K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2017

Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.

Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.

Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.

Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.

Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.

Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh,- nhắc xuống.

Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.

Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!

16 tháng 12 2017

Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.

Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

1 tháng 4 2017

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố

gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

14 tháng 5 2017

Có lẽ hình ảnh làng quê vào mùa gặt lúa là quá quen thuộc đối với các bạn học sinh vùng quê và quá xa lạ đối với các bạn học sinh ở thành phố. Nhìn hình ảnh quê hương lúc mùa gặt thật đẹp như một bức tranh trữ tình có cả thiên nhiên và con người hòa hợp.

Mùa gặt lúc được bắt đầu vào mùa hè. Cả cánh đồng làng rộng lớn mênh mông thẳng cánh cò bay đều một màu vàng của lúa chín óng ả đung đưa theo chiều gió và lượn như những cơn sóng chạy đến cuối cánh đồng. Những cơn nắng mùa hè thật là dữ dội như muốn góp phần làm cho lúa nhanh chín hơn để người dân nhanh được gặt.

Những bông lúa trên cánh đồng như cùng rủ nhau chín đều một lúc cả cánh đồng để cả làng ra gặt cùng nhau. Người dân trong làng háo hức cùng rủ nhau đi gặt như đi hội làng làm cho cuộc sống thêm nhộn nhịp hơn. Mọi người cùng thi nhau xuống gặt, những bông lúa được cắt xếp thành một bó buộc chặt rồi gánh lên xe. Vừa gặt mọi người cùng nhau trò chuyện vui tươi như để xoa dịu bớt đi sự mệt nhọc trong cái nắng oi ả của mùa hè. Trên bầu trời trong xanh có đôi đám mây trắng cũng nhẹ trôi theo gió khiến những chú chim cũng thi nhau hót líu lo các bản nhạc của cuộc sống làm cho cuộc sống có thêm nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.

Con đường làng cũng như vui mừng hẳn lên chào đón những chuyến xe lúa đi về nhà. Đàn trâu cũng háo hức gặm cỏ non dưới những gốc lúa ở cánh đồng.

Nhìn cánh đồng lúc này thật là vui tươi, con người với thiên nhiên như được hòa hợp làm cho cuộc sống ngày càng đẹp tươi hơn. Chính hình ảnh này hối thúc lòng yêu quê hương của mỗi người ngày một nhiều hơn.

Em yêu quê hương và rất yêu quê hương mình vào mùa gặt lúa. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành để mai kia về xây dựng quê hương ngày càng đẹp hơn mới hơn.

14 tháng 5 2017

bai van hay nhung thay nen bo doan con duong lang

31 tháng 7 2016

Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Con hổ có nghĩa lớp 6

7 tháng 11 2017

Đền thờ tọa lạc trên núi Phượng Hoàng. Còn được gọi là “Phượng Sơn linh từ”. Đền được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Đền được xây dựng theo thuyết phong thuỷ của ng­ười x­ưa, phía tr­ước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phư­ợng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì lân và núi Phượng Hoàng nh­ư sải cánh của con chim ph­ượng.
Đền Chu Văn An kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Nghệ thuật trang trí của đền theo đề tài tứ linh, tứ quý: long, ly, quy, ph­ượng, tùng, cúc, trúc, mai. Các bức y môn sơn son thiếp vàng trang trí theo hình t­ượng: rồng chầu hoa cúc mãn khai.

Đền thờ Chu Văn An gồm năm gian tiền tế và một gian Hậu cung. Có 5 ban thờ: Phía trong Hậu cung đặt tượng thờ thầy giáo Chu Văn An, t­ượng bằng đồng, nặng 100kg trị giá 79 triệu đồng do ĐH Kiến trúc công đức, trên là bức đại tự với hàng chữ “ Vệ dực chính đạo”. Ban tiếp theo là thờ gia tiên họ Chu, bên trên có bức đại tự “ Chính học thuần hành”. Ban chính giữa là ban công đồng, có 3 bức đại tự: Bức ở giữa “ Chấn phấn Nho học”; bức bên trái là “Minh thánh đạo”; bức bên phải là “Nhân trí dũng” và toàn bộ hoành phi câu đối ca ngợi đức độ Chu Văn An. Ban phía bên tay phải từ trong ra là ban thờ học trò thầy Chu Văn An, ban bên trái thờ Sơn thần Phượng Hoàng.

Kiến trúc giai đoạn một bao gồm các hạng mục công trình: đền chính, sân thượng, các bậc đá, hai đuôi rồng đá, sân chung với hai nhà giải vũ, sân hạ và hai nhà bia. Đặc biệt hai rồng đá kiến trúc theo kiểu rồng thời Trần chắc, khoẻ, các bậc đá đều xây dựng theo kiểu thất trảm sớ ( có 7 bậc).

6 tháng 11 2017

Đã thành lệ, mỗi khi có dịp về thăm quê ngoại ở Chí Linh - Hải Dương, tôi thường cùng mẹ đi thăm viếng một số đền, chùa nằm trong quần thể di tích ở đây, như Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền Sinh và đền thờ Chu Văn An… Với Đền thờ Chu Văn An, mỗi khi về đây, tôi đều có cảm nghĩ sâu sắc hơn về đạo làm thầy, về đạo học mà Nhà giáo Chu Văn An đã gửi lại cho hậu thế từ hơn 600 năm trước.

​Từ Quốc lộ 18, vượt qua con đường đất khoảng 3km, với dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt, chúng tôi đến núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An (trước đây là xã Kiệt Đặc), huyện Chí Linh, Hải Dương, nơi có quần thể di tích đền thờ Chu Văn An. Đền được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998 và được trùng tu, tôn tạo, khánh thành vào đầu năm 2008.

Bước vào khuôn viên khu di tích, ngay từ cổng lên đền chính nổi bật chữ “Học” được viết theo nét bút thư pháp trông xa như một tấm thảm nhung trải lên các bậc đá để bước lên Đền. Kế tiếp là hàng chữ “Vạn thế sư biểu” bằng Hán tự in trên nền đá thể hiện tấm lòng tôn kính của bao thế hệ người Việt dành cho nhà giáo Chu Văn An. Ngôi đền chính được thiết kế theo kiểu “chồng diêm” tám mái thể hiện sự tôn vinh đẳng cấp và tầm vóc của danh nhân theo tập quán người Việt. Nhà gỗ lim lợp ngói liệt, nhà bia cũ, bậc thềm đá, đồ thờ sơn son thiếp vàng... Hai bên Đền là nhà giải vũ, sân thượng, sân trung, sân hạ, đôi rồng đá, hai nhà bia… Nguyên khởi của ngôi đền chính “Điện lưu quang”, nơi 600 năm trước thầy Chu Văn An sau khi từ bỏ mũ áo chốn quan trường, trở về mở trường dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược, sống cuộc đời của một ‘‘tiều ẩn” (ông ví mình như một tiều phu ẩn dật chốn rừng sâu) an nhàn, thanh bạch, vui với cỏ cây, mây nước. Nhìn bao quát, ngôi đền không nguy nga hoành tráng, cầu kì, mà được thiết kế, xây dựng, bài trí độc đáo, đậm màu sắc truyền thống vừa toát lên vẻ nghiêm cẩn, vừa ấm áp, trang trọng.

Người coi đền, với khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đang lúi húi quét dọn lá rơi trên khoảng sân rộng, thấy chúng tôi lên Đền liền chắp tay chào. Ông cho biết, vào mỗi dịp lễ tết đến hay tuần rằm, mùng một, đặc biệt là vào mùa thi cử, nơi đây luôn có đông đảo người địa phương và du khách đến chiêm bái, thành lễ. Những lúc ấy, tại thư phòng phía trái Đền thường có các cụ đồ Nho trong trang phục xưa, ngồi thảo những con chữ giàu ý nghĩa bằng màu mực đỏ đặc trưng, tương truyền là màu mực nhà giáo Chu Văn An thường sử dụng ngày trước hàm ý về tấm lòng trung trinh, son sắc của mình với dân với nước. Trong những dịp này, các bậc phụ huynh, các em học sinh, hoặc các văn nhân, thi sĩ nặng nợ nghiệp bút nghiên thường đến đền xin chữ, cũng là cầu mong sự học, sự viết luôn được suôn sẻ, đỗ đạt, đơm hoa kết nụ.

Tôi cùng mẹ vào chính điện thành kính làm lễ. Vì đang là ngày thường nên nơi đây khá vắng vẻ, không có nhiều khách thập phương đến thăm viếng, chiêm bái. Khói hương trầm mặc, bảng lảng. Sư thầy trong sắc áo nâu sồng thỉnh một hồi chuông dài khiến không gian vốn yên ả, thanh bình nơi đây như càng tĩnh lặng hơn, hoài cảm theo tiếng chuông vẳng vào thinh không  xa ngái. Cả ngôi đền nằm giữa bát ngát thông xanh trong ánh chiều vàng thu cũng như lung linh trong sắc màu huyền thoại về một Nhà giáo tài, đức vẹn toàn: Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

11 tháng 8 2018

từ "trat nghia" là từ gì để mk giúp

11 tháng 8 2018

Chó là con vật em yêu thích nhất trong tất cả các loài vật. Nhà em có nuôi một chú cho rất đáng yêu. Bé ấy tên là John. John trông rất to lớn với bộ lông màu xám xám. Ai vào nhà em cũng khen John là một chú chó xinh đẹp. Bé ấy không chỉ là người bạn mà còn là một thành viên trong gia đình em. John tinh nhanh lắm. Mỗi khi nghe thấy tiếng cổng mở và người nhà em về là nó liền chạy ra rồi vẫy đuôi ngoe nguẩy. Em và mọi người yêu John lắm.

đúng không?

3 tháng 5 2018

Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong con người  tôi . Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dây cái mà tôi ấn tượng nhất đó là khu vườn trước nhà tôi vào những buổi sáng sớm.

Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả những mầm non của cây đều đâm chồi và  tràn đầy sức sống, những cánh hoa đào nở rộ khi mới lập xuân, đỏ lòe cả 1 khu vườn nhà tôi, trong một khu vườn có rất nhiều những cây cối do bố mẹ tôi trồng từ cây cảnh đến rất nhiều những loài cây khác như cây ăn quả … Tràn đầy trên khu vườn trước nhà tôi, những đàn ong vào những buổi sáng sớm đã đua nhau đi hút mật hoa, rồi những cây xanh vẫn đang long lanh những giọt sương trên lá, cánh đào thì đua nhau để khoe sắc.

Sáng sớm có lẽ là thời khắc mà tôi không thể quên được khi lúc đó không khí trong lành, con người cũng bước vào một ngày mới với bao nhiêu sức sống và  niềm vui, khoảnh khắc mỗi khi thức dậy cái đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là khung cảnh lãng mạn của khu vườn cũng góp phần cho ta thêm sức sống. Khi bước chân ra ngoài không khí trong lành của cây cối xung quanh khiến cho tâm hồn con người thấy thoải  mái và  dễ chịu, ánh mắt trìu mến khi ngắm những cành lộc non của những cây xanh trước nhà, đưa tay ra sờ những cành nụ non đó thấy thật mụ mẫm và căng tràn sức sống, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đây là mùa đầu tiên  của 1 năm mới đã đến người người  nhà nhà đều về và hưởng thụ những không khí ấm áp của gia đình, với những nồi bánh chưng xanh và những câu đố đầu xuân mới. 

Mỗi sáng khi thức dậy tôi thường ngắm những khung cảnh xung quanh cuộc sống của tôi, tôi thấy yêu nó, và những khung cảnh đó giúp cho tôi có thêm nghị lực để làm việc tốt hơn, những cánh đào nở rộ, đóa hòe trước của nhà, cùng với những làn gió heo may đang bây phấp phới trước  nhưng khung cảnh của tiết trời mùa xuân, đó là những thời khắc mà tôi có thể thư giản và cảm nhận được những điều tốt lành từ cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ bộn bề với những công việc mà xung quanh nó vẫn tồn tại rất nhiều những cái hay và khiến cho tâm hồn con người sao xuyến, những rặng cây hoa đổi màu trước của nhà vào buổi sáng sớm nó cáo màu trắng hồng, long lanh trước những giọt sương đêm, những cánh hoa to, đang chen nhau đua sắc trước khu vườn, rồi những cây ăn quả, thì đang nảy những mầm xanh non để sắp cho ra những trái hoa quả mới,  những cây cảnh phong phú trước nhà khiến tôi cảm thấy trong cuộc sống có khá nhiều điều thú vị, mỗi khi tôi bị áp lực khu vườn rồi cùng với những đàn ong đi kiếm mật vào buổi sáng sớm khiến tôi thấy thoải mái và có thêm sức sống nữa, khi căng thẳng tôi thường so sánh mình như những mầm lộc non kia cũng đều phải nảy nở trường  tồn cùng cuộc sống cho dù cuộc sống có muôn vàn những sóng gió, nhưng những cánh hoa, những cây xanh đó vẫn sinh xôi và phát triển, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. 

Khu vườn vào buổi sáng sớm là thời khắc đẹp nhất của 1 ngày mới, khi con người đang trang trải về 1 công việc trong ngày đó nhưng có những khoảnh khắc trong lành của khu vườn đã giúp cho con người thấy thư thái.  trong khu vườn  không chỉ có không khí của thiên nhiên xung quanh mà còn có sự sống của những loài chim trên bầu trời trong xanh.

Tôi rất thích khoảnh  khắc của khu vườn vào buổi sáng sớm, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống, mọi thứ xung quanh tôi giường như đang hòa vào thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình.

3 tháng 5 2018

Ban hay lam bai theo dan y sau:

MB: -Gioi thieu chung ve khu vuon nha em.

TB: -Mieu ta khai quat khu vuon nha em vao luc sang som

       +No trong nhu the nao?

      -Mieu ta chi tiet khu vuon nha em vao luc sang som

       +Nhung chu chim hot liu lo

       +Nhung bong hoa con vuong lai nhung giot suong li ti, lap lanh, lung linh nhu nhung hat ngoc

       +Nhung canh cay vuon ra don ngon gio dau tien trong ngay, phat pho nhu nhung vu cong dang nhay mua

KB: Neu len vai tro cua chung ta trong viec bao ve thien nhien va bao ve bau khong khi