K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2021
(Mặt trận) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó Mặt trận Việt Minh là nhân tố quan trọng góp phần tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành lực lượng chính trị hùng hậu để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đưa Cách mạng Tháng Tám đi tới thắng lợi vẻ vang.Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc
10 tháng 2 2021

**Hoàn cảnh:

*Thế giới:

- Hình thành 2 trận tuyến:

+ Lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu

+ Khối phat xít

*Trong nước:

- 28/1/1941: Nguyễn Ái Quốc về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng từ 10 -> 19/5/1841

- Chủ trương của hội nghị:

+ Giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách của Nhật và Pháp

+ Thực hiện khẩu hiệu: Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt Gian, giảm tổ, giảm tấc, chia lại ruộng công

+ Thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh

**Vai trò:

- Xây dựng lực lượng vũ trang:

+ 1940: thành lập đội du kích Bắc Sơn

+ 1941: Du kích Bắc Sơn đổi thành đội Cứu Quốc Dân

+ Phát động chiến tranh du kích

- Xây dựng lực lượng chính trị: bao gồm các đoàn thể Cứu quốc

**Ý nghĩa:

- Tập hợp các tầng lớp nhân dân vào mặt trận cứu quốc

- Hoạt động báo chí phát triển phong phú

- 22/2/1944: thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

17 tháng 3 2023

Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ dân tộc, xác định đúng kẻ thù, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, những khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng yêu cầu cách mạng, phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi bức thiết của mọi tầng lớp nhân dân, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân, là động lực cơ bản của Cách mạng Tháng Tám.

26 tháng 2 2022

Hoàn cảnh:Chiến tranh thể giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ

-Vai trò:thu hút đông đảo người dân tham gia làm nên thắng lợi
-Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong hội nghị thứ 8:đưa ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, 
quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.

HT

Nhớ k nhen

**Vai trò:

- Xây dựng lực lượng vũ trang:

+ 1940: thành lập đội du kích Bắc Sơn

+ 1941: Du kích Bắc Sơn đổi thành đội Cứu Quốc Dân

+ Phát động chiến tranh du kích

- Xây dựng lực lượng chính trị: bao gồm các đoàn thể Cứu quốc

3 tháng 3 2021

Nhân vật - Sự kiện

Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thứ năm, 27/08/2020

 Chia sẻ

(Mặt trận) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó Mặt trận Việt Minh là nhân tố quan trọng góp phần tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành lực lượng chính trị hùng hậu để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đưa Cách mạng Tháng Tám đi tới thắng lợi vẻ vang.

Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc

Nhân vật - Sự kiện

Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó Mặt trận Việt Minh là nhân tố quan trọng góp phần tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành lực lượng chính trị hùng hậu để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đưa Cách mạng Tháng Tám đi tới thắng lợi vẻ vang.

Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc

Tham khảo

Đối với cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng (sgk 12 trang 109 – 111) Đây là nhân tố chủ quan tối quan trọng giúp đảng ta có thể chớp thời cơ giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Đối với cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng (sgk 12 trang 109 – 111) Đây là nhân tố chủ quan tối quan trọng giúp đảng ta có thể chớp thời cơ giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám.

21 tháng 2 2021

1.Sự thành lập.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945

Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.

-Mặt trậnViệt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.

-Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

-Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

-Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị cho kháng chiến.

14 tháng 3 2019

Hồ Chí Minh với sự thành lập Mặt trận Việt Minh Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của mặt trận dân tộc thống nhất. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh vì cho rằng: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công” . Ngoài Hội phản đế đồng minh, trong giai đoạn 1930 - 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương còn tổ chức nhiều mặt trận khác như Hội phản đế liên minh (3/1935), Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (tháng 6/1936), Mặt trận Dân chủ thống nhất (tháng 3/1938), Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương (tháng 11/1939).Ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau, mang những tên gọi khác nhau và phải thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng các mặt trận nói trên đều chưa có sự tham gia của đông đảo quần chúng . Nói một cách khác, “công năng” của các mặt trận đó vẫn chưa được khai thác triệt để, tính dân tộc của các mặt trận chưa cao. Đây chính là vấn đề Hồ Chí Minh không ngừng trăn trở. Sau nhiều năm hoạt động quốc tế, cuối năm 1938 Hồ Chí Minh đã trở về Trung Quốc và tìm cách bắt liên lạc với phong trào cách mạng trong nước. Theo Võ Nguyên Giáp, vào tháng 10 năm 1940 khi còn ở Quế Lâm - Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã bàn với các cộng sự của mình rằng: “trước tình hình mới, vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp . Như vậy, ý tưởng về một mặt trận mang tên dân tộc, đặt trong phạm vi dân tộc để khơi dậy tinh thần dân tộc đã được Hồ Chí Minh ấp ủ từ trước khi Người về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ Chí Minh chính thức về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Về đến Cao Bằng, rất nhanh chóng Người cho xây dựng thí điểm các tổ chức cứu quốc ở ba châu (tức huyện) Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình. Kết quả là sau 3 tháng, các tổ chức cứu quốc ở đó đã quy tụ được khoảng 2.000 hội viên thuộc đồng bào các dân tộc với đủ thành phần, lứa tuổi. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, cuối tháng 4 năm 1941, “một hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng được triệu tập để tổng kết kinh nghiệm tổ chức các hội quần chúng như: Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc nhằm tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh trong toàn quốc” [1, tr.109]. Thực tiễn xây dựng các tổ chức cứu quốc ở Cao Bằng và những kinh nghiệm được đúc rút tại Hội Nghị đã trở thành cơ sở thực tiễn và lý luận để Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) nhanh chóng đi đến kết luận về hình thức Mặt trận cần thành lập. Dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương 8 đã xem xét lại toàn bộ chiến lược cách mạng của Đảng và đưa ra những quyết định lịch sử. Trước hết, Hội nghị đã chuyển hướng chiến lược từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng giải phóng dân tộc: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng” [3, tr.119]. Để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, trước hết, Đảng phải tìm ra một hình thức mặt trận mới, có khả năng quy tụ tất cả những người Việt Nam yêu nước. Phiên họp cuối cùng của Hội nghị Trung ương 8 ngày 19 tháng 5 là thời điểm Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) được chính thức thành lập. Với quyết định này, Hội nghị Trung ương 8 đã sáng lập ra một hình thức mới của mặt trận dân tộc thống nhất mà ngay tên gọi của Mặt trận - Việt Nam độc lập đồng minh - đã hiển thị rất nhiều thông điệp quan trọng. Đó là mặt trận đặt trong phạm vi dân tộc Việt Nam chứ không phải trên phạm vi Đông Dương như trước; mục tiêu cao nhất của Mặt trận là giành độc lập và mặt trận này đứng về phía đồng minh để chống phát xít. Tên gọi Mặt trận do Hồ Chí Minh lựa chọn đã thể hiện tính dân tộc và tính chính nghĩa nên có sức hiệu triệu to lớn. Như vậy, sự ra đời của Mặt trận Việt Minh là kết quả của một quy trình nhận thức và hành động cẩn trọng, nhất quán của Hồ Chí Minh. Người đã ấp ủ ý tưởng, chia sẻ ý tưởng với các cộng sự, thử nghiệm ý tưởng trên thực tiễn, đưa kết quả đạt Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(103) - 2016, 72 được cho Hội nghị thảo luận và cuối cùng, nó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Trong sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đóng vai trò người sáng lập.

11 tháng 4 2020

Phân tích những diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hội nghị nhận định, cách mạng Việt Nam lúc này phải là cách mạng giải phóng dân tộc. Để làm tròn nhiệm vụ đó, công việc cốt yếu của Đảng lúc này là phải liên minh tất cả các lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng Nhật. Để hoàn thành nhiệm vụ giải pháp dân tộc, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Khẩu hiệu chính của Việt Minh là: Phản Pháp, kháng Nhật, liên Hoa, độc lập.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình.

Nhờ có chính sách đúng, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân mà tổ chức và phong trào Việt Minh, phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp nước.

Ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Nhân sự kiện này, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào trong 2 ngày 16 và 17/8/1945. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương đề nghị, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội đã cử ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, một hình thức của Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, do lãnh tụ Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) làm Chủ tịch.
Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên phạm vi cả nước.