K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2020

gg

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

 

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

 

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

 

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

 

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

 

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

 

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

 

 

10 tháng 12 2021

tick mình nha

19 tháng 12 2023

thế khó lắm

13 tháng 3 2023

Từ hai bài viết trên, em rút ra được những kinh nghiệm về cách viết bài văn biểu cảm về con người:

- Mở bài:

+ Giới thiệu được nhân vật mà mình muốn biểu lộ cảm xúc.

+ Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho nhân vật.

- Thân bài

+ Biểu lộ được tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành của mình dành cho nhân vật.

+ Sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả khi bộc lộ cảm xúc.

 

+ Sử dụng kết hợp các chi tiết tự sự khi bộc lộ cảm xúc.

- Kết bài:

+ Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

+ Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Cảm nghĩ về nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

Tham khảo

15 tháng 9 2019

Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-co, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con, nhưng cũng là một người “yêu cho roi cho vọt”, nghiêm khắc với những lỗi lầm của con. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật người bố một cách rõ nét và cụ thể thông qua bức như ngắn ngủi ấy.

Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào, “En-ri-cô của bố à!”, “Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à”, “Hãy nghĩ kĩ điều này En-ri-cô ạ” hay những câu như là “Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố”. Những từ ngữ “ạ, à, này, rằng” khiến cho giọng của người bố tha thiết hơn bao giờ hết, bức thư như là một lời tâm tình, thủ thỉ với cậu con trai, lời chỉ dạy, giáo huấn cứ từ từ thấm nhuần vào trong tâm hồn En-ri-cô khiến cho cậu bé rất xúc động.

Bố của En-ri-cô tuy yêu thương con hết lòng nhưng không yêu thương theo kiểu chiều chuộng, dung túng cho mọi hành vi của con, mà chính ông là người rất nghiêm khắc, kiên quyết trước những sai lầm của con nhỏ. Người bố cảm nhận được nỗi đau đớn, thất vọng và bộc lộ điều đó với người con của mình “trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ”, “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục, không xứng đáng với tình yêu thương và công lao dạy dỗ của bố mẹ. Bên cạnh đó người bố cũng cảm thấy lo lắng về sự việc đó, nên cần răn đe với En-ri-cô rằng “không bao giờ được tái phạm” về hành vi thiếu lễ độ với mẹ.

Bố của En-ri-cô cảm thấy cần thiết phải nói về công lao to lớn, vĩ đại và tình yêu thương bao la, cao cả của mẹ đối với con “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là điều thiêng liêng hơn cả” đó là cái gốc của đạo làm người, nếu ai quên đi cái gốc đó thì không xứng đáng được làm người, thật nhục nhã và đáng xấu hổ khi chà đạp lên tình cảm đó. Người bố khuyên con phải xin lỗi mẹ và làm những điều thiết thực nhất để cầu xin sự tha thứ của mẹ, bởi muốn người con không phải vì sợ bố mà xin lỗi, mà vì chính sự ăn năn, ân hận trong lòng.

Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết. Coi con trao của mình là “niềm hi vọng tha thiết nhất” nhưng nếu “con bội bạc với mẹ” thì “thà rằng bố không có con” và người bố còn nói rằng “Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”. Người bố đưa ra một khoảng thời gian, và đó chính là khoảng thời gian thử thách, cho con có cơ hội được sửa chữa lỗi lầm, có sửa được hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức của En-ri-cô.

Bức thư ấy hay chính văn bản “Mẹ tôi” đã bộc lộ rõ nét cảm nhận của nhân vật bố, một người bố rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ. Dù bức thư mang bối cảnh của nền văn hóa phương Tây, nhưng chúng ta những con người phương Đông vẫn cảm thấy rất gần gũi, bởi dù ở đâu, trong xã hội nào thì bất hiếu, bất trung đều là tội lớn xưa nay đều quan niệm như vậy.

6 tháng 1 2023

Bạn Tham Khảo Dàn Ý Sau Nha:
1. Mở bài: 

- Giới thiệu người giàu tình yêu thương mà em ấn tượng nhất.

- Cảm nghĩ chung về người ấy.

2. Thân bài:

- Miêu tả vóc dáng, ngoại hình,... Từ đó bộc lộ cảm xúc.
+ VD: Nụ cười, gương mặt, vầng trán, mái tóc, làn da, đôi bàn tay,... chọn chi tiết ấn tượng để biểu cảm, tránh liệt kê.

- Cảm xúc của em về những hành động, việc làm, hoạt động, các mối quan hệ, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của đối tượng....

- Cảm xúc của em qua những kỉ  niệm, mong ước tương lai...

- Suy nghĩ, hứa hẹn, hành động thể hiện tình cảm,...

3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về người ấy.

 

Bạn Tham Khảo Bài Văn Sau!

     "Những ngôi sao thức ngoài kia
     Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
     Đêm nay con ngủ giấc tròn
     Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
     Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

     Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

     Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

     "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

     Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. 

6 tháng 1 2023

cảm ơn bạn

tham khảo:

Khác với tựa đề là "Mẹ tôi", văn bản của A-mi-xi lại tập trung khắc họa hình ảnh và tính cách của người bố - một con người đáng kính trọng. Qua bức thư của người bố gửi cho đứa con của mình, ta hiểu thêm về tấm lòng của những người làm cha, làm mẹ.

Người bố trong văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi là một người bố yêu thương con tha thiết. Điều đó được thể hiện qua những lời nói mà ông viết trong bức thư của mình. Mặc dù là một bức thư răn đe và có phần trách móc nhưng người bố cũng không giấu đi tình yêu thương của mình đối với En-ri-cô. Ông âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu: "En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à", hay những câu như là "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố". Những lời nói ấy khiến cho người con cảm thấy xúc động và yêu bố nhiều hơn.

Mặc dù yêu thương con là thế nhưng đó là một tình yêu tỉnh táo và không hề mù quáng. Người bố không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ. Điều đó được thể hiện trong những câu như: "Trước mặt cô giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ", "sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Chính vì rất yêu thương con nên người bố không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng. Cũng chính vì yêu con nên ông phải trở nên nghiêm khắc với con và với chính bản thân mình. Bởi vậy, dù biết rất đau lòng nhưng người bố vẫn nói với En-ri-cô rằng: "Con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.