K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2019

Về mặt kinh tế, các con sông lớn ở miền Tây Trung Quốc có giá trị nổi bật về thủy điện do sông chảy trên địa hình gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa => độ dốc sông ngòi lớn => Chọn đáp án C

1 tháng 8 2019

Đáp án D.

Giải thích: Khai thác thông tin phần điều kiện tự nhiên. Các con sông có giá trị về thủy điện và giao thông lớn nhất Liên Bang Nga giảm dần là: Sông Ê-nit-xây, sông Ô-bi, sông Lê-na

23 tháng 9 2018

Đáp án C.

Giải thích: LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi, Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga.

13 tháng 2 2018

Đáp án D

LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi. Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. LB Nga còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

7 tháng 6 2017

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc

+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.

+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. - So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.

+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục dịa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.
22 tháng 8 2018

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 102: “Hiện nay nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang”. Như vậy, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long do vùng lợi thế hơn hẳn các vùng khác về diện tích mặt nước nuôi trồng (thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ) đồng thời người dân cũng có truyền thống kinh nghiệm với nghề sông nước.

19 tháng 4 2023

B

NG
26 tháng 10 2023

Nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia ASEAN. Những tiềm năng của nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực này:

- Mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc: Khu vực ASEAN có mạng lưới sông ngòi kênh rạch ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá: Các quốc gia ASEAN đều giáp biển, có nhiều vùng ven biển với nhiều vũng vịnh đầm phá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Dân cư lao động: Khu vực ASEAN có dân số đông đúc, đặc biệt là ở các vùng ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động trong ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Thị trường: Khu vực ASEAN có nhiều thị trường tiềm năng cho sản phẩm thủy sản, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp chế biến thủy sản phát triển như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia.

- Chính sách phát triển: Các quốc gia ASEAN đang có chính sách phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài nguyên biển đang bị suy thoái. Việc phát triển ngành này sẽ giúp tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN.