K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

* Các nhân tố tự nhiên:

  • Tài nguyên đất
  • Tài nguyên khí hậu
  • Tài nguyên nước
  • Tài nguyên sinh vật

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

  • Dân cư và lao động nông thôn
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật
  • Chính sách phát triển nông nghiệp
  • Thị trường trong và ngoài nước

b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:

* Điều kiện tự nhiên 

- Thuận lợi:

  • Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớn
  • Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao

→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...

* Kinh tế - xã hội: 

- Thuận lợi:

  • Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
  • Có một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...
  • Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

- Khó khăn:

  • Thiếu lực lượng lao động
  • Cơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...
3 tháng 10 2017

Đáp án D

21 tháng 3 2021

 Có thể lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:

   + Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

   + Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lũ lụt, hạn hán, bão,…).

14 tháng 5 2021

\(\text{C. Vị trí địa lí}\)

25 tháng 2 2022

tham khảo:

undefined

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…

18 tháng 5 2018

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như sau:

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị.

- Tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển.

- Kinh tế - xã hội: dân cư – lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường, cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách.

Hiện nay, nhân tố quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp là:

- Đường lối công nghiệp hóa;

- Thị trường;

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật

7 tháng 11 2023

* Các nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.

+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.

+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.

=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.

* Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.

7 tháng 11 2023

Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.