K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta

11 tháng 3 2022

Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con . Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con. Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con: Những ngoi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngon gió của con suốt đời. Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn... Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru... Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời... ..."Mẹ đã nâng con dậy"...

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.

Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.

Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.

Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.

Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.

Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.

Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.

Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.

Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.

Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.

7 tháng 3 2022

e nghĩ chỉ cần cop phần cúi thui. sao ngta chép nổi

10 tháng 3 2022
Chúc mẹ chồng tương lai 8/3 vui vẻ ❤Sớm gả con trai cưng của mẹ cho con nhaaa
10 tháng 3 2022

cái j vậy trời

T

rong Chuyện cổ tích về loài người , em cảm thấy rất tâm đắc với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những lời ru tiếng hát đem đến cho con giấc ngủ yên bình, sự hiểu biết đầu tiên về thế giới. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con.Ý nghĩa của việc xuất hiện của mẹ đó là vì đứa trẻ cần tình yêu thương, sự chăm sóc. Với giọng thơ tự nhiên, ngọt ngào, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

TL :

Tham khảo ạ :

Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

_HT_

20 tháng 10 2021
  

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

23 tháng 10 2021

undefinedTham khảo nha!

Bài 3: Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ: - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này đến phố kia Con sẽ gặp ngay được mẹ - Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhện giăng tơ Nào những phố này phố...
Đọc tiếp

Bài 3: Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ: - Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết - Thế thì làm sao con biết Là trời ở những đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! - Con yêu mẹ bằng Hà Nội Để nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này đến phố kia Con sẽ gặp ngay được mẹ - Hà Nội còn là rộng quá Các đường như nhện giăng tơ Nào những phố này phố kia Gặp mẹ làm sao gặp hết! - Con yêu mẹ bằng trường học Suốt ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ - Nhưng tối con về nhà ngủ Thế là con lại xa trường Còn mẹ ở lại một mình Thì mẹ nhớ con lắm đấy Tính mẹ cứ là hay nhớ Lúc nào cũng muốn bên con Nếu có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó - À mẹ ơi có con dế Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế. (Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh

0

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

k mik nha

Đến với “Chuyện cổ tích của loài người” của Xuân Quỳnh, tôi cảm thấy thích nhất là khổ thơ nói về sự ra đời của bố:

“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”

Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đem đến những câu chuyện cổ tích về bài học đạo đức. Hay mẹ dành tình yêu bằng sự chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày. Thì bố là người giúp trẻ em biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn. Nhờ sự dạy dỗ của bố mà trẻ em trở nên trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ biết khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống: đâu là mặt bể, đâu là con đường, núi như thế nào và trái đất ra sao… Nhờ có sự dạy dỗ của bố mà trẻ con có thêm được những kiến thức thật bổ ích. Như vậy, đoạn thơ đã giúp người đọc hiểu hơn về vai trò của bố với một đứa trẻ.