K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2017

Đáp án A

Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp muôn vàn khó khăn, trong đó là tình trạng ngoại xâm nội phản với 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc và 1 vạn quân Anh Pháp ở miền Nam, tháng 2/1946, Tưởng Pháp ký Hiệp ước Hoa Pháp, theo đó Tưởng rút quân về nước, Pháp ra Bắc giải giáp quân Nhật. Ngày 6/3/1946 ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ, đồng ý cho Pháp thay quân Tưởng nhằm tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

4 tháng 2 2021

- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.

- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng, Chính phủ chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.

BN tham khảo nha 

Trước khi có Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) chủ trương của Đảng và chính phủ ta là chống Pháp và hòa với Tưởng, vì thế ta chủ trương tiến hành kháng hiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đây là hành động quyết liệt thể hiện sự cảnh cáo đanh thép với kẻ xâm phạm nền độc lập dân tộc. Đối với quân Tưởng thì ta chủ trương nhân nhượng nhưng có nguyên tắc. 

Sau Hiệp định sơ bộ, ta chủ trương nhân nhượng hòa hoãn với quân Pháp để tập trung, lợi dụng quân Pháp đánh đuổi quân Tưởng về nước. Cụ thể ta đã ký với Pháp hiệp định sơ bộ, tiếp đến là bản Tạm ước. Theo đó nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. 

29 tháng 1 2017

- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.

- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.

18 tháng 4 2020

Câu 2:

- Do chính quyền ta cò non trẻ nên tránh tình trạng phải đối phó với nhiều kẻ thù. Vì vậy, từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, ta nhân nhượng với quân Tưởng để đánh thực dân Pháp.

- Sự nhân nhượng đó đúng vì: Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 6:

- Ý nghĩa:

+ Hiệp định giơ -ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia.

+ Hiệp định là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dưh hội nghị cam kết tôn trọng.

+ Với hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước; Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

18 tháng 4 2020

Câu 4: Nội dung chủ yếu của Hiệp định sơ bộ?

Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết với nội dung:

- Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Người Pháp ở Việt Nam.



16 tháng 4 2019

- Nghe tin chính phủ Nhật xin đầu hàng, hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (họp từ ngày 13 đến 15-8-1945) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi Đồng minh vào.

- Ngày 16, 17 – 8, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Mih đứng đầu.

- Chủ tích Hồ Chí Minh gửi thư đến đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

17 tháng 3 2019

Đáp án D

Nước ta sau cách mạng tháng Tám gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt nạn thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc và 1 vạn quân Anh, Pháp ở miền Nam.Việc kí hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 ta ký với Pháp, qua đó, có thêm thời gian củng cố lực lượng, đồng thời đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta, kéo dài thời gian và chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến lâu dài về sau, bảo toàn lực lượng để đối đầu với thực dân Pháp. Đây là một sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng.

14 tháng 4 2017

Thể hiện ở chỗ phải giải phóng dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh đổ bộ. Hồ Chủ tịch và mặt trận Việt Minh ra chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.Trong hoàn cảnh sau đảo chính tháng 3,năm 1945,quân Nhật đảo chính Pháp,Nhưng Phát xít Nhật đã tan rã trên toàn mặt trận Viễn đông(hồng quân Liên Xô đánh tan 1 triệu quân Quan Đông,trên Trung Quốc,Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi ro si ma va Na ga xa ki),Ở Đông Dương phát xít Nhật giãy chết,hoang mang cực độ,Ta nắm thời cơ giải phóng dân tộc,làm chủ đất nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc,xây dựng đất nước tự chủ,không để cho quân Đồng minh lấy danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật mà tái chiếm đất nước,Lực lượng cách mạng từ quân sự đến chính trị đã lớn mạnh đủ sức đánh bại kẻ thù
Như vậy sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố bên ngoài và bên trong,sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và chủ quan đã có đủ và chín muồi,tổng khởi nghĩa giành chính quyền là một quyết định thể hiện sự tài tình,sáng tạo và kịp thời của Đảng Cộng sản và Hồ Chủ tịch.Trong Tuyên ngôn độc lập,Hồ chủ tịch viết:Pháp chạy,Nhật hàng,vua Bảo Đại thoái vị,nhân dân ta đã đứng lên

14 tháng 5 2022

tham khảo-------

* Thứ nhất, sự lãnh đạo kịp thời: Đảng đã tận dụng thời cơ “ngàn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

- Nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (họp từ ngày 13 đến 15-8-1945) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền trước khi Đồng minh vào.

- Ngày 16, 17 - 8, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

* Thứ hai,  sự lãnh đạo sáng tạo: Đảng ta đã kết hợp tài tình giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị