K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3 “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã....
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3

 

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

 

(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

 

Đọc văn bản trên và cho biết:

a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)?

b.Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ

thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm).

c.Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?

(0,5 điểm)

0

Quản ngục trong tác phẩm nào vậy ạ?

Mình kiếm trên mạng thì thấy có tác phẩm "Chữ người tử tù" nhưng mà ông quản ngục trong đó hiền khô mà.

29 tháng 3 2023

Chữ người tử tù 

có 2 ý kiến 1 là đồng ý với ý kiến: Viên quản ngục này là một thanh âm trong trẻo vì sao

2 là đó

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. Chuẩn bị nói

- Lựa chọn đề tài: Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?

- Tìm ý và sắp xếp ý:

+ Như thế nào là truyện ngắn không có cốt truyện?

+ Tại sao “truyện ngắn không có cốt truyện” nhưng vẫn hay và hấp dẫn bạn đọc?

+ Những lí lẽ và bằng chứng nào cho thấy điều này?

- Xác định từ ngữ then chốt

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu các thông tin cần thiết xung quanh vấn đề nêu ra để thảo luận.

- Ghi vắn tắt ý kiến của bản thân về vấn đề thảo luận.

- Sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng đi đến cách hiểu thoả đáng về vấn đề.

2. Thực hành nói và nghe 

 

Người nói

Người nghe

- Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận.

- Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận riêng của mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó.

- Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhấn mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận.

- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra ý kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực.

- Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi chép những điểm cần tranh luận với người nói.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

* Bài nói mẫu tham khảo:

     Có ý kiến cho rằng: “Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Bạn nghĩ sao về những “truyện không có cốt truyện”? Theo bạn, một câu chuyện “không có cốt truyện” liệu có còn hay và hấp dẫn bạn đọc? Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.

     Trước hết, chúng ta cần biết rằng như thế nào là “cốt truyện”, “truyện không có cốt truyện”? Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện; nó bao gồm các giai đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch. Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ : Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội. Cốt truyện được nhà văn xây dựng gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Nhờ đó, câu chuyện thêm phần kịch tính, hấp dẫn bạn đọc. Vậy sẽ ra sao nếu “truyện không có cốt truyện”? Khái niệm “truyện không có cốt truyện” chỉ mang tính ước lệ và quy ước cao, nó đánh dấu một sự cách tân nghệ thuật  của các nhà văn hiện đại trong lĩnh vực tự sự học. Truyện không có cốt truyện thường có sự đan xen phức tạp giữa tự sữ với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật. Hiểu một cách đơn giản, truyện không có cốt truyện là loại truyện không có những tình huống li kì lắt léo, không thể tóm tắt, khó có thể kể lại được do kĩ thuật tự sự “dòng ý thức” của nhà văn đem lại. 

     Nhắc đến “truyện không có cốt truyện”, những sáng tác của Thạch Lam được coi là thành công nhất. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy. 

     Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận về tình yêu quê hương, tình yêu gia đình và mối tình đôi lứa hồn nhiên, trong sáng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng bạn đọc nhưng suy tư, trăn trở về con người, về cuộc đời. Đó chính là thành công của một tác phẩm “truyện không có cốt truyện”. 

30 tháng 8 2023

Lựa chọn đề tài: Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do?

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật quản ngục:

+ Tả về ngoại hình của viên quản ngục: Một người tuổi trung niên; Khuôn mặt như mặt ao;… Với những chi tiết miêu tả của Nguyễn Tuân thì viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu.

+ Tính cách của viên quản ngục: Nhân vật viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết và ông lại còn yêu cái đẹp; Viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật; … Bên cạnh đó ông lại còn có tấm lòng khâm phục những người tài hoa.

+ Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa lên nhân vật quản ngục có được một tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, những điều có được giá trị thẩm mĩ.

- Nhận xét chung về viên quản ngục: Không phải là người uy quyền, tự do

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (“Quan Âm Thị Kính”) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

     Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:

                                                            “Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn

                                                     Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”

     Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.

     Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi...
Đọc tiếp

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi sẽ qua đi.Giống như cơn mưa rào ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cũng sẽ trời quang mây tạnh. 10. Cuống sống và lòng tin chỉ mất có một lần 11. Nếu không phải của mình, đừng cưỡng cầu làm gì, cưỡng cầu chỉ biết mất những thứ vốn dĩ có thể đạt được. 12. Không phải tất cả vết thương sẽ chảy máu. Cũng không phải chỉ có chảy máu mới đau. 13. Hãy đối xử tốt với chính mình vì đời người chớp mắt đã trôi qua, phải thương yêu người yêu mình vì kiếp sau chưa chắc đã gặp lại. 14. Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra. 15. Đường đời rất rộng nhưng tất cả chúng ta không thể đi trên cùng một hàng, phải có người bước trước và người đi sau. Những người đi trước chưa chắc là người giỏi, những người đi sau cũng chưa chắc đã là ngững người kém, quan trọng là chúng ta có thể đi được đến cái đích mà chúng ta muốn. 16. Không tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nữa trước khi bắt đầu. 17. Hãy chậm rãi trong việc chọn bạn và càng chậm rãi hơn trong việc thay bạn 18. Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu. 19. Hãy luôn đặt ta vào vị trí của người để biết rằng nếu ta đau chắc chắn người cũng đau như ta vậy. 20. Đôi lúc, cuộc đời để ta ngập cìm trong rắc rối nhưng không phải để chúng ta chết chim mà là để chúng ta học cách bơi. 21. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã, hãy cố hạ cánh bằng lưng. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lí trí kéo bạn dậy. 22. Hãy sống là chính mình, bình thường chứ không tầm thường. 23. Một nụ cười có thể thay cách nhìn một con người, một cái ôm có thể thay một lời cảm thông, một lời nói có thể cứu vãn cả một người. 24. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự thiếu hiểu biết mà chính là ở ý chí. 25. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 26. Một số phụ nữa chọn theo đuổi người đàn ông của mình và một số chọn theo đuổi ước mơ. Nếu ạn còn phân vân chọn cách nào, hãy nhớ rằng, sẽ không bao giờ có chuyện một ngày nọ sự nghiệp thức dậy và nói không còn yêu bạn nữa. 27. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. 28. Một cuốn sách hay có thể thay đổi số phận biết bao người. 29. Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưn ta được chọn cách mình sẽ sống. 30. Chúng ta đừng đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình rồi sau đó lại dành cả cuộc đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác. 31. Mỗi người có thể có những lý do khác nhau để sống cuộc sống của chính họ. Bạn không thể quỵ chụp tất cả những lý do đó đều giống như nhau. 32. Trong trò chơi cuộc sống, trước khi bạn nhận được bất cứ cái gì, bạn phải cho đi một thứ gì đó! 33. Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá. Hãy về tìm nó ở trong ta. 34. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân mình, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này, “thánh” còn có người ghét huống chi là người bình thường. Tốt đến mấy cũng sẽ có người ghét bạn nên hãy chỉ là chính mình thôi bạn nhé!. 35. Sự thay đổi của cuộc sống là điều không tránh khỏi - việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi. 36. Giá trị của đồng tiền nằm ở cách tiêu. Giá trị của con người nằm ở cách yêu và cách sống. 37. Cái tôi chính là thứ duy nhất hủy hoại mối quan hệ. Hãy là người trưởng thành, buông bỏ cái tôi của chính mình. 38. Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được tuyên bó khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy. 39. Hãy là những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường 40. Con người sinh ra không phải để tan đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác. 41. Đừng nói mà hãy làm, đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh. 42. Thái độ tốt nhất chính là: “Lưng của tôi không phải là một hộp thư thoại. Vui lòng nói bất cứ điều gì bạn muốn nói trước mặt tôi” 43. Hãy hướng về mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối 44. Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan trọng. 45. Đừng chiến thắng người khác bằng sự tranh cãi. Hãy đánh bại họ bằng nụ vười của bạn. Bởi vì những người luôn muốn tranh cãi với bạn không thể chịu đựng được sự im lặng của bạn. 46. Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó. 47. Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi như thế nào. 48. Im lặng và mỉm cười là hai thứ vũ khí lợi hại.Mỉm cười là để giải quyết nhiều vấn đề, im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xẩy ra. 49. Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao người. 50. Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người. 51. Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin. 52. Cái đầu quá nóng và trái tim quá lạnh không bao giờ giải quyết được việc gì 53. Một người thông minh giống như một dòng sâu, càng sâu thì càng ít gây ồn ào. 54. chờ đợi là chờ ở phía trước chứ đừng chờ ở phía sau. 55. Mỗi khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm cho mình một lối đi chức không phải là một lối thoát. 56. Đừng đề ra mục tiêu cho mình vì người khác cho đó là quan trọng vì chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình. 57. Đừng hủy hoại ngày hôm nay bằng một suy nghĩ tiêu cực của ngày hôm qua mà vì ngày hôm qua đã qua rồi 58. Bạn có khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình. Nếu bạn trông chờ điều này từ một người khác, rất có thể bạn sẽ thất vọng. 59. Đừng làm mòn giá trị bản thân bởi việc so sánh với người khác, bởi mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt. 60. Chỉ cần mỉm cười các bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng: cuộc sống vẫn rất thú vị. 61. Cuộc đời này là của mình vì sao lại phải sống vì người khác. 62. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 63. Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với những ai ra ngoài kia và nổ lực giành lấy nó. 64. Xin đừng có làm thinh trước những điều mà một người nói với bạn bằng cả con tim. 65. Sống đừng quan tâm người khác nói gì, bởi chỉ có bạn mới biết mình là ai 66. Không vấp ngả trước cuộc sống điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngả rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. 67. Có trải qua đau khổ, cay đắng con người ta mới hiểu ra được nhiều điều, mới nhìn nhận ra được những sự thật mà nếu như ta sống một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc ta không thể nhận ra. 68. Chiếc túi rỗng dạy bạn một triệu điều trong cuộc sống nhưng chiếc túi đầy lại làm hỏng bạn trong một triệu cách. 69. Tất cả mọi thứ chỉ quý giá ở hai thời điểm: trước khi có được và sau khi mất đi. 70. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy là những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười 71. Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc tốt đẹp của mình. 72. Mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong vài giây, hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đón nhận cái mới. 73. Mọi nỗi đau rồi sẽ qua đi, thời gian sẽ xóa nhòa mọi thứ. Cái chúng ta cần làm là phải yêu quý hiện tại hơn, quên đi quá khứ thì chúng ta mới được cứu rỗi, nắm bắt hiện tại thì chúng ta mới được yên lành. 74. Hạnh phúc của mình phải do mình nắm bắt, phải do chính mình bảo vệ. 75. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt đượ một cái gì đó còn tốt hơn. 76. Trong cuộc sống mấy ai không có lỗi? Biết lỗi sai, biết sửa sai mới thành người. Trong cuộc đời mấy ai không vấp ngã, vấp ngã rồi biết dậy mới là hay. 77. Những thứ bẩn thỉu thực sự không phải ở bên ngoài mà ở trên trong, nằm trong những trái tim của chúng ta. Chúng ta có thể gột sạch vết nhơ với nước nhưng chỉ có duy nhất một thứ chúng ta không thể xóa bỏ là hận thù và mục đích xấu đang gắn chặt trong tim chúng ta. 78. Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kỳ sự hoài nghi nào của người khác. 79. Cuộc sống chỉ mang lại cho chúng ta 10% cơ hội, 90% còn lại là do chúng ta trải nghiệm thế nào với nó. 80. Những người ai luôn dạy bạn những bài học đúng trong đời. Đó gọi là kinh nghiệm sống. 81. Muốn làm một việc cho thật tốt, cần phải có niềm đam mê và sự hăng say trong công việc. chính niềm đam mê, sự hăng say sẽ giúp nâng đỡ ta vượt qua những khó khăn và trở ngại trong công việc.

 82. Bạn sinh ra đã là một nguyên bản, đừng chết đi như một bản sao.

những câu này có nghĩa j giúp với đề lớp 10 nha

1
29 tháng 1 2020

đề dài v á 

xin lỗi mình học lớp 5

6 tháng 3 2023

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1)

- Xác định đối tượng, nội dung và yêu cầu của cuộc thảo luận.

- Xem lại văn bản Thị Mầu lên chùa và tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về vấn đề thảo luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài thảo luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Ý kiến của em như thế nào trước hai nhận xét nêu trên (Tán thành ý kiến nào hay tán thành cả hai; hoặc đồng ý với những điểm hợp lí nào của mỗi ý kiến mà mình cho là đúng,...)?

→ Em tán thành với cả hai ý kiến nhưng nghiêng nhiều vào ý kiến thứ hai. Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

+ Vì sao em lại có ý kiến như vậy (Vì sao em tán thành hoặc không tán thành ý kiến đánh giá Thị Mầu lẳng lơ, xấu tính và vì sao đồng ý hoặc không đồng ý với nhận xét Thị Mầu dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách?) ?

→ Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. 

+ Em sẽ sử dụng những dẫn chứng nào trong đoạn trích để làm rõ và thuyết phục mọi người về ý kiến của mình?

→ Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. 

 

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở đầu

Nêu vấn đề cần thảo luận: Nên đánh giá nhân vật Thị Mầu như thế nào?

Nội dung chính

+ Nêu ý kiến của em về vấn đề thảo luận (ví dụ: không đồng tình với ý kiến thứ nhất, ủng hộ ý kiến thứ hai hoặc có điểm đồng tình, có điểm không đồng tình với cả hai ý kiến,...).

+ Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục mọi người về ý kiến của mình.

Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của em và đề nghị mọi người trao đổi, thảo luận.

 

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

 

* Bài nói mẫu tham khảo:

Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ có sức sống lâu bền trong dân gian, vớ chèo trụ vững với thời gian là tác giả đã xây dựng thành công chân dung người phụ nữ với những tính cách trái ngược với xã hội phong kiến bấy giờ. Bởi vậy khi đọc hay xem vở chèo này: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) là người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách.

     Thị Mầu là một cô gái trẻ đẹp được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ Chèo rất đặc trưng, đa dạng, phong phú. Thị Mầu là biểu tượng của khát vọng tình yêu, là sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của tình yêu đối với những trói buộc khắt khe, vô nhân đạo của lễ giáo phong kiến khác với số đông nhân vật nữ chính khi ra trò đều mang những nét chung của tính cách được giáo dục trong nếp lễ giáo gia đình phong kiến với nền luân lý Nho gia. Nhân vật Mầu xuất hiện đã thu hút người nghe, người xem qua lời giới thiệu độc đáo. Thị Mầu là hình tượng khiến người tiếp nhận có ấn tượng đậm nét với vẻ ngoài của nhân vật. Vẻ đẹp ngoại hình của Mầu có sự cộng hưởng của cái yếm thắm trong đó thổn thức bộ ngực con gái thèm khát yêu đương, chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, với con mắt sắc như dao cau, với nụ cười tươi nở ra trên đôi môi đỏ mọng, và với cái thân hình uốn éo luôn để lộ những đường cong khêu gợi…Thị Mầu từ kịch bản văn học bước ra sân khấu đã hút hồn người xem bởi chính ánh mắt đong đưa, lúng liếng, lời nói ngọt ngào, sóng sánh như mật, nụ cười môi thắm, răng trắng ngọc ngà mời mọc, năm ngón tay búp măng nõn nà xòe, phẩy quạt, váy áo bay tung, dải thắt lưng xanh phấp phới, quấn quyện ngay trên đầu chú tiểu trẻ đang ngồi gõ mõ, niệm kinh, chịu trận như hóa đá... những bước đi vòng rộng nhún nhẩy, dáng dấp phóng túng bay bướm đầy ắp sinh khí như muốn phá tung mọi ràng buộc của lễ nghi phong kiến. Rõ ràng vẻ bên ngoài của Thị Mầu đã toát lên tính cách, việc làm, tâm tư của Thị. Nguyên tắc đối lập trong xây dựng nhân vật chèo cổ đã làm nổi bật hai hình tượng. Thị Kính – áo nâu sồng, miệng tụng kinh, tay gõ mõ, ngồi bất động, Thị Mầu áo mớ ba mớ bảy sặc sỡ, tay cầm quạt, thoắt gập, thoắt xòe…Thị Kính trần tư bao nhiêu thì Thị Mầu cuồng nhiệt bấy nhiêu. Thị Kính dịu dàng, kín đáo, đoan trang, Thị Mầu lại mạnh mẽ, lẳng lơ, táo bạo. Thị Kính càng né tránh thì Thị Mầu càng lăn xả để thỏa mãn dục tình. Không chỉ bộc lộ cảm thức về thân phận, tính cách bản năng. Họ khao khát được yêu – một tình yêu chân thành, và ở một chừng mực nhất định, chèo đã hé lộ những khát khao tính dục từ phía người phụ nữ - một dục vọng hết sức con người. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Sự thật có biết bao người con gái đau khổ, bất hạnh vì hôn nhân không tình yêu bởi hệ luật ép duyên. Nên lời Thị Mầu thể hiện sự phản kháng với lễ giáo vô lý trong xã hội mà quyền yêu và lấy người mình yêu không được ủng hộ, chấp thuận. Thị Mầu trong chèo cũng là một tấm gương điển hình về sự phá phách, chống lại những trói buộc của chế độ phong kiến hà khắc, khát khao hướng tới hạnh phúc của người phụ nữ thời bấy giờ. Người phụ nữ này dám bộc lộ hết mình, biết sống, biết khao khát tận hưởng với đời. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu.Thị cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Mầu ở đây thật mới. Cô chấp nhận, van lơn thứ tình “ở trọ”, “qua đường” và chính trong cái quyết liệt đó đã mai phục sẵn một tâm thế liều lĩnh: “mai sau dù có ra sao cũng đành” sẽ được bùng lên ở những chặng sau trong cuộc đời cô. Sự nổi loạn của Thị Mầu là thách thức xã hội:

“Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn

Chính chuyên chẳng để sơn son mà thờ”

     Thị Mầu đã dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận hậu quả cuối cùng. Đam mê của Thị mang tính bản năng và xuất phát từ trái tim không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu càng trở nên mãnh liệt. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu càng cháy bỏng. Thị Mầu đã đi ngược quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi Thị Mầu đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị đã dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua lễ giáo của xã hội phong kiến, những mong có được tình yêu của mình. Có bao nhiêu cô gái thời đại ấy đã dám làm thế như Thị Mầu. Đến ngay cả Thúy Kiều, được coi là táo bạo, bị các nhà Nho thời đó cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” Thị Mầu về cách hành xử trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm của Thị để tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi lầm của Thị Mầu là ở chỗ yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải có từ hai phía. Vì thế, Thị đã biến tình yêu của mình thành sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch cho mình và người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. Và nghệ thuật dân gian mang hơi thở của cuộc sống. Nên con người của nghệ thuật phải chăng chính là con người của cuộc đời. Và khát vọng của Thị Mầu là của bao cô gái trong xã hội phong kiến. Qua những phân tích trên thì mọi người có thể thấy rõ là em nghiêng về quan niệm thứ hai nhiều hơn.

     Tóm lại Thị Mầu là nhân vật dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong Mầu cũng hiện lên rất rõ nét hơn ở khao khát tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu điều mà người phụ nữa xưa không dám làm.

 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

Lời khuyên của viên quản ngục dành cho Huấn Cao là:

- "Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng"

- "Thầy quản nên về quê mà ở đã, hãy thoát khỏi cái cảnh này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó mà giữ được thiên lương cho lành vững rồi đến cũng nhem nhuốc cả đời lương thiện đi" 

Em hiểu những lời dặn dò đó là: 

+ Sự trân trọng cho một tâm hồn cao đẹp ở nơi bùn lầy tội lỗi đồng thời là sự lo lắng của viên quản ngục sợ rằng tâm hồn trong sạch của Huấn Cao sẽ bị vấy bẩn

+ Dù ở hoàn cảnh nào cái đẹp, sự lương thiện của con người cũng vẫn được tôn trọng.

+ Cái đẹp và sự lương thiện không thể sống chúng với sự xấu xa, thấp kém, và con người chỉ có thể cảm nhận được cái đẹp một cách hoàn mỹ nhất ở những nơi cái đẹp được tôn vinh.

 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on