K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2018

a, Các trường từ vựng: co, duỗi, đá, run run, rộn ràng

b, Các động tác của chân

* Mk nghĩ thế :) *

18 tháng 12 2017

I. MỞ BÀI

- Dẫn dắt vào hoàn cảnh nào em có được chú mèo? ( được tặng nhân dịp sinh

nhật, nhặt ngoài đường đem về nuôi,...)

- Chú mèo này tên Mi Mi, trông chú rất dễ thương

II. THÂN BÀI

  1. Miêu tả CON MÈO

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Thân hình: dài, trông như một trái đu đủ.

+ Bộ lông: có ba màu: trắng, cam. đen (tam thể) trông rất đẹp.

+ Đôi mắt: tinh anh, nhìn rõ dù cho trong bóng đêm.

+ hàm răng: những chiếc răng sắc nhọn, trông rất đáng sợ khi mà nó nhe ra.

+ Đôi chân: có một lớp thịt dưới bàn chân của mèo để giúp nó đi nhẹ nhàng

và không gây ra tiếng động.

+ Đôi tai: hay vểnh như nghe ngóng điều gì đó.

+ Bộ râu: là kênh ra-đa, trông rất đáng yêu.

+ Miệng: nhỏ bé, xinh xắn.

- Khả năng, tính cách:

+ Bắt chuột rất giỏi.

+ Thích nũng nịu, thích được vuốt ve.

+ Sạch sẽ

  1. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và chú mèo

- Một ngày, do tôi bận học nơi này nơi kia không có thời gian để quan tâm.

chăm sóc chú mèo nên đã quên mất chú mèo.

- Đang học bài, mèo ta đến bên cạnh tôi kêu “meo...meo" suốt. Tôi nghĩ rằng nó đang làm phiền mình. Thế là tôi đá một cái, nó văng ra xa.

- Thế nhưng, có lẽ cú đá đó hơi mạnh nên đã khiến cho chú mèo bị thương.

- Nó rên “hừ...hừ”, khi học bài xong, tôi chợt nhớ tới nó không biết có sao không vì khi nãy tôi đã lỡ chân đá nó.

- Tôi liền chạy đến bên xem nó ra sao. Tôi thấy nó nằm thoi thóp, thở dốc thở đổ. Tôi hoảng quá, liền bế nó ra khu khám bệnh để bác sĩ thú ý xem bệnh cho nó.

- Bác sĩ nói ràng, nó bị cái gì đó đập mạnh vào bụng nên bây giờ nó hơi đau,cần phải chăm sóc nhiều hơn mới mau khỏi.

- Tôi hốt hoảng, lo lắng cho nó. Thế rồi, nó cũng khỏe mạnh trở lại. Tôi rất mừng vì điều đó.

- Tôi hối hận rất nhiều, tự trách mình vì đã làm tổn hại đến một loài vật bé nhỏ, đáng thương. Tự hứa với bản thân sẽ luôn yêu thương, quan tâm đến nó nhiều hơn.

  1. Cảm nhận về CON MÈO

- Chú mèo là một con vật dễ thương, ngoan ngoãn.

- Đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thương nó như ngày đầu đem về nuôi.

III.KẾT BÀI

- Chú mèo là một người bạn thân thương của tôi.

- Tôi hứa rằng tôi và nó sẽ luôn là đôi bạn thân của nhau.

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

Tôi nhớ rất rõ mỗi lần tôi và Ngọc Ngân đi học mẫu giáo về, từ xa, Si Tô đã đứng ngay sau cánh cổng đợi, ánh mắt hướng về phía chúng tôi. Ba mẹ mở cửa và Si Tô rất mừng, nhảy cẫng lên vui mừng thật đáng yêu! Ba tôi khép cửa và tôi, Ngọc Ngân vuốt ve bộ lông mượt mà ấy, thực sự rất thích Si Tô nằm xuống và ngước nhìn kêu lên “ư ử” như muốn nói ràng “chào hai chị - cử chỉ thân thiện, đáng yêu làm sao! Lúc ấy, tôi bảo: “Si Tô đợi hai chị cất cặp nha!”. Rồi tôi và Ngọc Ngân lon ton chạy vào nhà cất cặp và thưa ông bà ngoại đi học mới về. Sau đó bà ngoại đưa tôi đồ ăn nhẹ buổi chiều của Si Tô. Tôi, Ngọc Ngân cho Si Tô ăn. Si Tô ăn rất chậm rãi, chắc nó không đói lắm. Sau đó, tôi lấy một hộp sữa trong tủ lạnh đổ vào chén của Si Tô một nửa, Si Tô hớp từng ngụm nhỏ trong bát. Ăn xong, tôi và Ngọc Ngân ôm Si Tô chơi với nhau.Sau đó, ba ra tắm cho Si Tô rồi mặc đồ cho nó.Trông nó thật đáng yêu làm sao, giống như một cô “công chúa nhỏ”! Và ngày nào cũng thế, tình bạn của chúng tôi ngày càng khăng khít hơn, không xảy ra chuyện gì. Si Tô là một chú cún nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu, thân thiện.

Si Tô là chú bảo vệ nhỏ của nhà tôi. Tuy “nhỏ nhưng có võ”. Mồi lần có tiếng động hay người lạ, Si Tô sủa vang ầm ĩ cả nhà.

Và một ngày thật đáng buồn! Hôm ấy khi tôi còn là một đứa trẻ cấp hai, vào đêm cỡ chín giờ hơn thì gia đình tôi cho Si Tô ăn cơm rồi và nó đang nằm dài ngoài sân. Lúc đó, cửa chính đang mở hé nhỏ vì chị tôi mới ra ngoài mua đồ gần nhà sẽ về nhà liền nên đóng cửa hờ lại. Sau đó, ba tôi định ra ngoài sân đổ xích Si Tô lại thì không thấy nữa. Ba hỏi mọi người con Si Tô đâu rồi ai cũng nói không biết và tôi nhớ ra lúc nãy chị hai đi ra ngoài và tôi nghe tiếng Si Tô sủa to nhưng tôi nghĩ là mấy người hàng xóm hay mấy đứa bạn cùng tuối tôi hoặc lớn hơn hay đi qua nhà ngoại tôi vào buổi tối nên tôi không quan tâm lắm và sau đó thì không nghe tiếng chó sủa gì cả. Và rồi tôi cùng Ngọc Ngân, ba, cậu và anh đi kiếm vòng vòng quanh đâu đó và hỏi người ta có thấy không, có người nói là tôi không biết, tôi không thấy, có cô kia thì nói: “Khi nãy có thấy một đứa con trai tầm hai mươi vô nhà rồi ra có mang theo cái ba-lô, tôi tưởng người nhà mấy anh nên không để ý lắm”. Cô nói thêm là: “Đứa con trai đó mặc áo đen hay xanh gì đó tại tối quá tôi nhìn không rõ với không nhớ kĩ lắm”. Nhưng hôm đó nhà tôi không ai mặc áo như vậy cả. Sau đó ba tôi cám ơn cô xong ba nói: “Thôi về nhà đi, người ta bắt con Si Tô mình rồi không kiếm được đâu!”.

Sau đó chúng tôi về nhà, tôi và Ngọc Ngân rất buồn vì chú chó con ấy rất dễ thương và thân với hai chị em tôi. Lúc đó, đây là lần đầu tiên mà tôi thấy trống rồng khi biết mình đã mãi mãi mất đi một người bạn thân rất tốt bụng và thân thiện.

Tôi nhớ mãi cái hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh ngày nào của Si Tô. Từ đó vẻ sau, gia đình tôi không nuôi chó nữa, kông phải chúng tôi hết yêu chúng mà là vì sợ việc này sẽ xảy ra một lần nữa và lại buồn khi nhìn thấy một con vật hiền lành, đáng yêu của mình bị người khác bắt đi.



18 tháng 12 2017

DÀN Ý CHI TIẾT

ĐỀ BÀI: GIÚP ĐỠ BÀ CỤ ĐI QUA ĐƯỜNG

I. MỞ BÀI

- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua đường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

2. Giúp bà qua đường

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám qua.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bên kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- Về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.

Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.



28 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

 

Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.

Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

 

Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.

Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.

20 tháng 9 2019
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẹ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được. Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.
Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ. Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… và cao hớn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng và văn minh. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.
20 tháng 1 2019

*GIỐNG : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình.
*KHÁC : - " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn .
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.