K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2016

                                                          " Trích câu thơ ns về mẹ"

" Nếu ai hỏi tôi rằng người mà mk yêu thương nhất là ai?" thì có lẽ câu trả lời của tôi là " Người mẹ thân yêu của mk". Tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta ko thể ns thành lời, ko bao h có thể đong đếm dc. Và dù ở đâu, có xa cách như thế nào thì chúng ta luôn dc bảo vệ và chở che bởi cha mẹ của mk.

28 tháng 5 2016

Duong Thi Nhuong TH Hoa Trach- Phong GD va DT Bo Trach đừng nên viết tắt nhiều

25 tháng 5 2016
       '' Con dù lớn vẫn là con của mẹ         Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con ''        Tình mẫu tử là thiêng liêng. Đi khắp thế gian này có ai khổ cực bằng mẹ , có ai tảo tần như mẹ , có ai quan tâm yêu thương bạn nhiều như mẹ không ? Mẹ là người mang ta đến cuộc sống này. Mẹ chịu bao nhiêu đau đớn , khổ cực chỉ mong chúng ta được khôn lớn , nên người. Mẹ cùng con tập nói những tiếng '' dạ vâng '' đầu tiên, lòng mẹ khổ cực mà hạnh phúc biết bao. Mẹ làm bạn ru con ngủ mỗi đêm. Con uống nước nhờ tay mẹ đun cho. Mẹ là người đau buồn nhất và cũng lo lắng nhất khi con bị ốm. Mẹ hi sinh mọi điều kiện để con được hạnh phúc , mẹ tránh cho con không một giờ đau đớn vì mẹ biết con là một người đặc biệt của mẹ - một vật bảo bối , thiên thần nhỏ của mẹ. Con nở một nụ cười thì lòng mẹ hạnh phúc gấp triệu lần nụ cười của con. Mẹ không dám cất lời than vãn khi mẹ mệt, mẹ đau. Mỗi lần con nhìn mẹ thì mẹ lại cười nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một nỗi cực khổ đến vô tận. Có nhiều bữa cơm , mẹ nấu các món ăn đạm bạc , lạc lõng , con cảm nhận được rằng mẹ vẫn chạy đôn chạy đáo giữa dòng đời này để cho con được cơm ăn áo mặc , cắp sách đến trường. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân của mình một cách không thương tiếc. Mẹ đem tuổi đời của mẹ cho con. Mẹ có thể không bằng người khác , mẹ có thể xấu hơn người phụ nữ khác , mẹ có thể không có địa vị cao trong xã hội nhưng tình yêu thương của mẹ có thể chiến thắng hơn tất cả người khác , chiến thắng cả biển trời này. Lòng mẹ mang một tình yêu thương bao la , vô bờ bến , không bao giờ vơi cạn. Đi khắp thế gian này , có thể con sẽ gặp nhiều người phụ nữ tốt với con , thương yêu con , hi sinh cho con nhưng không bao giờ bằng người đó , một người đặc biệt , người mà con luôn giữ trong lòng. Người ta tốt với con rồi cũng sẽ bỏ con mà đi , người ta chết ở trong lòng mình một ít. Còn mẹ thì sẽ mãi nằm ở trong lòng con. Trong tim con , con luôn dành cho mẹ một vị trí đặc biệt. Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi. Tôi có đôi lúc giận dỗi mẹ, nhưng sau này khi đã khôn lớn một chút , tôi đã hiểu tình thương , sự hi sinh cao cả của một người mẹ dành cho con. Con không muốn cha mẹ phải lo vì con. Mẹ đã cho đi yêu thương mà mẹ không hề nhận lại. Con hiểu được rằng '' Khi mẹ trao đi cho con yêu thương , tức là mẹ đã trao đi một phần thời gian của cuộc sống mẹ cho con , vì vậy , con hứa sẽ không làm mẹ hi sinh vô ích như thế ''. Con yêu mẹ ! Tình yêu thương của mẹ con trả không hết ! Con nợ mẹ cả cuộc đời ! Chỉ mong mẹ đợi con .............. cả cuộc đời này. Nhưng mẹ không thể sống đời với chúng ta , vì vậy hãy thương mẹ, hãy làm tròn chữ hiếu khi mẹ còn ở bên cạnh bạn.        Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.





 

 
25 tháng 5 2016

Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời mỗi con người, ngọn nến đó chính là mẹ!”. Tôi hồi hộp đọc tiếp bài văn của con gái lớp 6, bài văn viết về một người thân của mình. Người thân con chọn chính là tôi, người mẹ. Tôi tò mò muốn biết con tôi nghĩ gì, cảm nhận thế nào về tình mẹ con.

“Nhớ ngày xưa khi còn bé, mẹ ôm ấp tôi những lúc trời lạnh. Mẹ kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ, hấp dẫn bằng giọng nói trầm ấm. Đôi mắt mẹ yêu thương nhìn tôi trìu mến. Đôi mắt đen láy làm cho mẹ thật thông minh. Cả những lúc chui vào trong chăn cùng mẹ, tôi cảm nhận được hơi thở ấm nồng, nhè nhẹ. Mẹ muốn tôi ngủ yên, ngủ say để sáng mai còn đi học sớm, không bị thiếu ngủ…”. Có những điều không cần phải nói ra, tuy con còn nhỏ, con cũng có thể cảm nhận được!

“Những lần tôi ốm, mẹ thức trắng cả đêm để săn sóc tôi. Sáng dậy, đôi mắt mẹ trũng xuống vì thiếu ngủ. Tôi hiểu được, mẹ lo lắng cho tôi thế nào. Những hôm đó, trông mẹ xanh xao quá. Hôm nào tôi làm bài muộn, mẹ luôn nhắc nhở, lo lắng, thúc giục tôi ngủ sớm để ngày mai đi học. Còn những lần bị điểm kém, mẹ không bao giờ mắng tôi. Mẹ kiên nhẫn, giảng lại cho tôi từng ly từng tí cho đến khi tôi hiểu thì thôi. Mẹ luôn nói với tôi: Con cố găng ngoan ngoãn, đừng để mẹ mất kiên nhẫn. Mẹ đánh con là mẹ đánh chính mẹ…”

Tôi đã khóc khi đọc những lời văn của con gái. Bài văn tràn đầy những cảm nhận chân thực của con về những việc tôi làm hàng ngày. Những câu nói, những cử chỉ, những hành động của tôi đều được con lần lượt kể lại bằng ngôn từ của chính mình.

“Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày mẹ đều dành thời gian nói chuyện với tôi. Có chuyện gì, dù xấu hay tốt, tôi đều kể với mẹ. Trước khi thi, mẹ cùng ôn bài với tôi. Mẹ vuốt ve tôi bằng đôi tay trắng mịn màng và dặn: Nhớ đọc lại kỹ bài làm để dành cho mẹ một điểm nhé, mèo con! Mẹ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để chiến thắng. Cứ mỗi lần nhớ về khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh của mẹ, tôi lại tự nhủ: Phải chiến thắng, Phải chiến thắng….!”

Tôi thường tự nhủ, điều thành công nhất của tôi trong việc dạy con từ trước tới nay là con tôi coi tôi như một người bạn thân, không giấu tôi dù là chuyện buồn hay vui. Tôi tâm niệm, để giữ được thói quen đó của con, tôi không được gây sức ép cho con bất kể chuyện gì, đặc biệt chuyện học hành. Giao tiếp hàng ngày với con rất quan trọng, mẹ con tôi thường nói đùa: Tâm tính con như mặt nước phẳng lặng. Con chỉ hơi gợn sóng là mẹ biết liền!

“Nhưng những điều đó chỉ xảy ra từ hồi tôi còn nhỏ. Bây giờ mẹ đã khác. Mẹ bận rộn hơn, mẹ hay mệt hơn và cũng dễ nổi nóng hơn. Mẹ ít để ý đến tôi và tính kiên nhẫn của mẹ cũng giảm nhiều. Vậy là mẹ đã không còn trẻ nữa… Tôi nghĩ rằng, dù sao tôi cũng đã lớn, mẹ không cần để ý đến tôi nhiều nữa. Tôi sẽ tự lập như mẹ mong muốn. Thế nhưng, đôi tay mẹ vẫn đẹp như xưa. Tôi vẫn mong được đôi tay ấy vuốt ve mỗi ngày, không phải như những khi tôi cọ má vào mẹ, mẹ nghiêm mặt lại và bảo: Con lớn rồi, không làm nũng mẹ nữa… Tôi hiểu, dù có nói vậy, tình yêu của mẹ dành cho cô con gái đầu lòng của mẹ không thay đổi”.

Trái tim tôi thắt lại khi đọc đến những dòng này. Sau khi bác giúp việc bị ốm cách đây 6 tháng, vào thời điểm con lớn lên cấp 2, con nhỏ bắt đầu vào lớp 1, ngoài giờ làm việc, tôi phải đảm đương nhiều việc nhà hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc 2 tiếng buổi tối rảnh rỗi với con trước đây bị chia sẻ làm ba, hai phần cho bé nhỏ và một phần cho bé lớn. Đôi lúc thấy con tủi thân, tôi giải thích cho con qua loa: em còn nhỏ, chưa biết đọc, biết viết, mẹ phải bên em, giống như bên con 5 năm trước đây… Tôi rất sợ con phụ thuộc vào tôi nhiều quá nên đặt mục tiêu rèn luyện tính tự lập cho con lên hàng đầu. Vì vậy, tôi tránh những động chạm tình cảm, dù con là con gái. Hay là tôi ngụy biện, tôi đã trở thành một người mẹ khô khan mất rồi? Giai đoạn dậy thì là giai đoạn đặc biệt của con với nhiều biến chuyển tâm sinh lý. Vậy mà tôi lại dần dần xa con. Tôi mải mê bon chen kiếm tiền để lo cho tương lai của con mà quên mất dù ở lứa tuổi nào, con cũng rất cần hơi ấm của mẹ. Tôi mải mê với cơm áo gạo tiền, đôi khi về nhà nổi nóng và tức giận vô cớ khi những việc ở cơ quan không như ý muốn, khi mục tiêu tài chính của tôi không đạt được. Đôi khi tôi nhận ra sự sợ sệt của con, nhưng tôi xoa dịu lương tâm bằng câu nói “Tất cả vì tương lai tốt đẹp của con”. Tôi đã làm con sợ, con không kể cho tôi nghe những câu chuyện dài lê thê trên lớp hay những buồn vui của con nữa… Cho dù con đã rất rộng lượng cho tôi một câu an ủi “Tình yêu của mẹ dành cho con không thay đổi”, tôi vẫn nhìn lại những gì mình đã làm và thấy rằng mình đã rất khác hình ảnh người mẹ trong tâm trí con, hình ảnh người mẹ “ngày xưa” của con! Tôi đã sai khi nghĩ rằng, con tôi đã lớn, tôi cần kiếm tiền để lo cho con đi du học. Tôi quên mất rằng, con tôi cần hơi ấm và sự động viên của tôi hơn là cần những sắp đặt tương lai của tôi!

Cám ơn đề văn của cô giáo, cám ơn những lời văn tha thiết của con. Con đã có những con sóng lớn trong suy nghĩ và tôi đã bỏ qua một thời gian dài! Tôi biết mình phải làm gì để có thể là người mẹ tốt nhất của con trong lúc này! Con gái à, con luôn là nữ hoàng trong thế giới của mẹ!

12 tháng 10 2018

chịu.Ở đây có hơn 500 ae nhá

12 tháng 10 2018

mik có lm mở bài , bn vào link này nhé ( mik lm ko hay lắm , bn thông cảm )

https://olm.vn/hoi-dap/question/1116511.html

9 tháng 5 2016

Dài thì khi nào mik mới viết xong

31 tháng 1 2018

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

31 tháng 1 2018

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa

26 tháng 4 2018

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng ba mẹ

26 tháng 4 2018

Ba là cây nến vàng , mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. Ba cây nến này rất quan trọng với em.Nào là cây nến vàng đó chính là ba ( boos) cây nến xanh là mẹ con cây nến hồng đó là chúng ta đây. Người luôn mang đến niềm vui với em cũng như luôn chia sẻ niềm vui  nỗi buồn với em đó không ai khác ngoài mẹ .MẸ em tên là ........................ Năm nay mẹ ....../ tuổi.Mẹ làm nghề..............

Mẹ có thân hình thon thả và mái tóc hội đang được mẹ that gọn gàng.Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với đôi mắt yêu thương đùm bọc.

Đôi môi mẻ thẩm hồng với chiếc mũi sọc dừa nhìn mẹ thật xinh đẹp.Khuôn mặt mẹ( có hình trái xoan, trốn<...).HÀng ngày mẹ phải làm mọi việc trong gia đình du mẹ vừa phải đi làm. MẸ luôn yêu thương em , chưa bao giờ mẹ chỉ trách em. Mẹ luôn dạy em những bài học hay . Em luôn khắc ghi những bài học mẹ dạy.

SAU ĐÓ MẸ BN LÀM NGHỀ GÌ THÌ BN TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẸ KHI LÀM NGHỀ ĐÓ

KB: EM YÊU mẹ nhiều lắm!.Em cảm ơn trời đã trao cho em một người con gái tuyệt vời như mẹ.Đi khắp thế gian không ai tot hon me

26 tháng 6 2016
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi. Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi trú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng. Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con. Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ: –    Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không? Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ: –    Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc! Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi. Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: –    Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ! Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi: Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng! Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc. Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
6 tháng 9 2016

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

–    Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

–    Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

–    Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

–    Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

13 tháng 4 2018

Sáng nay quả là một buổi sáng đẹp trời. Tôi bước ra khu vườn nhỏ dạo chơi. Chà, không khí thật trong lành, mát mẻ, không gian thật thoáng đãng, ông mặt trời tươi cười ban phát những tia nắng vàng tươi xuống vạn vật. Trên cành cây, những chú chim ca hót líu lo như đón chào một ngày mới. Bỗng tôi nghe thấy tiếng thì thầm trò chuyện của ai đó. Hóa ra đó là cuộc tâm sự giữa một cây non bị bẻ ngọn với một chú sẻ nhỏ.

Lúc ấy, trông cây non rất tội nghiệp nức nở nói với sẻ nhỏ: "Sẻ non ơi, tôi buồn quá!"
-Nhưng vì sao bạn buồn? Sẻ hỏi.
-Cậu thấy đấy, mình không được bà chủ rước về đây trồng như cô bưởi, chị na, bác chuối kia mà mình là cái cây không được ai trồng. Mình có được trên cõi dời này là nhờ một cô bé, cô ấy ăn quả rồi vứt hạt xuống đây. Không những thế mình còn chẳng được ai quan tâm, chăm sóc. Nhưng mình nghĩ số phận mình như vậy phải cố gắng vươn lên. Thế là hằng ngày mình cần mẫn làm việc để nuôi thân. Vậy mà bạn thấy đấy, suốt đêm qua mình đã khóc hết nước mắt, cả đêm không ngủ. Mình đau khổ quá! Cả thể xác lẫn tinh thần. Ước mơ được sống, được mang lại lợi ích cho con người của mình không bao giờ thực hiện được nữa. 
Sẻ ân cần:
- Thế ai làm cậu ra nông nỗi này?
Cây non lại tiếp:
- Chiều hôm qua, tôi đang vui đùa cùng chị gió thì có một chú gà trống tham ăn quái ác đến bên tôi và nói: "Cây với trả cối, mày sống làm gì cho vướng mắt, thà cho mày chết đi để rộng chỗ cho ta còn bới run. Ôi, mình được một bữa ngon lành rồi. Thế rồi nó không ngần ngại rỉa ngọn tôi để ăn. 
- Thôi, cậu nín đi đừng khóc nữa. Tớ hiểu cả rồi. Loài cây các cậu thật có ích. Không những các cậu mang lại bầu không khí trong lành mà còn mang lại bao trái thơm, quả ngọt cho đời. Không có các cậu thì thử hỏi có còn sự sông này hay không? Thế mà thật đáng trách cho những ai vô tình hay có ý không hiểu được ...

. điều đó mà làm bậy. Thôi, cậu cứ yên tâm, mình sẽ nói cho cô chủ biết và nhờ cô chử chăm sóc cho cậu để cậu nảy mầm mới cậu sẽ lại thực hiện được ước mơ của mình. 

Chao ôi, được chứng kiến câu chuyện, tôi cũng thấy nghèn nghẹn ở cổ, sống mũi mình cay cay. Tôi thầm trách mình đã vô tình để xoài phải khổ thế này. Liền chạy ngay đến bên cây xin lỗi và hứa từ nay sẽ chăm sóc cho cây chu đáo. 

Câu chyuện thật cảm động phải không các bạn. Qua câu chuyện này tôi khuyên các bạn đừng ai bẻ cành, bứt lá và hãy chung tay xây dựng trái đất mãi mãi một mầu xanh.

Mik nha

chúc hok tốt

1 tháng 5 2016

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe chết máy về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bản lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

3 tháng 12 2016

bn chưa tả mẹ

1 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp