K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0
16 tháng 3 2022

hình như lỗi câu hỏi rồi bn ơi

18 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 +4) 

TB: 

''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ'' 

+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ. 

''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về'' 

+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá. 

''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe'' 

+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu. 

''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng'' 

+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả. 

''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng'' 

+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi. 

''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm'' 

+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi.  

''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm'' 

+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả. 

''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ'' 

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh 

Đánh giá của em về 2 khổ thơ? 

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_ 

23 tháng 3 2022

a.

Câu bị động không thay đổi ý nghĩa của câu văn đã cho là:

Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương".

b. (Mình triển khai ý để bạn thuộc nhanh hơn, mai còn thi nhé)

Đoạn văn diễn dịch, câu cảm thán, từ láy:

- Câu chủ đề: Cảnh dân làng đón thuyền cá đã được tác giả Tế Hanh hồi tưởng lại thật đẹp, thật xúc động trong khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương". 

- Câu chủ đề kết: Khổ thơ thứ ba bài thơ "Quê hương" kết lại với hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa: "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

- Câu cảm thán: Chao ôi, tầm vóc, vị thế người lao động mới thật to lớn làm sao!

- Từ láy: bàng bạc (Câu chứa từ láy: Chất thơ bàng bạc được gợi ra từ cuộc đánh bắt cá đầy hứng khởi.)

- Ý lớn:

+ Ý lớn 1: Sự nhộn nhịp của làng chài sau chuyến ra khơi đánh bắt cá của ngư dân

* Hai câu thơ: "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ / Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" có:

Từ láy tượng thanh "ồn ào", từ tượng hình "tấp nập" cho thấy sự náo nức của người dân hướng đến ngư dân làng chài và thành quả lao động của họ

+ Ý lớn 2: Thành quả lao động rực rỡ của người lao động - ngư dân làng chài.

* Hai câu thơ: "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe / Những con cá tươi ngon thân bạc trắng." có:

^ Danh từ "cá" độc đáo chỉ thành quả lao động của ngư dân và gián tiếp cho thấy niềm tự hào và kiêu hãnh người dân làng chài có được sau bao nhọc nhằn đánh bắt.

^ "Cá" còn được miêu tả với tính từ "bạc trắng", "tươi ngon" gợi tả hình ảnh thực về những con cá còn tươi và ngon đến từng thớ thịt, là nguồn cung thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

(bạn tự chú thích hình thức đoạn văn và thành phần Tiếng Việt nhé, bạn viết hình thức đoạn văn và gạch chân, chỉ rõ phần gạch chân Tiếng Việt mà cụ thể là câu cảm thán và từ láy)

P/S: Thi tốt nhoa

23 tháng 3 2022

cảm ơn bạn.

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?

`-` Chức năng : hỏi 

Tham khảo :

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ? Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc trái ngược với tình cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ?

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.