K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

"Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương".

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài"

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ nam quyền: "Trọng nam khinh nữ", người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo "tam tòng", hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc"... Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

​** Chúc bạn học tốt **

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo qua bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:

Đồng tiền lộng hành uy hiếp cuộc sống của người dân lương thiện (Mã Giám Sinh mua Kiều).

Những kẻ có tiền táng tận lương tâm. Đồng thời là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người, tố cáo những thế lực xấu xa, khẳng định đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chín của con người. (Mã Giám Sinh).

Vua chúa quan lại ăn chơi, trụy lạc, thi nhau hà hiếp bóc lột dân lành (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh).

Giai cấp thống trị bạc nhược, tham sống sợ chết, phản dân hại nước. Đồng thời, Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong công cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn cướp nước, bán nước. (Hoàn Lê Nhất thống chí - Hồi thứ 14).

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?     3. Vẻ đẹp người anh hùng:a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất...
Đọc tiếp

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?

      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?

     3. Vẻ đẹp người anh hùng:

a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn”)

b) Lục Vân Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)

      4. Tóm tắt Truyện Kiều. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du?

      5. Qua các đoạn trích đã học trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hãy nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?

0
21 tháng 11 2021

Tham khảo!

Em rất ấn tượng với nhân vật em bé trong truyện cổ tích Em bé thông minh. Đó là một nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi. Tuy vậy, em bé ấy vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Truyện khiến chúng ta ngẫm nghĩ về việc học tập chăm chỉ để giúp ích đất nước.

6 tháng 6 2022

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

29 tháng 5 2019

Nha tho Huy Can đã từng viết:

“Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”

Qua biết bao đổi thay của cuộc sống, bao thằng trầm của lịch sử dân tộc, con người Việt Nam vẫn giữ trong mình những nét đẹp riêng, những phẩm chất riêng. Suốt chặng đường tiến tới Chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đã tình nguyện làm những thư kí trung thành, ghi chép một cách đầy đủ và chân thực những vẻ đẹp rạng ngời của con người Việt Nam.

Vẻ đẹp đầu tiên và cũng là lòng tự hào tự tôn dân tộc chính là vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, của ý thức sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do, giống như ai đó đã từng viết:
“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”

Ý chí độc lập dân tộc đã vượt qua tình yêu quê hương, để hwongs trọn tình yêu ấy cho đất nước. Người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã sẵn sàng dứt áo ra đi, để một lòng hướng trái tim ra tiền tuyến:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”

Suốt chặng đường kháng chiến chống Pháp, những người lính cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Lí tưởng cao đẹp nhất của họ là giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Hay như hình ảnh cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

“Trái tim” – hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe vì sự nghiệp thống nhất đất nước. “Trái tim” ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận, trái tim sẵn sàng hy sinh cho “trái tim” của biết bao con người khác cũng là anh em, cũng chung dòng máu Việt. Để rồi không chỉ là “trái tim” nơi tiền tuyến cam go khốc liệt, mà ngay cả “trái tim” nơi hậu phương cũng một lòng trọn niềm tin kháng chiến:
“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội…”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thổi tình yêu nước vào bài thơ, để bà mẹ Tà-ôi có khát vọng đất nước được giải phóng, được thấy Bác Hồ, để truyền tình yêu ấy vào tiềm thức của đứa con. Trong lời ru của mẹ có ước mơ của riêng bà và cũng là ước mơ của cả dân tộc về giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng. Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước còn là sự hy sinh, xả thân quên mình vì bầu trời hòa bình như nhân vật anh Sáu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng. Dù yêu thương con vô hạn, dù chưa được hưởng trọn cái tình yêu, cái tiếng gọi ba của bé Thu nhưng vì đất nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, anh Sáu đã quyết định ra đi để làm tròn bổn phận, làm tròn nhiệm vụ của một người lính, một thành viên trong gia đình và tiếp nối tình yêu đó trên con đường Cách mạng bằng nỗi nhớ, để rồi “trong trận càn của địch, anh bị hy sinh”. Thật xót xa và đớn đau! Thế mới biết chiến tranh đã cướp đi bao mái ấm gia đình, bao niềm hy vọng về đất nước đang bỏ dở…
Vẻ đẹp của con người Việt Nam còn được xây dựng trên mặt trận lao động. Đó alf vẻ đẹp của tình thần lao động hăng say, của tinh thần làm chủ cuộc sống, của ý thức xây dựng Tổ quốc làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Bằng cách sống có lí tưởng, dám ước mơ, biết vươn lên có ý nghĩa để cống hiến, để thành người có ích với cộng đồng, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những người lao động bình thường, lặng lẽ vô danh ở núi rừng bạt ngàn Tây Bắc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao khi đang ở độ tuổi hai mươi bảy. Đang là thanh niên – cái thời gian thỏa sức vui chơi, chạy nhảy mà anh lại chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào náo nhiệt, rời xa gia đình để gắn bó với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất,… phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Một công việc đầy khó khăn khắc nghiệt nhưng không vì vậy mà anh bỏ bê, lơ đãng mà ngược lại, anh làm việc đầy say mê và đầy trách nhiệm. Vẫn biết công việc ấy là gian khổ nhưng “thiếu nó anh buồn đến chết mất” vì đó là niềm vui và nguồn sống của anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được lao động, cống hiến hết mình vì đất nước. Xây dựng đất nwocs ngày giàu mạnh hơn, với anh đó là một niềm vui. Không chỉ anh mà cả ông họa sĩ già day mê nghệ thuật, cô kĩ sư trẻ mới ra trường, bác lái xe vui tính vởi mở, ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học…đã lao động âm thầm, lặng lẽ mà đầy ý nghĩa bởi công việc của họ đã cống hiến vì đất nước, vì mọi người. Trên mặt trận lao động, con người Việt Nam luôn dốc lòng dốc sức, nhiệt tình xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là bài thơ tiêu biểu sau Cách mạng tháng Tám như thế. Mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời, Huy Cận đã cất lên bài ca về những người dân chài với đức tính cần cù và tinh thần lạc quan trong lao động:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Không còn là từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một “đoàn thuyền”, một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm để “kéo xoăn tay chùm cá nặng”, góp phần làm giàu cho đất nước. Chi tiết “căng buồm” của tác giả đã lột tả hết thảy tinh thần phấn khơi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển:
Câu hát căng buồn với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Vẻ đẹp của họ chính là góp tay xây dựng đời thêm hạnh phúc ấm no. Góp sức nhỏ bé để làm một điều ý nghĩa và lớn lao, đó là niềm vinh hạnh, niềm vui.
Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống ấy, người Việt Nam còn được biết đến với vẻ đẹp trong tâm hồn sâu kín, đời sống nội tâm phong phú, tình cảm dào dạt bao la. Đến với “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc sẽ biết rõ hơn tình đồng chí đồng đội trong chiến đấu gian lao. Cùng là người bạn tâm giao trên chiến hào, họ chia sẻ ngọt bùi “đêm rét chung chăn” để trở thành “đôi tri kỉ”. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp, tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu và giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Dù khó khăn cực khổ đến đâu, họ cũng đâu quản ngại bởi bên cạnh họ đã có bàn tay của người đồng đội thân thương:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Nắm lấy bàn tay để trao truyền sức mạnh, nắm lấy bàn tay để sưới ấm cả không gian núi rừng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Một khung cảnh thơ mộng, nói lên cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó. Nhưng kháng chiến đâu phải chỉ dành tình cảm cho người bạn tri âm tri kỉ là đủ; họ - những người chiến sĩ vẫn dành riêng cho một góc nhỏ trái tim mình, ngoài tình yêu đất nước còn là tình yêu gia đình, tình phụ tử, mẫu tử thiêng liêng. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện như thế. Những tưởng chiến tranh sẽ để lại đâu đó trên cuộc đời một mái ấm hạnh phúc, nhưng không, chiến tranh là toàn bộ bi kịch. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe tiếng gọi “ba” một cách không trọng vẹn. Bom đạn làm thay đổi hình hai anh Sáu, ngỡ rằn bom đạn đã cắt đứt hẳn tình yêu cha trong lòng đứa con gái ngây thơ, nhưng bất ngờ làm sao cái giây phút chia xa lại rạo rực trong lòng bé Thu một tình cha con vỡ òa, sâu nặng. Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng về tình phụ - tử mà bom đạn kẻ thù không thể nào tàn phá nổi. Chính vì thế mà cái lúc hấp hối, anh Sáu “đưa tay vào túi, móc cây lược”, đưa cho người bạn với ánh mắt năn nỉ cầu xin, làm giúp anh cái tâm nguyện cuối cùng là trao lại kỉ vật ấy cho đứa con gái nơi quê nhà đang mong ngóng. Chiếc lược ngà mãi sẽ là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầu máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng bạn đọc của ngày ấy, và của cả hôm nay.
Vẻ đẹp của con người Việt Nam nơi hậu phương còn là tình bà cháu thiêng liêng ấm áp. Nhà thơ Bằng Việt đã để lại cho thi đàn văn học Việt một lời thơ đẹp với cảm xúc dào dạt nhắc lại kí ức một thời gian khổ - đói nghèo chiến tranh:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Bếp lửa hiện lên trong sương sơm, “nồng đượm”, mang tình thương chở che, ôm ấp, “ấp iu” của lòng bà. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về gia đình, đứa cháu thương bà khốn kể xiết. Chiến tranh – nhiều cảnh ngộ khác nhau, người bà đã thay thế vị trí người mẹ để chăm chút, để nuôi dạy đứa cháu nhỏ:
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc…

Mỗi câu thơ như đã tô đậm thêm những phẩm chất cao quý của người bà kính yêu. Cùng với bà, hình tượng “bếp lửa” cũng đã bùng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa ”dai dẳng” với niềm tin bất diệt… Mỗi vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu, bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu, biết bao niềm yêu thương, bao ước mơ, hoài bão… Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, dù “có ngọn khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” nhưng tình thương nhớ bà trong lòng người cháu vẫn mãnh liệt và thiết tha. Qua bài thơ, ta càng thấy rõ tình cảm gia đình là một tình cảm tha thiết của con người Việt Nam. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm ồn vô cùng ấp áp và thiêng liêng của dân tộc suốt chiều dài kháng chiến cứu nước và giữ nước.

Con người Việt Nam hiện lên trong các tác phẩm văn học hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, vừa mang vẻ đẹp của con người mới dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội. Các tác phẩm phác họa vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng sự thấu hiểu sâu sắc, bằng thái độ ngợi ca và trân trọng hết mình. Qua đó cho thấy văn học hiệc đại phát huy tinh hoa bản sắc và tâm hồn dân tộc Việt, có sự kế thừa và phát huy những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách cho các thế hệ của con người Việt Nam.

29 tháng 5 2019

- Mở bài: Mở bài đúng hướng, nêu được vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài:

+ Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: yêu nước, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì cách mạng…

+ Lựa chọn, phân tích, dẫn chứng qua các tác phẩm: Làng ( Kim Lân ), Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật), Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)…

+ Vẻ đẹp của tinh thần lao động hăng say, với tinh thần làm chủ…góp phần xây dựng đất nước. ( Phân tích, dẫn chứng qua các tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ), Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long )…

+ Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong đời sống tình cảm: lòng kính yêu đối với lãnh tụ; tình đồng chí, đồng đội; tình cảm cha-con, tình mẹcon, tình bà-cháu… ( Lựa chọn, phân tích, dẫn chứng qua các tác phẩm: Viếng lăng Bác ( Viễn Phương ), Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng), Con cò (Chế Lan Viên ), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm ), Bếp lửa ( Bằng Việt ), Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải ), Ánh trăng ( Nguyễn Duy)

- Kết bài : Khẳng định nền văn học Việt Nam hiện đại đã lưu giữ, phát huy những tinh hoa và bản sắc của tâm hồn dân tộc. Góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách… cho các thế hệ Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

3 tháng 12 2019

Chú ý các ý sau:

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

   + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

   + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.

   + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

   + Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.

   + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.

- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu:

   + Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già

   + Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng

   + Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

- Vũ Nương là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa có tư dung tốt đẹp, có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.