K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

Mượn hình ảnh cá thể "một con ngựa" cùng hình ảnh cả một tập thể " cả tàu", câu tục ngữ " một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" nói lên truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là tình thương người, yêu thương giúp đỡ người khác. Chúng ta sống ở đời con người cần sống nhân hậu chân thành, có trái tim thương người biết giúp đỡ kẻ hoạn nạn, " áo lành đùm áo rách", yêu thương chính đồng loại của mình. Dù có là ai đi chăng nữa thì chúng ta vẫn là con người, là những người có tim, có phổi, cũng biết xót xa thương cảm với nhau không thể " sống chết mặc bay" thân ai lấy lo được. Bài học về tình người được ông cha ta gửi gắm vào những tục ngữ mong muốn gắn kết con người, không nên sống quá ích kỉ, và thiếu tình thương được.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 2 2020

Câu rút gọn là câu nào vậy bạn?

14 tháng 8 2018

Câu tục ngữ trên là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thê hệ. Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đáu buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị bệnh. Từ đó ta liên tường đến con người: Chúng ta sống chung với nhau phái biết đến tính đồng loại, đồng bào, phái biết yêu thương, giúp đỡ nhau bắng lòng nhân ái.

Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta về vấn đề này mọi người đêù hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đổng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau, lo lắng cho nhau nhất là khi những nguời chung quanh ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có tử ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt qua được mọi khó khăn có lúc tưởng chừng như không vượt nỗi. Đã bao lấn dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. Chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết một lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiên thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước ta bị thiên tai lũ lụt. Với tính đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo để cùng giúp những người hoạn nạn. Trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ. Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thuong nhau qua biêu hiện khi "một con bị đau" cả "tàu phải bỏ cỏ" huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao không đau lòng trước nỗi đau chung của nhân loại. Cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các hội Từ thiện ra đời và đã nuôi rộng tầm hoạt động có khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tình nhân loại, tình người cao cả. Những nguôi làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thưong đến những người gặp bất hạnh : Những trẻ mổ côi, ngưòi bị khuyết tật... Tất cả những biếu hiện, việc làm ấy đã làm sáng rõ câu tục ngữ : "Một con ngụa đau cà tầu bò cỏ".

Vậy mà trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại cỏ những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỉ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không cố lòng nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác mà chỉ lo sống phè phởn sung sướng cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tình người ! Càng suy nghĩ ta càng thâm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ nỗi đau cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi giúp đỡ cho người khác tức là ta đã "cho" mà cũng có "nhận". Bởi lẽ mồi khi giúp được ai điều gì ta cảm thấy vui trong lòng, như vậy chẳng phải là ta đã "nhận" được điều hạnh phúc đó sao ? Nói như vậy không phái ta giúp người một cách bừa bãi, không suy nghĩ đâu. Giúp người, thương người để họ vượt qua được khó khăn và có cuộc sống ổn định là điều đáng quí. Còn nêu giúp đỡ để họ nuôi những thói hư tật xâu như lười biếng lao động, ý lại kẻ khác thì dó là điều không nên. Sự yêu thưong, lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng trường hơp thì việc làm ấy mới thành nghĩa cử có tác dụng tốt, góp phân xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn.

Tục ngữ, ca dao luôn là những lời giáo huấn đáng trân trọng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mãi mãi là lời dạy bao thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay, mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thi lời khuyên của cấu tục ngữ "phải sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau" lại càng có giá trị vô ngần.

14 tháng 8 2018

Câu tục ngữ trên là bài học quý báu luôn sống mãi trong lòng bao thê hệ. Bằng cách ví von bóng bẩy, câu tục ngữ đưa lên hình ảnh một đàn ngựa đang đáu buồn không ăn cỏ vì có một con trong đàn bị bệnh. Từ đó ta liên tường đến con người: Chúng ta sống chung với nhau phái biết đến tính đồng loại, đồng bào, phái biết yêu thương, giúp đỡ nhau bắng lòng nhân ái.

Lời khuyên là một bài học luôn nhắc nhở chúng ta về vấn đề này mọi người đêù hiểu rằng không ai có thể sống lẻ loi một mình trên thế gian này được mà phải hòa nhập vào cộng đồng loài người. Vì thế, ta phải có bổn phận xây dựng cộng đổng ấy ngày được tốt đẹp hơn. Muốn được như vậy ta phải biết quan tâm chăm sóc nhau, lo lắng cho nhau nhất là khi những nguời chung quanh ta gặp khó khăn hoạn nạn. Đây là cách sống và là đạo lý đã có tử ngàn xưa của nhân dân ta, là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới vượt qua được mọi khó khăn có lúc tưởng chừng như không vượt nỗi. Đã bao lấn dân ta phải đối đầu với bọn ngoại xâm, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác sang xâm chiếm. Chính lúc ấy tinh thần đoàn kết yêu thương nhau, quyết một lòng chống kẻ thù chung đã giúp ông cha ta chiên thắng. Liên tiếp nhiều năm liền đất nước ta bị thiên tai lũ lụt. Với tính đồng loại, đồng bào nhân dân cả nước đã nhường cơm sẻ áo để cùng giúp những người hoạn nạn. Trước tình cảnh khó khăn của mọi người đâu ai có thể làm ngơ. Là loài vật mà đàn ngựa kia còn biết yêu thuong nhau qua biêu hiện khi "một con bị đau" cả "tàu phải bỏ cỏ" huống chi ta là con người có trái tim, khối óc làm sao không đau lòng trước nỗi đau chung của nhân loại. Cũng chính từ những suy nghĩ đó mà các hội Từ thiện ra đời và đã nuôi rộng tầm hoạt động có khắp mọi nơi trên phạm vi toàn thế giới. Nó trở thành tình nhân loại, tình người cao cả. Những nguôi làm công tác từ thiện đó đã mở rộng vòng tay đem tình yêu thưong đến những người gặp bất hạnh : Những trẻ mổ côi, ngưòi bị khuyết tật... Tất cả những biếu hiện, việc làm ấy đã làm sáng rõ câu tục ngữ : "Một con ngụa đau cà tầu bò cỏ".

Vậy mà trong thực tế cuộc sống, không phải ai cũng hiểu và làm được như vậy. Bên cạnh những tấm lòng đẹp đẽ cao cả ấy lại cỏ những bộ mặt xấu xa của lòng ích kỉ, của sự hẹp hòi. Họ là những kẻ không cố lòng nhân đạo, không có lương tâm nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác mà chỉ lo sống phè phởn sung sướng cho bản thân mình. Thật đau lòng biết bao cho những con người mà lại mất tình người ! Càng suy nghĩ ta càng thâm thía lời dạy của người xưa. Sự cảm thông chia sẻ nỗi đau cho nhau là nhịp cầu nối để cho mọi người đến với nhau tốt đẹp hơn. Ta cũng nên hiểu rằng khi giúp đỡ cho người khác tức là ta đã "cho" mà cũng có "nhận". Bởi lẽ mồi khi giúp được ai điều gì ta cảm thấy vui trong lòng, như vậy chẳng phải là ta đã "nhận" được điều hạnh phúc đó sao ? Nói như vậy không phái ta giúp người một cách bừa bãi, không suy nghĩ đâu. Giúp người, thương người để họ vượt qua được khó khăn và có cuộc sống ổn định là điều đáng quí. Còn nêu giúp đỡ để họ nuôi những thói hư tật xâu như lười biếng lao động, ý lại kẻ khác thì dó là điều không nên. Sự yêu thưong, lòng thông cảm phải đặt đúng chỗ, đúng trường hơp thì việc làm ấy mới thành nghĩa cử có tác dụng tốt, góp phân xây dựng đất nước, xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn.

Tục ngữ, ca dao luôn là những lời giáo huấn đáng trân trọng. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mãi mãi là lời dạy bao thiết thực đối với chúng ta. Nhất là trong xu hướng của thời đại hiện nay, mọi người trên hành tinh này đều muốn được sống hòa bình, hạnh phúc thi lời khuyên của cấu tục ngữ "phải sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau" lại càng có giá trị vô ngần.

19 tháng 3 2018

Câu này nói về lòng yêu thương:

(Mình sẽ chia ra làm 2 nghĩa *nghĩa bóng* và *nghĩa đen*)

- Nghĩa đen: Khi một con ngựa bệnh, hay bị té thì những chú ngựa khác sẽ thương chú ngựa bị bệnh và chia sẻ những thức ăn nước uống của các chú ngựa khác không bị bệnh.

- Nghĩa bóng: Khi một cá nhân tập thể gặp nạn, (ví dụ bị đau bệnh như chú ngựa) ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Họ sẽ lo lắng, quan tâm và động viên chia sẻ những gì họ có được để mong cá nhân đó vượt qua cái bệnh đó.

(Ý kiến riêng của mình)

22 tháng 4 2018

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

4 tháng 5 2018

MB: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý. (Giới thiệu trong đó có dẫn ra câu " Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ)
TB: Giải thích vấn đề tư tưởng, đạo lý. ( Tức là giải thích câu tục ngữ đó có nghĩa là gì, cả nghĩa đen và bóng)
Nêu suy nghĩ của mình về tư tưởng, đạo lý.
Liên hệ tư tưởng, đạo lý trong cuộc sống. ( Tìm những dẫn chứng, biểu hiện trong cuộc sống. Nhớ liên hệ bản thân)
Bài học, nhận thức, hành động
KB: Đánh giá chung về tư tưởng đạo đức.

4 tháng 5 2018

mb:-từ xa xưa nhan dân ta đã khẳng định :dân tộc việt nam là anh e ruột thịt cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ âu cơ ,cùng la con rồng cháu tiên , cùng là dòng máu lạc hồng và có một tinh thần đoàn kết rất cao quý

-dẫn câu tục ngữ :''1 con .."

câu tục ngữ là 1 bài hk quý giá luôn sống trong lòng bao nhiêu thế hệ , tầng lớp nhân dân vn

tb:-câu mang 2 lớp nghĩa ;-nghĩa đen :thường 1 chuồng trại nuôi rất nhiều ngựa , chúng cùng ăn chung cỏ vs nhau .nếu trong số các con ngựa ấy có 1 con bị bệnh bỏ ăn thì những con khác cx buồn lây , ko thiết đến việc nhai cỏ nữa .

-nghĩa bóng :câu tục ngữ mượn hình ảnh của đàn ngựa để nói đến con người :là người có tình cảm . tâm hồn , đã từng sống chung vs nhau trên 1 mảnh đất phải nghĩ đến tình đồng bào , đồng loại mà yêu thương giúp đỡ lẫn nhau .

-vậy tại sao mà ta phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

-nếu đàn ngựa kia đã sống chung dưới 1 lán trại , cùn chịu 1 sự giáo huấn , nền nếp của chủ ..và cũng đã từng chia ngọt sẻ bùi vs nhau , nên chg đã quyến luyến mến nhau . chg ta là con người có trái tim đầu óc biết phân biệt những điều xấu cái hay cái phải lẽ nào ta ko có tình cảm vs những người cùng thôn cùng xóm cùng quê hương đất nước .

-nhờ tình cảm ấy mà ta ko thấy lẻ loi trong xã hội ,mỗi khi tắt lửa tối đèn mọi người cùng chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau.đó là ''tình làng nghĩa xóm ''-1 thứ tình cảm ko thể thiếu đc trong xã hội

-cx chính nhờ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã vượt qua biết bao gian khổ trong chiến tranh , trong lúc thiên tai lũ lụt để cùng nhau xây dựng đất nc như hôm nay

kb:-câu tục ngữ là bài hk giáo dục về đạo lí làm người

-qua đó ta cx phê phán nhữa người ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân mk mà ko quân tâm yêu thương giúp đỡ người khác

-mọi người cần phải yêu thương giúp đỡ , đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn

19 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Có chí thì nên - đó là điều mà ông cha ta vẫn thường hay răn dạy con cháu. Chí chính là ý chí, nghị lực, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, cản trở. Chỉ cần vững chí, kiên trì, thì chắc chắn sẽ thành công. Tựa như chúng ta đang leo một ngọn núi cao, dốc, khúc khủy, trơn trượt. Chỉ cần có đủ sự kiên định, có nghị lực, có quyết tâm, ta sẽ leo lên đến cùng. Còn những người thiếu đi nghị lực, ý chí thì sẽ bị khó khăn khuất phục, lùi trở về điểm xuất phát mà không đạt được gì. Giá trị to lớn nhất của ý chí, nghị lực chính là thôi thúc, dẫn lối ta cố gắng không ngừng để tiến về vạch đích. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực và vận dụng nó đúng lúc. Một số người quyết tâm một cách mù quáng, vốn là chuyện không thể, nhưng không chịu nghe khuyên can, liều mình làm tất cả để chuốc lấy đau khổ. Bản thân em là một người học sinh, em đặt ra mục tiêu cho mình là trở thành học sinh giỏi toàn diện. Vì thế, em vẫn luôn kiên trì, cố gắng đến cùng, dù có khó khăn, vất vả đến thế nào. Tất cả là nhờ lời dạy ngắn gọn nhưng thấm thía của cha ông ta “Có chí thì nên”.

TK#

Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: "Có chí thì nên" đúng trong mọi hoàn cảnh.

 

"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có 4 từ mà nêu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công.

 

Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp. Không được nhầm lẫn "chí" với "trí", "trí" là trí tuệ, lí trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người. "Có chí" thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời.

 

Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh,… đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày…phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí "cá vượt Vũ Môn". Kéo pháo vào đánh Pháp ở Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi". "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Có công mài sắt có ngày
nên kim".

 

Tất cả đều nói lên tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học tập câu tục ngữ "Có chí thì nên" ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:

 

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".

 
13 tháng 1 2022

Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng                                                                   2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát

Tui học lớp 6 sao mà biết dc

5 tháng 4 2019

Mở bài: - Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống là phải biết yêu thương, đoàn kết với nhau

- Truyền thống đó được thể hiện qua câu tục ngữ 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Thân bài: - Ngựa là một loài động vật ăn cỏ

- Tàu chỉ cái máng ăn cho ngựa

- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ có ý nghĩa là một con ngựa trong đàn bị mắc bệnh, không ăn uống được. Cả đàn ngựa vì lo lắng nên cũng bỏ ăn

- Câu tục ngữ hàm chứa những ý nghĩa rất sâu sắc: Trong gia đình chỉ có một người gặp chuyện thì cả gia đình đều lo lắng. Thể hiện tình yêu thương, gắn bó với nhau

Kết bài: Làm người phải biết yêu thương lẫn nhau. Ngay cả những con ngựa còn có tình nghĩa, cớ sao con người lại phải không?

k cho mik nha

HỌC TỐT

13 tháng 3 2022

REFER

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

 

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

13 tháng 3 2022

tk

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

13 tháng 3 2021

Người Việt từ xa xưa rất coi trọng hàm răng và mái tóc. Đó là cái nhìn đầu tiên để đánh giá một người đẹp. Câu thành ngữ trên đã nói lên điều đó.

Thuở xưa, khi còn bé, con gái để tóc trái đào, nhưng đến tuổi trưởng thành thì không bao giờ cắt tóc nữa mà cứ để cho dài mãi. Có được một mái tóc dài và bóng mượt là niềm kiêu hãnh của người con gái. Xưa kia muốn giữ được một mái tóc đẹp thì phải năng gội bằng nước bồ kết cho sạch, gội xong phải xả lại bằng chanh cho mềm tóc. Muốn tóc thơm thì cho lá hương nhu hay lá sả, hạt mùi, đun cùng nước gội đầu. Đứng cạnh người đàn bà mới gội, ta ngửi thấy mùi hương thoảng thoảng của đồng nội, của cỏ cây lá ngàn, và có biết bao chàng trai chỉ vì những mùi hương ấy mà phải một thời say đắm không dứt ra được. Ở miền Nam trồng nhiều dừa, người ta còn bôi nhẹ một lượt dầu dừa lên mái tóc để lấy mùi thơm và làm bóng tóc. Ngày nay, những mùi hương đó có chăng chỉ còn lại trong hoài niệm của những người lớn tuổi.

Đến nay ta chỉ có những tấm ảnh chụp phụ nữ Việt Nam cuối thế kỷ 19, còn trước đó thì chỉ có những mô tả mơ hồ của các nhà du hành. Đầu thế kỷ 17, linh mục người Ý Chistophorro Borri (1583-1632) đã đến Bình Định, lúc đó thuộc lãnh thổ Đàng Trong dưới sự cai trị của các chúa Nguyễn. Viết về cách để tóc của phụ nữ Việt ông nói: “Họ để tóc xõa và bồng bềnh trên hai vai, tóc dài đến mức chấm đất, và tóc càng dài, người ta càng cho là đẹp. Trên đầu họ đội một thứ mũ rộng vành, rộng đến mức che lấp cả mặt, khiến cho mắt nhìn chỉ thấy được có ba bốn bước phía trước, và cái mũ đó được tết bằng lụa hay vàng tùy theo thứ bậc của người đội. Sau đấy, các phu nhân để chào hỏi một cách lễ độ, phải ngả mũ ra để người ta có thể nhìn thấy trước mặt.” Đoạn văn trên chỉ cho ta những thông tin mơ hồ về cách để tóc của người Việt ở miền Trung. Riêng cái mũ rộng vành thì có lẽ tác giả lầm cái nón chóp nhọn mà phụ nữ phía nam quen đội.

Hơn ba thế kỷ sau, bác sĩ quân y Charles-Édouard Hocquard theo quân viễn chinh Pháp đến Bắc Kỳ từ tháng 2-1884 đã ghi lại những trang về người phụ nữ mà ông đã gặp trong những ngày đầu đến Hà Nội: “Điều khiến tôi ngạc nhiên khi đến xứ sở kỳ lạ này, là khó khăn trong thời gian đầu để phân biệt đàn ông và đàn bà từ cái nhìn đầu tiên. Cả hai đều để tóc như nhau. Quần áo cũng gần như nhau. Đàn bà cũng quấn khăn như đàn ông […]” Tuy quan sát nhầm lẫn như vậy, nhưng Hocquard đã để lại cho chúng ta nhiều ảnh để có thể thấy cách để tóc của những đàn bà miền Bắc hồi đó.

Người phụ nữ đấtBắc thường buộc tóc về phía bên thành cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp mà dài rồi quấn quanh đầu từ phía trước ra phía sau. Đầu mối còn thừa thì giắt vào dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm tóc nhỏ gọi là đuôi gà. Vì vậy mà câu “một thương tóc bỏ đuôi gà…” không phải xa lạ với các chàng trai xứ Bắc. Khi đi ra ngoài, để giữ cho tóc khỏi sổ người ta thường trùm một cái khăn vuông, vừa là để che nắng vừa chống rét. Người bình dân thường trùm khăn đen, phía trước trán gập nhọn giống như mỏ con chim nên được gọi là “khăn mỏ quạ”.

Trong khi đó ở miền Nam có lẽ do ảnh hưởng của người Hoa nhập cư ồ ạt từ các thế kỷ 17-18, nên phụ nữ lại bới tóc cao sau gáy rồi cài một cái trâm giữ cho tóc khỏi sổ. Khi ra ngoài thì quấn quanh đầu một cái khăn rộng dệt ô đen trắng giống như khăn của phụ nữ Khmer hay Mã Lai. Người ta gọi đó là chiếc khăn rằn với nhiều công dụng như che nắng, lau mặt hay quàng lên người... Vào buổi đầu, đàn bà Việt ở thành thị còn thua kém các thím Khách, cho nên cách bới tóc của người Hoa được coi là mẫu mực, đã được cụ Vương Hồng Sển mô tả như sau: “Các ỷ, các ý trong Chợ Lớn thì đầu bới tóc thả bánh lái “ba vòng một ngọn”, ăn trầu tích toát, để móng tay dài và mỗi lần xỉa thuốc thường vảnh ngón tay cho người ngoài thấy mình có cà rá hột xoàn bự, hay bộ nhẫn vàng quấn kiểu “cửu khúc liên hoàn”. Trên vai mấy ỷ thường giắt một cái khăn vằn Nam Vang dùng để lau trầu, khác với mấy cô vợ Tây thì quấn chuỗi hột vàng gần gãy cổ, tay đeo kiềng vàng chạm kiểu “nhứt thi nhứt họa”, thêm mặc áo mớ ba mớ bảy, tóc xức dầu thơm chánh hiệu “Cô Ba”.

Dù để tóc bới, nhưng người phụ nữ Huế không quên quấn một chiếc khăn gợi nhớ lại mái tóc quấn của người xứ Bắc. Nhưng với phụ nữ quí tộc thì khi vào chốn cung đình hay trong các dịp lễ tết, bắt buộc phải quấn khăn vành dây, thân phận càng cao quí thì cái khăn càng phải to và rộng. Chiếc khăn vành tồn tại mãi cho đến ngày nay đối với phụ nữ khắp ba miền trong các nghi thức đặc biệt và nhất là trong đám cưới.

Sang đầu thế kỷ 20, khi cuộc sống đô thị phát triển, người phụ nữ bắt đầu tham gia công việc xã hội, dần dần có mặt ở trường học, bệnh viện và nhiều nơi công cộng khác, khiến họ phải tìm một kiểu tóc hợp lý hơn, thuận tiện trong công việc. Ngoài Bắc kiểu quấn tóc bằng khăn vải, dù là khăn nhung sang trọng hơn nhưng vẫn gây điều bất tiện, nên nhiều người đã chuyển sang quấn tóc trần khiến đầu tóc nhẹ nhàng mượt mà hơn. Việc quấn tóc trần khiến cho độn tóc bằng vải trở thành vô dụng, vì vậy những người tóc thưa phải dùng cái độn tết bằng tóc thật. Từ đấy xuất hiện cái nghề thu mua tóc rối để chải thẳng ra kết thành cái độn tóc, không những có các cửa hàng chuyên bán tóc độn, mà còn có những người đi dọc các phố phường mồm rao “ai tóc rối đổi kẹo không?”

Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi tiếp đến đất nước bị chia cắt, miền Bắc Việt Nam bước vào một thời kỳ khắc khổ khiến cho việc để tóc của phụ nữ phải đơn giản hóa đến tận cùng. Tóc dài cặp sau lưng tuy đơn giản nhưng vẫn bị coi là vướng víu, không thích hợp với cuộc sống lao động. Tóc tết bím trở nên phổ biến từ thành thị đến thôn quê, vì nó gọn, đơn giản.

Trong khi ở miền Nam, do sự tiếp xúc thường xuyên với các mẫu tóc và các phương tiện làm tóc dồi dào, nên việc làm tóc của phụ nữ trở nên đa dạng, thì ở miền Bắc, do thiếu phương tiện và không có báo chí thời trang tóc, nên việc làm tóc chỉ có thể dựa vào những hình ảnh ít ỏi của các cô diễn viên điện ảnh các nước Đông Âu. Tuy các hiệu làm tóc cho phụ nữ ở Hà Nội hay Hải Phòng có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng một số người làm tóc đã có nhiều cố gắng, trong chừng mực cho phép, để đưa ra những kiểu đầu tóc đẹp. Trong thời buổi mà quần ống bó còn bị bài bác, quần ống loe cũng bị cắt, thì tóc phụ nữ muốn làm đẹp vẫn còn phải dè dặt, không dám đưa ra những mốt quá mới lạ. Đó cũng là những cố gắng của những người thợ làm tóc thời đó, biết sáng tạo trong khuôn khổ chật hẹp.

Phải đợi đến sau ngày đất nước thống nhất, rồi trải qua thời kỳ đổi mới, thì việc làm tóc của phụ nữ mới được phát triển một cách tự do. Đáng tiếc là trong những thời gian đầu, do không có những tạp chí thời trang tóc để hướng dẫn, nên các kiểu tóc đưa ra thường mang những cái tên quá thô thiển, như “tóc xù mì” (giống như mì ăn liền), “tóc xù tăm”… Đến nay thì đội ngũ những người làm tóc chuyên chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ đã trở nên đông đảo, người phụ nữ có thể lựa chọn bất cứ kiểu tóc nào cho hợp với dáng vẻ và tuổi tác của mình, không còn sợ những điều cấm kỵ của xã hội, họ chỉ theo một tiêu chí duy nhất là Đẹp.

14 tháng 3 2021

ko chép mạng mà bạn , đây là bạn chép rồi còn gì

Bài làm

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

# Chúc bạn học tốt #