K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2023

Chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng và hạn chế như sau:

Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản:

Khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Chủ nghĩa tư bản tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Tăng trưởng và sự giàu có: Chủ nghĩa tư bản tạo ra cơ hội để tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự giàu có cho các cá nhân và xã hội.

Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Chủ nghĩa tư bản khuyến khích sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Hạn chế của chủ nghĩa tư bản:

Ung thư xã hội: Chủ nghĩa tư bản có thể tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, tăng cường sự bất công và gây ra các vấn đề xã hội như thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói.

Tập trung quyền lực: Chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực vào tay một số ít người giàu có, gây ra sự thiếu cân bằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác.

Môi trường và tài nguyên: Chủ nghĩa tư bản có thể đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, gây ra biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường.

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản có những tiềm năng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra sự giàu có, nhưng cũng có những hạn chế như sự chênh lệch giàu nghèo, tập trung quyền lực và tác động tiêu cực đến môi trường.

11 tháng 11 2017

Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là không có sự kết hợp giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến tay sai. Đến phong trào Ngũ tứ hạn chế này đã được khắc phục khi kết hợp đồng thời cả 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong, giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “giết hết bọn giặc bán nước”, ….

Đáp án cần chọn là: C

Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải...
Đọc tiếp
Sau khi học bài 4: Các nước Đông Nam Á ( Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ) Ta có câu hỏi: Câu hỏi 1: Tại sao Thái Lan có thể cải cách nhanh như vậy? Câu hỏi 2: Chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã tác động như thế nào đến các dân tộc ở Đông Nam Á ? Tại sao các nước đế quốc Âu - Mĩ lại quan tâm đến các nước ở Châu Á - Thái Bình Dương ? Câu hỏi 3: Hãy viết một bài báo lý giải vì sao trong điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được thực hiện hóa? Gợi ý: Tìm hiểu về sự hình thành triều đại Charkit ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Tìm hiểu về nền kinh tế ở hai quốc gia. Tìm hiểu về cơ cấu xã hội của 2 quốc gia.
0
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

22 tháng 3 2019

Tư bản Pháp không phải là người đầu tiên đến Việt Nam nhưng lại là người “bám trụ” đến cuối cùng ở Việt Nam thông qua vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Các giáo sĩ đội lốt gián điệp đã tích cực hoạt động, gây dụng cơ sở ở cả trong Nam ngoài Bắc và trở thành người đi tiên phong vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

9 tháng 3 2016

- Từ thực trạng kinh tế-xã hội khủng hoảng...,
- Nội dung của các đề nghị cải cách:
Đổi mới công việc công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước PK.
- Những sĩ phu tiêu biểu:
- Từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc xâm lược của Pháp.
- Một số sĩ phu, quan lại từng được chứng kiến sự phồn thịnh của TB Âu-Mĩ và thành tựu văn hoá phương Tây.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Những sĩ phu, quan lại và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.

 

- Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Nguyên nhân:
SGK
- Triều đình PK bảo thủ, bất lực, không chấp nhận những thay đổi, từ chối mọi sự cải cách

9 tháng 3 2016

Bối cảnh lịch sử của các sĩ phu yêu nước Việt nam đề nghị cải cách Duy Tân:

- Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra.

- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở nên sâu sắc.

- Trong khi đó, thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta.

Động cơ đề nghị cải cách

- Yêu nước, thương dân.

- Muốn nước ta cường thịnh bằng các nước xung quanh, đủ sức đối phó với âm mưu xâm lược từ bên ngoài.

Những đề nghị cải cách Duy tân không thực hiện được vì:

- Muốn cải cách thành công phải có sự đồng thuận từ trên xuống; quyết tâm của người lãnh đạo; ủng hộ của quần chúng nhân dân.

- Phải có những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công cuộc cải cách giành thắng lợi; những đề nghị cải cách phải phù hợp với đất nước.

- Các đề nghị cải cách nói trên còn mang tính lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại; giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt nam là nhân dân ta với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.

- Cải cách Duy tân cuối thế kỉ XIX, thiếu sự quyết tâm của triều đình, do triều đình Nguyễn còn bảo thủ, không chịu thích ứng với hoàn cảnh, không chịu thay đỏi trước những biến đổi của thời đại.

- Điều này làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc không có lối ra.

- Hơn nữa, những đề nghị cải cách chưa đủ khả năng thắng tư tưởng bảo thủ.

- Dù không thực hiện được, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.

19 tháng 4 2016

*Chứng minh vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp 1789.

- Quần chúng nhân dân Pháp đã làm nên sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định (lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nền Cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng ngoại xâm).

- Quần chúng đã thúc đẩy Cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tâng lớp đại tư sản, tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng ngũ phản Cách mạng.

+ Giai đoạn 1: quần chúng nhân dân chiến đánh ngục Ba-xti (14-7-1792): Cách mạng nổ ra và thắng lợi.

Hạn chế quyền hành của nhà vua.

Xoa bỏ đẳng cấp.

+ Giai cấp 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản (10-8-1792)

Xóa bỏ chế độ quân chủ.

Lập nền Cộng hòa đầu tiên của Pháp

Xử tử vua Lu-i XVI (21-1-1793)

+ Giai đoạn 3: Một lần nữa, quần chúng đứng lên khởi nghĩa, phái Gia-cô-banh lên cầm quyền (31-5, 2-6-1793).

- Quần chúng nhân dân đóng vai trò là động lực chủ yếu của cách mạng, xoay chuển tình thế cách mạng và đẩy cách mạng phát triển đi lên, đỉnh cao là thời Gia-cô-banh.

* Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Cách mạng tư sản Pháp:

- Mặt tích cực:

+ Cách mạng tư sản Pháp là điển hình cho thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lí luận cách mạng tư sản... Các nhà tư tưởng Mông te xkiơ, Rút xô, Vôn te... (với trào lưu "triết học ánh sáng") đã để lại cho nhân loại những tư tưởng tiến bộ, có tác dụng thức tỉnh quần chúng, mở đường cho cách mạng tư sản bùng nổ, đồng thời đặt nền móng cho cơ cấu nhà nước tư bản chủ nghĩa.

+ Trong cách mạng tư sản Pháp, quần chúng đóng vai trò tích cực, chủ đạo.

+ Có những ống hiến lớn lao trong việc hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, một thị trường Tư bản chủ nghĩa thống nhất.

+ Cách mạng tư sản Pháp chú trọng đến con người, bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nêu lên công thức nổi tiến "Tự do - bình đẳng - bắc ái" mà đến nay nhân loại tiến bộ còn phấn đấu để thực hiện.

- Mặt hạn chế:

+ Coi nhẹ quyền lợi giai cấp công nhân, thừ nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, thừa nhận sự bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của tư sản. Điển hình là năm 1791, chính quyền tư sản đã cho ra đời đạo luật Sa-pơ-lie cấm công nhân lập hội và đình công.

+ Không giải quyết được những lợi ích thiết thân cho bình dân thành thị và bần nông

+ Bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền không lên án chế độ thuộc địa. Về sau, Pháp là một trong những nước đi đầu trong việc xâm chiếm thuộc địa.