K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2019

Đáp án: C

Vào giai đoạn Cổ kiến tạo các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc.

14 tháng 3 2018

Đáp án: A

Đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc nước ta là loại đá Trầm tích biển.

5 tháng 8 2017

Đáp án B

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do tại miền Bắc có mưa phùn

22 tháng 10 2017

a) Tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

    - Áp dụng công thức: Trâu (hoặc Bò) của vùng / (tổng Trâu + Bò) x 100% = %

    - Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%

    - Hoặc %Bò của Tây Nguyên = 616,9 / (71,9 + 616,9) x 100% = 89,6%

    Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

(Đơn vị: %)

  Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 34,5 65,1 10,4
65,5 34,9 89,6

b,

    + Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.

    + Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

10 tháng 4 2017

Chọn: D.

Miền Bắc (đặc biệt là khu vực đồng bắc Bắc Bộ) giữa và cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, chủ yếu mưa phùn.

18 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

26 tháng 5 2021

 Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.

- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:

+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.

+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.

- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.

3 tháng 2 2016

a) Hoạt động của bão ở Việt Nam :
- Trên toàn quốc, mùa bão: Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8 – 10 cơn bão. Năm ít 1– 2 cơn.
b) Hậu quả của bão ở Việt Nam:
- Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng.
Gió bão có thể gây ra sóng biển cao tới 9-10 m, lật úp tàu thuyền trên biển. Bão làm mực nước biển dâng cao 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…
- Bão là một thiên tai gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng ven biển.

 

* Nguyên nhân: Chủ yếu do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

 

 

3 tháng 2 2016

a) Hoạt động và hậu quả của bão 

- Trên cả nước : Mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 (chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9, 10) và chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta

- Hậu quả : Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..... gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.

b) Nguyên nhân : Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng 9 cho miền Trung là do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

12 tháng 2 2017

a) Số lượng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

Biểu đồ thể hiện đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đàn trâu, bò lớn, nhất là trâu, chiếm 55,5% đàn trâu cả nước

-Tây Nguyên chiếm ưu thế về đàn bò, còn đàn trâu có số lượng ít

-So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, số lượng đàn trâu, bò của Tây Nguyên ít hơn nhiều

-Nguyên nhân

+Cả hai vùng đều có các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

+Trung du và miền núi Bắc Bộ do sớm hình thành các nông trường, hơn nữa việc chăn nuôi trâu, bò đã mang tính truyền thống, do trâu ưa ẩm, khỏe hơn và chịu rét giỏi hơn bò nên vùng này nuôi nhiều trâu hơn

+Tây Nguyên bò nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp vơi điều kiện khi hậu khô nóng ở nơi đây. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên cũng còn một số khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò như cơ sô hạ tầng, lao dộng, thị trương,...

b)Cơ cấu đàn trâu, bò

*Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

Cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta. (Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta, chiếm 55,5% cả nước. Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 16,6 lần Tây Nguyên. So với đàn bò, đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,6 lần

-Đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,34 lần đàn bò Tây Nguyên và chiếm 17,0% đàn bò cả nước

-Tây Nguyên chỉ chiếm 3,3% đàn trâu cả nước và 12,7% đàn bò cả nước. Đàn bò ở đây lớn gấp 7,6 lần đàn trâu

-Nguyên nhân

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò (đồng cỏ tự nhiên, nông trường chăn nuôi,...). Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, thích hợp vơi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nên được nuôi nhiều hơn bò

+Tây Nguyên cũng có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nhưng còn một số hạn chế (lao động, thị trường,...), vì vậy, số lượng đàn trâu, bò còn ít. Do có khí hậu nóng quanh năm nên việc chăn nuôi bò ở đây thích hợp hơn

8 tháng 10 2017

Đáp án B

Nhiệt độ trung bình về mùa hạ chênh lệch không nhiều giữa miền Bắc và miền Nam do ở cả hai miền đều có gió mùa mùa hạ nóng ẩm hoạt động