K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2019

Tham khảo:

Vị tha là một đức tính quý giá của con người, ai có được lòng vị tha chắc hẳn sẽ được rất nhiều người yêu quý. Lòng vị tha cho thấy sự rộng lượng, của bản thân mỗi người, biết bỏ qua những sai lầm của người khác, biết tha thứ cho mọi người khi họ thật sự nhận ra sai lầm của mình. Hãy thử nghĩ xem cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu không có lòng vị tha . Chắc chắn nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Bởi vì con người không biết tha thứ cho nhau, trở nên chấp nhặt. Bất kỳ một lỗi nhỏ nào cũng có thể làm cho con người ta bị ghét bỏ, mọi việc sẽ rất khó được giải quyết ổn thoả. Nhưng ngược lại, khi đã có lòng vị tha, con người với con người có thể tha thứ cho nhau những sai lầm dù là nhỏ cho đến lớn. Cuộc sống vì thế mà có ý nghĩa hơn, mỗi người chúng ta lại thêm yêu đời. Chẳng thế mà khi xưa người con gái đẹp Vũ Nương đã sống hạnh phúc bên người chồng tính tình cả ghen, đa nghi. Vũ Nương là người con gái tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, xong nàng lại lấy phải người chồng rất hay ghen tuông, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Sống với 1 người luôn theo dõi mình từng cử chỉ, từng hành động như thể một người giám sát như vậy nhưng Vũ Nương chưa bao giờ kêu than nửa lời. Nàng luôn bỏ qua những việc làm sai trái của chồng đối với mình và ứng xử khôn khéo, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Đó chẳng phải là một tấm gương sáng về lòng vị tha hay sao ? Trong thực tế cũng vậy, nếu như nước Việt nam chúng ta không có lòng vị tha đối với các nước đã từng xâm lược bờ cõi, đất đai như Pháp, Mĩ, ... thì làm sao ta có thể kết giao tình hữu nghị với các nước trên thế giới và làm sao chúng ta có thể phát triển được đất nước như ngày hôm nay. Tóm lại, vị tha là một điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta nên rèn luyện đức tính quý giá này để được mọi người yêu quý và kính trọng . Hơn nữa, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ dễ dàng và có ý nghĩa hơn.

6 tháng 8 2019

Tham Khảo

Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuât phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn.

22 tháng 10 2021

Tham khảo :

Trong xã hội có muôn vàn người với đủ tính cách khác nhau và luôn có những tính cách đối lập với nhau. Một trong số đó là tính ích kỉ và lòng vị tha. Lòng vị tha cao quý đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ nhỏ nhen cần phê phán bấy nhiêu vì nó trái ngược với truyền thống nhân ái có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Vậy thế nào là tính ích kỉ và tính vị tha? Chúng ta cùng tìm hiểu từng vấn đề một. Ích kỉ là chi biết vì lợi ích cho riêng mình. ích kỉ hại nhân là vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác. Tính xấu này là mục tiêu châm biếm của tục ngữ ca dao trào phúng ngày xưa: Của mình thì giữ bo bo, Của người thì thả cho bò nó ăn. Hoặc: Của người bồ tát, của mình lạt buộc… Được lợi ích, khúc khích ngồi cười. Trăm nhát cuốc hất cả vào lòng. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại…

Kẻ có tính ích kỉ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng không bị thiệt thòi. Phương châm sống của hạng người này là giành phần thuận lợi về mình, đùn đẩy khó khăn, nguy hiểm cho người khác. Khi hưởng thụ, họ sẽ có mặt đầu tiên. Khi cảm thấy bất lợi, nhất là lúc gian nan, nguy hiểm thì sẽ chẳng thấy họ đâu. Đúng như trong câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Đó là cách sống mang nặng tính chất cá nhân tiêu cực, không nghĩ đến lợi ích của mọi người xung quanh và của cả cộng đồng. Chúng ta thử suy ngẫm xem nếu ai cũng ích kỉ như vậy thì xã hội sẽ ra sao? Cuộc sống sẽ ra sao?

Tính ích kỉ biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Thấp thì như lười biếng, tham ăn, ăn trộm, ăn cắp…; cao thì như dối trá, gian xảo, hối lộ, tham nhũng, biến của người thành của mình, biến của công thành của tư… Dân gian giễu cợt anh chàng tham ăn đi dự đám cưới, trong mâm có đĩa tôm sáu con, anh ta ăn hết năm con mới sực nhớ ra và mời người khác. Mấy người mỉa mai bảo anh ta ăn nốt cho khỏi “lạc đàn”. Hay như ông bố nọ tham ăn đến nỗi dứt khoát chẳng để cho đứa con nhỏ một con cá nào cả…

Trong học tập, tính ích kỉ thể hiện ở thái độ thiếu quan tâm đối với bạn bè. Chẳng hạn có bạn học giỏi nhưng không nhiệt tình giúp đỡ các bạn yếu kém hoặc không thích tham gia các hoạt động phong trào của lớp vì sợ ảnh hưởng tới thời gian và kết quả học tập của mình. Có bạn gia đình khá giả nhưng không sẵn lòng chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn…

 

Kẻ ích kỉ thường hay dối trá, lừa đảo, tham nhũng… để thu lợi bất chính mà không nghĩ đến thiệt hại ghê gớm do mình gây ra. Những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu, một số quan chức thoái hóa, tiêu cực của PMU18 tham ô tiền bạc của Nhà nước để cá độ bóng đá, ăn chơi sa đọa… đều xuất phát từ thói tư lợi. Thái độ của nhân dân ta đối với quan điểm sống cá nhân ích kỉ là thái độ phê phán và lên án.

Trái ngược với tính ích kỉ là lòng vị tha. Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình. Thấm nhuần tư tưởng nhân ái, tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu: Thương người như thể thương thân; Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; Lá lành đùm lá rách; Nhịn miệng đãi khách đường xa, Cũng là của để chồng ta ăn đường…

Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Mỗi người có một vị trí, vai trò trong xã hội, vì thế mà dù quen biết hay không quen biết, dù thân thuộc hay không thân thuộc, tất cả đều có mối quan hệ gắn bó với nhau. Mỗi cá nhân không thể chỉ biết đến quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ đến quyền lợi của người khác. Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái; ngược lại, con cái làm gì cũng phải nghĩ tới cha mẹ. Nếu không mang lại lợi ích vật chất thì cũng phải mang lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. Đó là cách đáp đền chữ hiếu thiết thực nhất.

Mỗi học sinh phải biết quan tâm đến các bạn trong tổ, trong lớp của mình. Bạn khá giúp đỡ bạn kém, bạn có điều kiện kinh tế đầy đủ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh thiếu thốn, cùng chia vui sẻ buồn, động viên nhau phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập và tu dưỡng. Như thế là có lòng vị tha, biết sống vì người khác.

Truyền thống đoàn kết hình thành tự ngàn xưa của dân tộc ta chính là biểu hiện tốt đẹp nhất của lòng vị tha. Trong cuộc sống hằng ngày, không ai có thể tồn tại được nếu cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Sống trên đất nước này, dù kẻ trên rừng, người dưới biển, dù dân tộc Kinh hay Mường, Thái, Ba-na hay Xê-đăng… thì chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng đều là con của mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc một trăm trứng (đồng bào). Vì thế nên tổ tiên chúng ta đã nhắc nhở con cháu hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, hoạn nạn: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về tình cảm và quyền lợi mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.

Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước. Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:

Bởi có một lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).

Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.

Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than. Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi lòng vị tha bao la như trời biển của Bác Hồ bằng những vần thơ dạt dào xúc động:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

Bác Hổ nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nhớ rằng mình là đầy tớ trung thành của nhân dân, không được đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, phải đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân chúng, phải thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc và không được quên lời thề trung với nước, hiếu với dân.

Lòng vị tha quý giá và cao cả như thế nhưng nó không đòi hỏi gì nhiều ở mỗi con người ngoài một trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ vui buồn với đồng bào, đồng loại. Trong cuộc sống hằng ngày, có những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng cũng thể hiện lòng vị tha như nhường chỗ cho cụ già, phụ nữ, trẻ em trên xe buýt; dẫn người khiếm thị qua đường; giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền, bất hạnh; chia sẻ với bạn nghèo từng cuốn sách, từng cây bút; quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai… Phong trào: Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện trong những năm gần đây phát triển rộng rãi khắp đất nước là kết quả của việc giáo dục, thức tỉnh lòng vị tha ở mỗi con người.

Tính ích kĩ là thói xấu, học sinh chúng ta không nên mắc phải. Còn lòng vị tha là đức tính quý báu cần thiết mà mỗi người phải có. Nếu ai cũng có lòng vị tha, cũng sống đúng phương châm mà Bác Hồ đã dạy: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

27 tháng 2 2020

sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây
thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng
buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền
nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn
tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu
trong gió biển.

3 tháng 2 2021

nghị luận hay biểu cảm vậy?

20 tháng 3 2023

Tham Khảo:

Khiêm tốn là một đức tính ý nghĩa và quan trọng trong mỗi cuộc sống của chúng ta. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn.

17 tháng 5 2021

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.