K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2021

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Ngày đầu tiên đi học. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
12 tháng 9 2021

Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới..Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới

12 tháng 9 2021

Bạn viết sai đề rồi

22 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Trong văn bản" Lão Hạc" của Nam Cao, lão Hạc là hình ảnh điển hình cho những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 có cuộc sống nghèo khổ nhưng phẩm chất vô cùng cao đẹp. Lão là 1 người giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu và có lòng tự trọng cao. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương để rồi khóc thút thít như một đứa con nít .Vì là người có lòng tự trọng nên sau khi chết lão ko muốn lảm phiền tới hàng xóm,Lão đi lừ đừ đến nhờ ông giáo lấy số tiền đó để làm ma chay. Mọi người trong làng ko ai hiểu nguyên nhân tại sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Qua văn bản "Lão Hạc", tác giả đã cho ta thấy phẩm giá tốt đẹp và nhân cách trong sạch của lão Hạc nói riêng cũng như những người nông dân nói chung.

22 tháng 10 2021

thank

20 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

Trường từ vựng: Tính cách con người

20 tháng 9 2021

Em cảm ơn chị nhiều ạvui

12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Tôi được mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Tuy con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Câu bị động + QHT: In đậm nghiêng

16 tháng 10 2021

bài (tôi đi học)

mong mn giúp mik nhé

 

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song(Từ láy) cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

25 tháng 9 2021

Cho e  xin câu bị động với ạ