K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.

2. Thân bài

- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
+ Trận Chương Dương thắng lợi
+ Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
→ Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
+ Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
+ Non nước vững bền ngàn năm

3. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình

17 tháng 9 2021

“Trái Đất này là của chúng mình/Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” câu hát vang lên để lại trong chúng ta dư âm khó quên về những ngày tháng hòa bình mà mình đang được thừa hưởng. Sinh ra và lớn lên trong một thế giới hòa bình, trách nhiệm của thế hệ đi sau có lẽ là bảo vệ phát triển đất nước giàu đẹp. Từ không khí nồng nặc khói đạn của chiến tranh, từ những người anh hùng ra đi, từ những di tích còn vương màu khói và máu của các chiến sĩ,… tất cả đã thay cho ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thế hệ đi sau cần phát triển, noi theo và giữ gìn đất nước ngày một tươi đẹp, ngày một phát triển hơn để không uổng phí công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Vậy “hòa bình” là gì? “Hòa bình” là hình ảnh ấm no, yên bình của con người được sống ở trên một thế giới mới một thế giới tốt đẹp, một thế giới với bao niềm vui, hạnh phúc và những ước mơ, khao khát của con người. Còn “việc thực hiện ý thức trách nhiệm đối với xây dựng hòa bình, phát triển hòa bình cho đất nước” là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi con người đối với việc xây dựng đất nước. Để cho đất nước phát triển tươi đẹp, để chúng ta được sống ở trong một thế giới mãi mãi hòa bình chứ không phải là: hòa bình xen lẫn những đau thương mất mát. Như vậy, ý thức trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình là điều mà mỗi chúng ta cần làm, để thế giới mãi mãi là một hành tinh xanh – hành tinh của màu sắc tươi đẹp.


Không hẳn là quá bình yên trong không gian này. Nhưng chúng ta đã và đang được kế thừa giọt máu của thế hệ đi trước – giọt máu thái bình. Đất nước sẽ phát triển sẽ đi lên hay suy sụp và đổ vỡ – tất cả phụ thuộc vào bạn cũng như những người đang cùng bạn xây dựng đất nước. Chúng ta là thế hệ đi sau, là mầm non được ấp ủ trong không gian trong sáng, chúng ta không thể chỉ thừa hướng mà cần phải phát huy. Hãy đưa đất nước tới đỉnh cao của các cường quốc, bởi chúng ta là thế hệ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu đất nước  học tập tốt để có thể xây dựng một đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong học tập, chúng ta cần học tập tốt, có những ý kiến, có nhiều sáng tạo, tư duy trong sáng để tạo nên môi trường học tập tốt lành và xây dựng cho bản thân đạo đức hoàn thiện. Không chỉ vậy, chúng ta còn cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong sống trong sáng, lành mạnh, tích cực tham gia xây dựng đất nước quê hương. Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lợi ích quốc gia, đặc biệt chúng ta cần trung thành với Tổ Quốc, tích cực rèn luyện thân thể vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

 

Như vậy là thế hệ đi sau chúng ta cần hăng say học tập rèn luyện bản thân để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tài năng của làn nước Việt Nam chính là tấm gương sáng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước trong chúng ta. Tuổi nghề còn trẻ nhưng số lượng thành tích của chị đã không thể đếm được. Tất cả cũng nhờ vào trách nhiệm với đất nước, với sự giàu mạnh và đi lên của dân tộc. Lùi lại một thế kỷ, chúng ta sẽ gặp chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi  mới 21 tuổi. Ngày 5/6/1919 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, anh đi sang phương Tây; đến anh Pháp, Anh, Nga,…rồi trở về nước láng giềng Trung Quốc,… Và đã tìm ra chân lý cho Cách Mạng Việt Nam. Đó là làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin; cứu nước theo con đường Cách mạng vô sản. Vì vậy, thế hệ đi trước; hay la thế hệ đi sau chúng ta đều phải là những người sẵn sàng giúp nước, sẵn sàng hy sinh sức mình xây dựng Tổ Quốc. Hay đó là lớp lớp Thanh niên nghe theo lời Bác – họ là những người trẻ sẵn sàng giúp đỡ cho đất nước. Họ giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nông dân làm ruộng, giúp đỡ các việc làm cần sáng tạo và tư duy của địa phương,… Những người như vậy quả là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


“Đời người đẹp nhất là tuổi thiếu niên, mùa đẹp nhất trong năm là mùa xuân, và lúc đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm”. (Lý Đại). Thật vậy, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ chính là lứa tuổi đẹp nhất – lứa tuổi đẹp nhất để cống hiến, xây dựng cho đất nước. Vậy tại sao chúng ta không cống hiến, xây dựng cho đất nước; mà chỉ mãi nhấn chìm những suy nghĩ những biếng, dựa dẫm vào người khác. Ngay bây giờ, ngay giây phút này, chúng ta hãy đứng lên, hãy là một cá thể sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.Tuy nhiên bên cạnh những người chịu trách nhiệm với đất nước vẫn có những kẻ thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước. Những kẻ đó đáng bị lên án, phê phán. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần rèn luyện tốt bản thân, để có thể cùng người khác thay đổi, để họ và chúng ta cùng xây dựng đất nước. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết mà tất cả mọi người mong muốn thế hệ đi sau chúng ta noi theo.

18 tháng 9 2021

giúp mk vs ạ

 

18 tháng 9 2021

pls help me

 

6 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

b. Hậu quả

Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.

Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

c. Giải pháp

Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

 

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

6 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….

- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

 

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.

22 tháng 5 2022

Tham khảo

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

* Giải thích khái niệm:

-Trong sáng là gì?

-Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?

-Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt

-Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

-Sự sáng tạo phải tuân theo quy tắc

-Đảm bảo tính văn hóa, lịch sự, đạo đức trong tiếng Việt

* Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

-Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt

-Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện

-Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt

-Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự

3. Kết bài

Khẳng định vai trò của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước.

Bài làm

Đã là người con của dân tộc Việt Nam, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng đặc biệt hơn cả là giới trẻ ngày nay. Bởi đây là thế hệ có tư tưởng mở, dễ tiếp thu, dễ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tư tưởng bên ngoài, đồng thời đây cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì đây là thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, là thứ để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Để thực hiện được trọng trách này, trước hết giới trẻ phải có sự tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó phải tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, làm phong phú thêm khả năng tiếng Việt của chính bản thân mình. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.

25 tháng 4 2022

Mong thầy cô giúp em nha 2 ngày nữa em nộp rồi

25 tháng 4 2022

lúc đó việt nam rất ngèo

19 tháng 9 2019

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

http://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-viec-giu-gin-ban-sac-dan-toc-cua-gioi-tre-46271n.aspx
Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

14 tháng 9 2021

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.