K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị...
Đọc tiếp

1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị cưỡng bức pk từ bỏ gia đình ,cội rễ.Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột... Mỗi ngày,có hàng triệu trẻ em pk chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng khoảng kinh tế ,của nạn đói ,tình trạng vô gia cư,dịch bệnh ,mù chữ,mỗi trường xuống cấp... TRẢ LỜI CÂU HỎI: Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết của mình,hãy viết một đoạn văn(khoảng 2/3 trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về ý kiến''Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột''

ai giúp diiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!!!Mình cần gấp mai mình nộp rT^T

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. ” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Câu 2: Qua việc làm rõ những thảm họa mà trẻ em khắp nơi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. ”

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: Qua việc làm rõ những thảm họa mà trẻ em khắp nơi trên thế giới phải chịu đựng, văn bản muốn khẳng định điều gì?

Câu 3: Trong khi trẻ em khắp nơi trên thế giới vẫn phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp thì em và bạn bè lại đang được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Điều đó gợi trong em những suy nghĩ gì? Trong khoảng mười hai câu, hãy trình bày những suy nghĩ đó của em

1
11 tháng 4 2020

Vũ Minh Tuấn{__Shinobu Kocho__}Hoàng Minh Nguyệtbuithianhthokhongbietem!Thảo PhươngPhạm Nguyễn Cẩm TúLinhĐỗ Hải ĐăngInosuke Hashibiragiúp em với

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

1. Bài thơ được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh: Những năm kháng chiến chống Pháp đang diễn ra cam go, quyết liệt. Trong một lần hành quân, Chính Hữu bị sốt rét rừng và ốm nhưng đồng đội của ông vẫn phải tiếp tục lên đường. Trong tình huống ấy, một người bạn của Chính Hữu đã ở lại và chăm sóc. Cảm động trước tình đồng chí ấy, Chính Hữu đã viết thành công bài thơ.

2. Câu thơ cuối thuộc kiểu câu đặc biệt. Tác dụng: sau khi suy nghĩ về những cơ sở hình thành tình đồng chí, Chính Hữu đã có lời thốt lên như một phát hiện: "Đồng chí!". Đồng chí là những người cùng chí hướng, cùng chia sẻ và thấu hiểu nhau. Câu đặc biệt tạo cho bài thơ có kết cấu "bó mạ", thể hiện sự xúc động và tình cảm của những người cùng đứng chung chiến hào giết giặc.

3. Đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

Câu chủ đề: Cơ sở hình thành tình đồng chí được Chính Hữu phát hiện dựa trên cùng nguồn gốc xuất thân, cùng chung những khó khăn trong kháng chiến và cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. ...