K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

 Đôi bạn 

1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa. 

2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

 - Cứu với ! 

Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 

3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 

- Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi. 

- Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người. 

– Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên

1
19 tháng 2 2019

Lời giải:

Hai bạn kết bạn với nhau ở quê Mến.

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Tình bạn      Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!     Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

     Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

    - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

131

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

VD: Chú Cún con rất thông minh. 

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp :

Cậu đừng nói thế , chúng mình là bạn mà

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:                                                Ai có lỗi ? Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:

                                                Ai có lỗi ? 

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

 Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"

 Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại  nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

 Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

 Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

 - Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu

- Ta lại thân nhau như trước đi !

 Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

 - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

 - Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.

 Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.

 - Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

 - Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

 - Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

 - Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.

Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

2
10 tháng 10 2019

Cô- rét- ti đã chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm nguệch ra một đường xấu trên vở, khiến cho En-ri- cô nổi giận

18 tháng 3 2022

đáp án c nhé 

nếu sai mong bạn thông cảm 

Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào...
Đọc tiếp
Các bạn giúp mình bài này với Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm) A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng. B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ. C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết. D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt. Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm) A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí. Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm) A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn. B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông. C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân. D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn. Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm) A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn. B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ. C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ. D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm. Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm) Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm) Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm) Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. B. Báo hiệu lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu phần chú thích. D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm) “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm) a) Chiếc lá: b) Bầu trời:
2
10 tháng 9 2021

1.d              2.a          3.a              4.c

5.Câu chuyện cho em bài học là không được nhút nhát.

Đọc tiếp...`

12 tháng 4 2022

đánh gì kinh giữ

A. Kiểm tra ĐọcHọc sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:Vịt con và gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con...
Đọc tiếp

A. Kiểm tra Đọc

Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu:

Vịt con và gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!" Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. (Theo Những câu chuyện về tình bạn)

Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? ( 0,5điểm )

Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau:

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.

[ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.

[ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to.

1
29 tháng 8 2019

- Theo thứ tự: S , Đ , S

bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.d,Lệnh cho...
Đọc tiếp

bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:

1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?

a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.

b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.

c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

d,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con trâu

2.Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua?

a,Vì dân chúng quá nghèo khổ.

b,Vì gà trống không đẻ trứng được.

c,Vì nhân dân không có ruộng dất để cày bừa.

d,Vì họ không có trâu để nộp.

3.Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của vua là vô lí?

a,Cậu kể cho vua nghe một câu chuyện cổ tích.

b,Cậu giải thích cho vua nghe về cuộc sống cực khổ,vất vả của người nông dân.

c,Cậu nói một chuyện khiến nhà vua nghe là vô lí:bố đẻ em bé.

d,Cả a,b,c đều đúng.

4.Câu chuyện nói lên điều gì?

a,Sự vô lý của nhà vua.

b,Ca ngợi sự thông minh của nhà vua khi tìm người tài giỏi ra giúp nước.

c,Ca ngợi sự nhân từ của nhà vưa.

d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.

2
4 tháng 10 2020

Câu 1: c, Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

Câu 2: b, Vì gà trống không đẻ trứng được.

Câu 3: c, Cậu nói một chuyện khiền nhà vua nghe là vô lí: bố đẻ em bé.

Câu 4:d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.

Chúc bạn làm bài tốt!

11 tháng 10 2020

1 TÌM Gà TRỐNG ĐẺ TRUNG

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.Chim Sâu con lại hỏi:- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người...
Đọc tiếp

Một hôm, Chim Sâu vào rừng chơi và được nghe Họa Mi hót. Về tổ, Chim Sâu phụng phịu nói với bố mẹ:
- Bố mẹ ơi! Sao bố mẹ sinh con ra không là Họa Mi, mà lại là Chim Sâu?
- Bố mẹ là Chim Sâu thì con phải là Chim Sâu chứ! - Chim mẹ trả lời.
Chim Sâu con lại hỏi:
- Chúng ta có thể trở thành Họa Mi được không ạ?
- Tại sao con muốn trở thành Họa Mi?
- Vì con muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý.
Chim bố nói:
- Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót, con ạ! Con hãy cứ là Chim Sâu. Hãy bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quá.
Một thời gian sau, Chim Sâu đã khôn lớn.
Một buổi chiều, trời đầy bão dông, Chim Sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng Chim Sâu lên và đặt Chim Sâu trong chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh. Chú bé đến mở nắp hộp, nhẹ nhàng nâng Chim Sâu trên tay. Ông bố chú bé nói:
- Con hãy thả chú chim ra. Loài chim này rất đáng quý vì nó có ích với vườn cây lắm đấy!
Chú Chim Sâu chợt nhớ lại lời Chim bố ngày nào: "Người ta yêu quý chim không chỉ riêng vì tiếng hót". Cậu bé vuốt ve Chim Sâu rồi khẽ tung Chim Sâu lên cho chú bay đi.
Chú Chim Sâu liền bay tới cành na trong vườn và tìm bắt sâu. Chú vừa nghiêng nghiêng đầu tìm sâu vừa kêu những tiếng "tích tích". Những tiếng kêu "tích tích" của Chim Sâu khiến chú bé rất thích thú.
Sau đó, Chim Sâu làm tổ ở khu vườn ấy. Chú còn rủ thêm nhiều bạn chim tới trú ngụ, cùng nhau bắt sâu bảo vệ cây cối trong vườn.

nêu nội dung bài này

 

nhanh nha mai thi rồi

1
23 tháng 12 2018

ai cũng có một bản chất riêng của mình và không được đánh giá vẻ bên ngoài của chúng cho dù bên ngoài có xấu xí thì bên trong lại là một con vật biết bắt sâu giúp đỡ con người  

CHÚC EM HỌC GIỎI

Mn cho mk ý kiến bài viết ngắn kinh di sau ( 32848 : 2 x 33 ) , ( 749 : 3 x 23 )Bài 1 : Nó xảy ra vào đêm kỷ niệm 20 năm ngày cưới của bố mẹ tôi. Đó là một ngày nắng đẹp, thời tiết hoàn hảo để kỉ niệm cho ngày kết hôn tròn 20 năm của bố mẹ. Rõ ràng đây cũng là một kỉ niệm quan trọng nên bố mẹ tôi đã đặt bàn tại nhà hàng Ý yêu thích của cả gia đình. Bố mẹ và em gái tôi ra trước,...
Đọc tiếp

Mn cho mk ý kiến bài viết ngắn kinh di sau ( 32848 : 2 x 33 ) , ( 749 : 3 x 23 )

Bài 1 : 

Nó xảy ra vào đêm kỷ niệm 20 năm ngày cưới của bố mẹ tôi. Đó là một ngày nắng đẹp, thời tiết hoàn hảo để kỉ niệm cho ngày kết hôn tròn 20 năm của bố mẹ. Rõ ràng đây cũng là một kỉ niệm quan trọng nên bố mẹ tôi đã đặt bàn tại nhà hàng Ý yêu thích của cả gia đình. Bố mẹ và em gái tôi ra trước, tôi bận chuẩn bị quần áo nên sẽ ra sau.

Vào lúc 5:33 khi tôi vừa mới thắt xong cà vạt và điện thoại của tôi đang tắt nguồn bỗng nhiên báo tôi nhận được tin nhắn. Điều này thật kỳ lạ, nó sao có thể xảy ra được chứ. Tôi vừa kiểm tra tin nhắn vừa nghĩ. Hóa ra đó là tin nhắn từ mẹ tôi, nó là một tin nhắn rất lạ với tập hợp nhiều chữ cái và con số ghép thành dòng chữ Cứu tôi với. Ngay lập tức sau đấy, tôi lại nhận được một tin nhắn mới, "Xin lỗi, đó là tin nhắn tự động". Mặc dù thấy rất lạ, nhưng thấy yên tâm hơn, tôi lại tiếp tục chuẩn bị trang phục đang dang dở. 

Vài phút sau, tôi nhận được một tin nhắn khác, lần này là từ bố tôi. Nó cũng là một tập hợp nhiều chữ cái và số bao quanh cụm từ Xin hãy giúp tôi. Tôi bắt đầu thấy sợ, nhưng bố tôi hay say xỉn và tin nhắn kiểu này rất lạ nên tôi vẫn đang trấn an mình rằng bố đang đùa. Đúng lúc ấy tôi lại nhận được một tin nhắn mới, "Xin lỗi, đó là tin nhắn tự động". Bây giờ thì tôi thật sự hoảng loạn. Nửa phút sau tôi lại nhận được hai tin nhắn như vậy y hệt từ em gái tôi. Điều này không thể là ngẫu nhiên được. Tuyệt đối không thể. 

Trong tinh thần vô cùng lo lắng, tôi chạy như bay đến nhà hàng nhưng đã bị ngăn lại khi còn cách nhà hàng một đoạn vì có tai nạn xe hơi lớn. Khoảnh khắc ấy tim tôi đập lỗi nhịp và dường như tôi hiểu được điều gì đã xảy ra. Tôi yêu cầu được nhìn hiện trường tai nạn, thật ngạc nhiên, họ cho phép tôi vào. Khi vào hiện trường, hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy không phải là hai xe đổ nát, không phải ngọn lửa đang thổi bùng mạnh mẽ từ xe tai nạn mà là xác chết vô hồn của mẹ, bố và em gái tôi. Tôi yêu cầu ước tính thời điểm tử vong của người nhà - Báo cáo nói rằng họ đã chết ngay lập tức khi va chạm lúc 5:32. 

Bài 2 : 

 

 

4
16 tháng 2 2019

nghe đáng sợ quá, đề là j vậy ko hỉu

19 tháng 2 2019

\(\left(32848:2.33\right)\)

\(=16424.33\)

\(=541992\)

~ Học Tốt ~

 . .(2) Người lao động trí óc emmuốn kể chính là bố em . (1)Bố em là giảng viên của một trường đại học . (4) Công việc của bố là nghiên cứu và giảng bài cho sinhviên.(3) Tối nào cũng thấy bố ham mê đọc sách hoặc làmviệc trên máy vi tính (5) Nếu hôm sau là buổi giảng bài , bố em thường thức khuya hơn ngàythường .(6) Bố là tấm gương để em noi theo mãi mãi .

sắp sếp hợp lý chx bạn

21 tháng 2 2022

:| bài này có ở olm mà