lên đến hàng triệu. Nó khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những cường quốc từ Á, Âu, sang Mỹ như Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Mỹ… đang rơi vào tình trạng nguy cấp, khốn đốn khi mà số ca nhiễm và ca tử vong tăng lên từng ngày theo cấp số nhân đến chóng mặt. Trong tình hình đó, thật may mắn và thật đáng tự hào biết bao khi Việt Nam ta là một trong những nước giáp biên với Trung Quốc (là nơi khởi nguồn của dịch bệnh Covid) đã tận dụng được những khoảng “thời gian vàng”, phản ứng rất nhanh khi dịch bệnh xuất hiện, nhanh chóng áp dụng các biện pháp để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa nghiêm trọng, khống chế hiệu quả dịch COVID-19. Có được kết quả khả quan và đáng mừng như vậy là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, khẩn trương, sáng suốt của Đảng và Chính phủ, sự đồng lòng và ý chí mạnh mẽ của toàn dân, sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp các ngành. Đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ trong cả nước – những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu đang căng mình trong trận chiến với dịch bệnh. Bài viết này tôi xin được gửi tới những y bác sĩ nói chung và các y bác sĩ công tác ở Đội Y tế dự phòng thuộc Trung tâm y tế Đà Lạt nói riêng như một lời tri ân sâu sắc, một sự cảm phục chân thành, một lời động viên sẻ chia với những khó khăn, vất vả mà các anh chị đang trải qua. Bởi những hi sinh thầm lặng của “những người lính thời bình” ấy đã góp phần không nhỏ trong trận chiến chung của toàn dân tộc, để giữ gìn cho cuộc sống của chúng ta được bình yên trước mối nguy hiểm khôn lường của dịch bệnh.
Bên cạnh các y bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì những y bác sĩ ở công tác y tế dự phòng chính là những “lá chắn” phòng vệ vững chắc, ngăn chặn dịch bệnh thâm nhập và lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng chính là những người đầu tiên, trực tiếp và gần dân nhất để làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giám sát cũng như triển khai các hoạt động phòng chống dịch, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Từ những ngày đầu khi con virut mang tên Corona xuất hiện trên đất nước ta, đáp lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, cùng với nhân dân cả nước, đội y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cũng sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để chạy đua, trực dịch 24/24. Bác sĩ Trần Đắc Nguyện – Trưởng khoa Y tế dự phòng của Trung tâm y tế Đà Lạt cho biết: “Từ khi có dịch, nhiệm vụ của đội là ngay lập tức phải rà soát danh sách và trực tiếp đi đến các cơ sở lưu trú trên khắp toàn địa bàn thành phố để điều tra dịch tễ của những người nhập cảnh về địa phương, những người dân địa phương hoặc người nước ngoài đến hoặc đi từ vùng dịch đến Đà Lạt, khoanh vùng đối tượng tiếp xúc gần cần theo dõi hoặc cách li. Sau đó phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình, thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng dịch tại cộng đồng. Ở giai đoạn đầu, công tác điều tra dịch tễ và giám sát cộng đồng của đội gặp rất nhiều khó khăn bởi công việc rất nhiều và quá phức tạp. Thời điểm lượng khách du lịch ở Đà Lạt còn đông, mỗi ngày danh sách rà soát và điều tra lên gần cả ngàn người. Việc điều tra thông tin dịch tễ và vận động cách li cũng không hề đơn giản. Du khách nước ngoài không chịu hợp tác, luôn thay đổi lịch trình và di chuyển thường xuyên nên rất khó để tiếp cận. Một số chủ khách sạn, homestay sợ ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh nên chưa thực sự tạo điều kiện trong việc cung cấp thông tin của du khách. Nhiểu khi chỉ một trường hợp mà phải đi tới đi lui cả bốn năm lần mới có thể gặp được đối tượng để làm công tác tư tưởng và ghi nhận thông tin. Để đảm bảo tiến độ, các anh em nhân viên y tế phải làm việc cả ngoài giờ hành chính, có khi là xuyên đêm tới sáng”. Khó khăn là thế nhưng những “chiến sĩ áo trắng” ấy vẫn không ngần ngại. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, dưới cái lạnh buốt của xứ cao nguyên, dù đêm muộn hay sáng sớm mờ sương, họ đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chỉ với một mục tiêu duy nhất là có được thông tin nhanh nhất, chính xác nhất để tổng hợp và chuyển về Sở y tế trước 16h hằng ngày. Bởi họ biết rằng, nếu chỉ vì sự chậm trễ một chút ít thời gian của cá nhân sẽ có thể gây ra những hệ lụy vô cùng to lớn cho cả cộng đồng, cả đất nước. Khái niệm ngày và đêm, ngày nghỉ cuối tuần hay lễ Tết không còn tồn tại trong những ngày tháng ấy. Quà Tết của họ là những báo cáo dài dằng dặc danh sách người nhập cảnh, người cần cách li, khai báo y tế. Bữa cơm của họ là những ổ bánh mì, những gói xôi mua vội dọc đường. Giấc ngủ của họ là những phút chợp mắt vội vàng, những cái gục đầu trên bàn máy tính vì quá mệt. Đổi lại, niềm vui và động lực cho những “người lính trên chiến trường không tiếng súng” ấy là cuộc sống nhân dân vẫn được bình yên, Đà Lạt thân yêu của chúng ta vẫn đang được bảo vệ một cách an toàn trước sự hoành hành ghê gớm của đại dịch.
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những vất vả trong muôn vàn nỗi vất vả mà các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội…tuyến đầu chống dịch của đất nước đang phải trải qua. Đó chỉ là một mảnh ghép trong muôn vàn các mảnh ghép của một bức tranh về cuộc chiến chống dịch Covid -19 mà nhân dân Việt Nam cùng thế giới đang căng mình chiến đấu. Hôm nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Đà Lạt đang đón những cơn mưa đầu mùa. Và sau cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô cùng thiết thực. Hãy đoàn kết, chung tay cùng lan tỏa những thông điệp, thực hiện những khuyến cáo và biện pháp mà Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch và Bộ Y tế đề ra thì chắc chắn, như lời của phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói: “Nhất định chúng ta sẽ chiến thắng, như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

20 tháng 5 2021

bạn ơi là đoạn văn nhé

 

6 tháng 5 2019

Trong cuộc sống, con người ta luôn cần ý chí để vượt qua mọi gian nan, cách trở, nhưng trước khi có được ý chí ấy, thì không thể không cần đến lòng dũng cảm đối diện với chúng. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Ta không thể tránh khỏi có những lúc gặp phải thất bại khiến ta gần như tuyệt vọng, thế nhưng nếu cứ để cho nỗi tuyệt vọng ăn mòn đi chính khả năng của bạn thì vĩnh viễn bạn sẽ chẳng thể nào thành công, điều cần thiết nhất khi ấy là cần biết đứng dậy, nhìn nhận ra lỗi sai của bản thân, can đảm mà bước tiếp bằng những kinh nghiệm đã rút ra được, rồi một lần, hai lần, ban lần, nhiều lần như vậy, bạn chắc chắn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. Đó chính là lòng dũng cảm dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. “Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi giấc mơ. Hãy dám vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” (Les Brown). Nếu không có lòng dũng cảm, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau, đó là lý do vì sao có rất nhiều những tấm gương sáng về lòng dũng cảm đã dám đương đầu để đạt được những điều tốt đẹp. Thế hệ ông cha ta ngày trước là biểu tượng sáng ngời cho lòng dũng cảm, kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, không ngại đổ máu, hy sinh. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành một phần nhờ có lòng dũng cảm đã sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, Trên thế giới, Thomas Edison có lẽ sẽ chẳng thể phát minh ra điện, một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại nếu không có sự dũng cảm đối mặt với bao khó khăn, thất bại trong quá trình nghiên cứu. Vậy nên, có thể thấy, dũng cảm sẽ đem lại cho ta bản lĩnh để làm nên những kỳ tích, những điều kỳ diệu, tốt đẹp trong cuộc sống, nó giúp ta nhìn nhận được bản thân mình và tôi luyện ý chí để vượt qua khó khăn, thử thách. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người, trước hết hãy học cách dũng cảm với bản thân mình, đừng bao giờ sợ hãi hay tự ti về bất kỳ một khiếm khuyết nào mà tự tìm ra điểm yếu để sửa chữa và hoàn thiện, có như thế, con người ta mới có một bản lĩnh kiên cường, vững vàng. Có lòng dũng cảm, đó sẽ là ngọn đèn soi sáng mọi con đường tối tăm trong cuộc sống của mỗi người.

6 tháng 5 2019

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

2 tháng 6 2018

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.


2 tháng 6 2018

Chúng ta, có lẽ ai cũng biết, Việt Nam ta từ xưa đến nay có rất nhiều người tài giỏi, lập nhiều công lớn với đất nước, và họ phần lớn đều là những người có tài có đức và đức tính cao đẹp nhất ở họ mà ta thường thấy đó là tính khiêm nhường.

Vậy khiêm nhường là gì ? Khiêm nhường là từ gần đồng nghĩa với khiêm tốn, đó là từ dùng để chỉ tính cách một người nào đó, người đó không bao giờ tự nâng cao bản thân, không nói những lời ba hoa, bốc phét và luôn biết nhún nhường.

Chúng ta có thể nhìn thấy đức tính ấy trong một vài người giao tiếp với ta hằng ngày. Hay những cuộc phỏng vấn các " sao ", những doanh nhân thành đạt trên tivi, báo đài. Những người đó đa phần đều tỏ ra rất khiêm nhường khi được phỏng vấn. Họ cho rằng bản thân vẫn còn kém cỏi và chỉ mong góp một phần nào đó tài năng của mình vào một lĩnh vực nào đó để góp phần phát triển đất nước. Chính sự khiêm nhường mà họ thể hiện sẽ làm cho người khác cảm thấy có thiện cảm hoặc ngưỡng mộ họ. Nói gần hơn nữa là trong lớp học của ta, cũng có nhiều bạn học giỏi, nhưng không bao giờ các bạn ấy cao ngạo, hay xem thường người khác. Chẳng hạn khi cô cho một bài toán khó và các bạn ấy biết cách giải, nhưng với những người khiêm nhường họ sẽ không rêu rao với lớp rằng :" bài này dễ ợt ", " mình biết làm nè !"... hay những câu đại loại như vậy, mà họ sẽ im lặng để những người khác cùng suy nghĩ. Bên cạnh những con người có đức tính cao đẹp ấy lại là những người không biết khiêm nhường, mà học sinh gọi chung là " nổ " hay " làm màu", đó chỉ là những từ gọi cho vui nhưng thật ra là chỉ trích những kẻ luôn tự nâng cao bản thân, hay tự tin thái quá về bản thân, hoặc tỏ ra ta đây là người giỏi mà lúc nào cũng xem thường người khác.

Những con người khiêm nhường luôn được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ, và kính trọng, nể nang. Và một điều chắc chắn rằng họ luôn chiếm được cảm tình của người khác trong giao tiếp, ứng xử. Còn với những người không biết khiêm nhường chẳng những không được mọi người ngưỡng mộ ,nể nang mà thậm chí còn bị mọi người khinh khi nữa.

Khiêm nhường là một đức tính cao đẹp, cần phải có trong mỗi người. Nó làm cho ta trở nên đẹp hơn, đáng ngưỡng mộ hơn trong mắt mọi người. Vậy chúng ta hãy cùng luyện tập đức tính này nhé.

NK
21 tháng 12 2020

Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có sự hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để người khác được hạnh phúc hơn, để cuộc sống xung quanh tươi đẹp hơn. Ta có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì dân tộc, vì quê hương đất nước đã lần lượt lên đường ra chiến trường, cho dù có thể bỏ mạng cũng không hề chùn bước. Các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh đứa con của mình, không sợ nguy hiểm bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, tất cả cũng vì hòa bình của dân tộc. Hay có thể thấy, trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc, để lo cho con, mong con no đủ. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều người còn lối sống ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình,... đó vẫn còn là mảng tối trong xã hội hiện nay. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, giúp cho người với người lại gần nhau hơn, lòng yêu thương được lan tỏa, vì vậy chúng ta cần phải biết trân trọng và phải biết hi sinh vì người khác, tránh lối sống vô tâm, ích kỷ. Chúng ta cần rèn luyện đức hi sinh ngay khi còn là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người".

24 tháng 12 2020

Hi sinh là cho đi và nhận lại! Hi sinh được hiểu theo nhiều nghĩa như hi sinh một phần nho nhỏ cho đất nước xã hội thêm giàu mạnh. Hay những lần giúp nhưng người có hoàn cảnh khó khăn cũng là hi sinh dù nó chưa lớn. Nhưng hi sinh trong 'Bếp lửa' là cái hi sinh của một người bà, một người mẹ dành cho con cháu mà không phải ai cũng có thể làm được. Người bà ở đây sẵn sàng hi sinh mọi thứ 'bà dạy cháu làm bà chăm cháu học' dù bà học không cao nhưng được tác giả Bằng Việt thể hiện vào  trong bài thơ 'bà chăm cháu học'. Có thể hiểu được rằng đây là sự hi sinh vô giá nó không phải là hi sinh thông thường mà nó là sự hi sinh đầy vật chất. Mỗi người bà, người mẹ đều luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất đến cho con cháu của mình. Người mà họ đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, rồi chỉ mong nó nhớ đến mình như người đã sinh ra nó, nuôi lớn và dạy dỗ. Những người bà, người mẹ hi sinh tất cả cho con cái, họ có quyền được kì vọng vào nó!

22 tháng 5 2018

Qua đoạn thơ trên, em cảm thấy được sống trong tình yêu thương đúng là một niềm hạnh phúc lớn. Có rất nhiều người trên thế gian có hoàn cảnh khó khăn như: Mất ba, mất mẹ,nhà nghèo,tuy có cả cha lẫn mẹ nhưng một trong hai người lại bị bệnh nặng. Còn người kia thì phải vất vả làm một mình nuôi gia đình. Họ rất cần một sự yêu thương như để an ủi bớt phần nào trong họ.Trái lại, trên thế gian này cũng có những người may mắn được nhân rất nhiều sự yêu thương.Họ được nhận sự yêu thương từ ba mẹ họ, thầy cô họ, bạn bè họ,...v..v...Nói tóm lại, được sống trong sự yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn nhưng đừng vì thế mà đâm ra hư hỏng.

22 tháng 5 2018

Gợi ý:
- Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề "được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn"
- tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng nói lên bản chất sống của con ng.
- Sống trong tình yêu thương mỗi ng sẽ hiểu thấu nét đẹp thẩm thấu của gđ, ng thân, đồng loại và của chính mình; đc sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi ng, sống đẹp hơn, có tình yêu, sức mạnh, khát khao vươn tới
- Sống thiếu tình thương con ng sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng
- Thật bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta ko đc sống trong tình yêu thương.

22 tháng 5 2018

Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trao dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi( vô ý ). Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trợ thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.