K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2017

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

11 tháng 11 2017

MIỀN TRUNG: BÃO LŨ & CON NGƯỜI

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

MIỀN TRUNG: BÃO LŨ & CON NGƯỜI

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

nhớ k mình nha.Thanks

16 tháng 3 2022

Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh ngầm giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở nước ta . Vùng đồng bằng Bắc Bộ thời các vua Hùng dựng nước .Sơn Tinh đại diện cho lực của nhân dân kiên trì đắp đê ngăn lũ , chống bão lụt . Thủy Tinh  đại diện cho thế lực thiên nhiên khắc nghiệt , hung bạo .Sơn Tinh cưới được Mị Nương , Thủy Tinh đến sau đùng đùng hô mưa , gọi gió .Vì thế , năm nào cũng dâng nước lên hòng cướp Mị Nương.  Đồng thời , thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ .

10 tháng 10 2017

1. Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường đô thị và nông thôn.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a) Bão

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

- Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - lom, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước là do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cùng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b) Ngập lụt

Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt? Vì sao?

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cán tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trung ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c) Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d) Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

đ) Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biếu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cùng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cấu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là:

- Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

Câu hỏi và bài tập

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

2. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

3. Nêu các vùng hay xảy ra ngập tụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

4. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

13 tháng 8 2018

Hiện nay, lũ lụt đang hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.Đặc biệt là Miền Trung,lũ lụt gây tang thương cho bao nhiêu người.Làm thiệt hại cho bao nhiêu nhà dân.Chính vì thế, chúng ta cần phải ngăn chặn nạn phá rừng.Tích cực trồng nhiều cây xanh vì rừng có thể ngăn lũ lụt tràn về đất liền.Bên cạnh đó,tất cả mọi người phải có ý thức chung tay bảo vệ môi trường cũng là một phần để ngăn chặn lũ lụt.Những người dân nằm trong khu vực bị lũ lụt"càn quét"đã phải chịu rất nhiều đau thương.Vì vậy,chúng ta cần phải giúp họ về cả vật chất lẫn tinh thần.Để họ có thể cải thiện đời sống sau những cơn bão kinh khủng.

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

8 tháng 10 2019

mình đang cần gấp nhanh giúp mình

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.

0
Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận...
Đọc tiếp

Bài 1: Qua bài kí Cô Tô, ta thấy được vẻ đẹp trong sáng của biển đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu trình bày cảm nhận về vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn. (Gạch chân,chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua. Trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ là.( Gạch chân, chú thích) – Bắt buộc phải đánh số câu quy định ở sau mỗi câu.

Bài 3: Nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có vùng biển rộng hơn một triệu km² với bờ biển dài hơn 3260 km. Nhưng hiện nay, một số vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

0
28 tháng 11 2021

Tham khảo!

MB: gt VĐNL: tác hại của sự giận dữ -> giới thiệu câu chuyện “ những vết đinh”

TB: tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

- rút ra bài học từ câu chuyện: sự giận dữ giống như những vết đinh đâm sâu vào hàng rào, dù sau này ta có tháo gỡ những vết đinh đó thì dấu tích của chúng để lại vẫn k thể xoá nhoà đi đk =>>Những tổn thương mà ta mang lại cho ng khác, dù có khắc phục, sửa chữa cũng k thể xoá đi hết đk những khó chịu mà ng ta đã phải trải qua

Bàn luận: trong cs, đã k ít lần con ng nóng nảy, giận dữ và trút hết sự bực tức của mk lên đầu ng khác

- một hđ vô tình hay cố ý của mk lúc đấy dù gì cũng làm tổn thương đến ng khác, gây cho hơn những nỗi đau mà một lời xin lỗi khó có thể chữa lành

-Cách khắc phục: con ng cần kiềm chế sự tức giận của bản thân, cần suy nghĩ thật bình tĩnh trc khi hành động một vc j đấy

+khi đã chót nổi nóng vs một ai đó thì đến khi hình tĩnh lại hãy suy xét về vc mk đã lm, nếu thấy bản thân sai cần tìm cách xin lỗi để ng ta nguôi ngoai

=>> sự nổi nóng, tức giận là vô cùng nguy hại, nó gây mất đoàn kết,làm chia rẽ mqh với mọi ng xung quanh.Vì thế con ng cần học cách kìm chế bản thân để không gây tổn thương cho ng khác

KB: kđ giá trị và bài học mà câu chuyện mang lại

-khuyên mọi ng cần bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh để k mất hoà khí với những ng xung quanh

28 tháng 11 2021

vì chỉ có đoạn văn nên cho dàn bài tự làm nhé!!!