K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2021

Câu ghép là những câu có hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên.

Ví dụ trong đoạn văn trên: Khi chồng đi lính, mẹ chồng (C)/ ở nhà ốm nặng (V), nàng (C)/ cũng chăm sóc vô cùng chu đáo (V).

3 tháng 8 2021

mn giúp e với ạ

 

23 tháng 10 2021

Trong chuyện người con gái Nam Xuowg của Nguyễn Dữ, cái bóng có 1 ý nghãi vô cùng quan trọng, là thắt nút và mở nút câu chuyện. Vớ bé Đản, nó là 1 người cha đẻ Đản vơi đi nỗi nhớ, thiếu vắng cha, bằng việc Vũ Nương dùng bóng của mình in tren vách bảo vưới bé Đản rằng đó là cha nó ( Trương Sinh). Qua đây thấy việc làm của Vũ Nương là vô cùng tốt, ko hề ai trái. Ấy thé nhưng cái bóng oan gia ấy lại là 1 trong những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải chết 1 cách đầy đau khổ. Đối với Trương Sinh, cái bóng là 1 lý do khiến anh ta nghi oan cho vợ, trách móc chửi rủa, mắng nhiếc vợ. Sau này, khi Vũ Nương đã mất, trong 1 đêm phòng ko tĩnh lặng, dứi ánh đèn khuya, bóng của Trương Sinh hiện lên trên vách, bé Đản tháy thế liền chỉ tay và nói đó là cha nó. Bấy giờ Sinh mới hiểu ra mọi việc, biết vợ mình bị oan. Qua tháy, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng cái bóng vừa làm nút thắt, vừa làm nút mở câu chuyện

15 tháng 8 2023

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy,  trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Lúc này, nàng đương có mang sinh ra bé Đản vì sợ con nhớ cha nên mới lấy cái bóng mình lúc tối bảo rằng đó là cha con đấy. Khi Trương Sinh về, tin lời bé Đản bảo rằng có người cha khác hay lại nhà vào mỗi tội mà nghi ngờ chính người vợ chung chăn gối của mình. Chàng không kể với Nương, nổi giận đa nghi che mờ mắt đuổi nàng đi, mắng nhiếc. Khi này, nàng phải bất đắc dĩ mà nói "Thiếp ...Vọng Phu kia nữa" rồi nàng tắm gội sạch sẽ mà ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than trách mình là kẻ bạc mệnh hẩm hiu .... phỉ nhổ. Rồi gieo mình xuống sông. Nàng gieo mình đi để giải thoát cho một số phận khốc liệt của nàng, khi mà một người phụ nữ bị trói buộc bởi "phong kiến" nàng phải lấy cái chết của chính mình đã minh oan cho bản thân. Từ đây, ta thấy rằng Vũ Nương là người phụ nữ trọng danh dự, tình nghĩa vô cùng!. 

✿Tuệ Lâm 

3 tháng 8 2023

Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Vũ Nương thông qua tác phẩm, tác giả.

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực (câu ghép). Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Trong ấy, nhân vật Vũ Nương là người con gái đức hạnh nhưng lại có số phận bất hạnh.

Thân đoạn:

- Khái quát chung về đặc điểm của nhân vật này:

+ Là người vợ chung thủy, người con dâu hiếu thảo.

- Đi sâu vào phân tích, bàn luận vẻ đẹp trong vai trò người vợ của Vũ Nương:

+ Nàng là người vợ rất mực thủy chung với chồng, có thú vui gia thất nhưng vì chồng mà một mực giữ gìn trinh tiết.

+ Khi chồng ra trận thì một tuần sau, nàng sinh con và cố gắng làm tròn vai trò người mẹ: chăm sóc nuôi con từng li từng tý.

+ Nàng vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ vừa làm tròn bổn phận của một người con, nàng luôn chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chồng.

+ Nàng sợ bé Đản cô đơn khi thiếu vắng đi hình ảnh người cha, nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha của cậu bé. Giúp cho cậu nguôi ngoai phần nào về cha mình.

+ Có thể nói, nàng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của người vợ, nàng chăm chỉ tảo tần, nàng đoan trang giữ gìn, nàng thương con thương chồng.

- Nhận xét:

+ Có thể nói là nàng đã cố gắng dành trọn "tình" và "nghĩa" cho chồng con của mình, cha mẹ.

+ Có lẽ vẻ đẹp của Vũ Nương cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.

+ Ta có thể kết luận rằng nàng chính là người phụ nữ lý tưởng cho xã hội bấy giờ, có đủ: Công, dung, ngôn và hạnh.

+ Số phận: Chỉ đáng tiếc rằng cái vẻ đẹp ấy của nàng lại bị chồng xem thường, không tin tưởng mình mà cuối cùng nàng có cái kết rất bi kịch là: lấy cái chết của bản thân để chứng minh sự trong sạch của mình.

-> Bi kịch từ đầu đã là do chồng Nương đa nghi lại thêm tính không tin tưởng vợ mình mà chỉ tin trẻ con dẫn đến cái chết của nàng.

-> Cuộc đời nàng sống công dung ngôn hạnh, khắc khổ nhưng chưa bao giờ được yêu thương thực sự.

-> Nàng - cũng như bao người phụ nữ khác thời phong kiến bị ràng buộc bởi định kiến làm vợ nên không dám sống tiếp.

Kết đoạn:

- Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ và cảm nhận của mình dành cho nhân vật này.