K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2016

- Những từ để gọi Lượm là: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ  

- Tác dụng: Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện mối quan hệ rất thân thiết giữa tác giả và Lượm, đồng thời nó nói lên lòng yêu quý, mến trọng của tác giả đối với Lượm - một đồng chí còn rất non tuổi đời đã hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.

3 tháng 3 2016

Trong bài thơ, người kể chuyện đã dung nhiều từ xưng hô khác nhau để gọi Lượm:cháu,chú bé,đồng chí,Lượm.

Có tác dụng thể hiện quan hệ  của tác giả và Lượm vừa là chú cháu,vừa là đồng chí,vừa là nhà thơ với 1 chiến sĩ đã hi sinh.

22 tháng 11 2021

Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

 

 

22 tháng 11 2021

Câu 5: (2.0 điểm) Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ. *

Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

 

Câu 6: (2.0 điểm) Chỉ ra và lí giải một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ. * Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ. 
Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11

VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?

2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân thời đó và các thế hệ đời sau ?

3. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tiếng gọi "Bà ơi !" trong bài thơ. Cho biết dụng ý nhgệ thuật của tác giả qua hai lần gọi đó.

đây link bài học mình để đây nè mong các bạn giúp mình nhé !

http://www.sachbaovn.vn/doc-truc-tuyen/sach/Tai-lieu-day-hoc-Ngu-van-dia-phuong-Trung-hoc-co-so-tinh-Ba-Ria-Vung-Tau-(su-dung-trong-cac-truong-THCS)-MUMwOTQ0MkY

     

     

    0
    22 tháng 8 2021

    Câu 16. Bài thơ Lượm (Tố Hữu) ko sao chép nha :))

    - Học thuộc bài thơ: Học rồi

    - Hình ảnh chú bé Lượm khi xuất hiện ở đầu bài thơ có vẻ đẹp là:

    Chú bé loắt choắt
    ...
    Nhảy trên đường vàng...

    Trong khổ thơ đầu, những từ láy và biện pháp tu từ so sánh có tác dụng là vẻ đẹp được thể qua tác giả bởi những từ láy làm cho vẻ đẹp của chú thêm sinh động, So sánh làm hình ảnh của chú được ví vô một sự vật dễ nhận ra được vẻ đẹp.

    - Hãy chỉ rõ sự hi sinh anh dũng của Lượm là Lượm là một đồng chí nhỏ dũng cảm, dám xông pha mặt trận được thể hiện qua " từ Vụt qua mặt trận ... Một dòng máu tươi!" Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Lượm lúc hi sinh là em cảm thầy rất buồn, nhưng chú hi sinh khuôn mặt tươi thản, chú ra đi với cuộc đời anh dũng của chú.

    - Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại lặp lại những câu thơ miêu tả Lượm ở phần đầu bài thơ vì muốn nói lại về vẻ đẹp của chú lần nữa muốn để chứng minh chú vẫn còn trong lòng mọi người.

    Hok tốt

    12 tháng 3 2016

    Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

    23 tháng 2 2017

    thanks nhiều

    8 tháng 5 2016

    Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính
    yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã
    gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại trong em niềm kính
    yêu Bác vô hạn.
    Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho
    việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ
    huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…
    trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong
    khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.
    Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân
    Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con
    thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi
    dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương
    từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người”
    trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.
    Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình
    thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
    Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của
    Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng
    lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
    truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy
    Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho
    mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”,
    “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta
    có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ
    đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
    toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải
    ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức
    suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
    Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
    Anh đội viên nhìn Bác
    Càng nhìn lại càng thương.
    Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu.
    Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên
    tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
    khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài
    trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ
    đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
    công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha
    mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
    Chú cứ việc ngủ ngon
    Ngày mai đi đánh giặc
    Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được
    tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo
    toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
    Tình cảm của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ đã đạt tới đỉnh cao.
    Tình cảm ấy cũng được đáp lại, tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.
    Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là một
    bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người
    chiến sĩ và lãnh tụ.
    Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng
    chừng như chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng
    thực, một sự kiện có thực trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm rung
    động trái tim muôn triệu con người. Tấm gương đạo đức của Bác soi sáng
    cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

    8 tháng 5 2016

    Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ được sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

       Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 và để lại cho người đọc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh những cảm nghĩ sâu sắc về Bác Hồ, người Cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam.

            Hình ảnh Bác Hồ không ngủ vì lo nghĩ việc nước, chúng ta đã từng gặp trong không ít bài thơ của Bác:

    (... ) Giữa dòng bàn bạc việc quân

    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

                                                           (Rằm tháng giêng - sáng tác năm 1947)

    hay:

         (... ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                            Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                                            (Cảnh khuya - sáng tác năm 1948)

    Nhưng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ nói thêm một điều khác nữa: Bác không ngủ còn vì Bác thương bộ đội, dân công.

          Trong bài thơ, vẻ đẹp của Bác cứ hiện dần lên qua cảm nhận của anh Đội viên. Giữa rừng đêm gió lạnh, sương giá, mưa rét, bên mái lều tranh dựng tạm trên con đường đi chiến dịch, trong những giờ phút ít ỏi dành để nghỉ ngơi, Bác Hồ vẫn thức, chăm sóc cho các chiến sĩ:

    Người Cha mái tóc bạc 
    Đốt lửa cho anh nằm


    Rồi Bác đi dém chăn

    Từng người, từng người một

     Bác đốt lửa, Bác dém chăn cho anh đội viên và các đồng đội của anh - cử chỉ quan tâm, ân cần như của một Người Cha đối với những đứa con thân yêu của mình. Phải chăng ngọn lửa Bác nhóm lên không phải chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng cả trái tim đang rực cháy yêu thương? Bằng tình yêu thương trong trái tim mình, Bác đã xua tan giá rét nơi rừng khuya, mưa lạnh. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của vị lãnh tụ dành cho tất cả mọi người, không để sót người nào. Bác nâng niu, chăm chút đến giấc ngủ của họ:

    " Sợ cháu mình giật thột

                                                Bác nhón chân nhẹ nhàng".

         Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn, lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng:

              Bác thương đoàn dân công  
          Đêm nay ngủ ngoài rừng

    Rải lá cây làm chiếu 
        Manh áo phủ làm chăn  
      Trời thì mưa lâm thâm  
      Làm sao cho khỏi ướt!

    Thế mới biết, ngay cả khi Người còn đang phải chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn, Người vẫn lo nghĩ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Lời tâm sự của Bác với anh đội viên hàm chứa bao niềm thương, nỗi xót xa đối với sự vất vả, gian nan của dân công trong kháng chiến!

         Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ khái quát khái quát về tình yêu thương của Bác:

    Bác ơi tim Bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông, mọi kiếp người

                                                               (Bác ơi - sáng tác năm 1969)

        Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ", người đọc còn nhận ra sức mạnh cảm hóa của vẻ đẹp nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh. Anh đội viên nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, được chứng kiến và cảm nhận những cử chỉ, hành động, lời nói chan chứa yêu thương của Bác đối với bộ đội, dân công và với mình, anh vô cùng xúc động. Trong niềm xúc động ấy, Bác Hồ hiện lên trước mắt anh đẹp như một ông Bụt, ông Tiên hay một Thiên thần:

    Anh đội viên mơ màng

        Như nằm trong giấc mộng

    Bóng Bác cao lồng lộng

                                                  Ấm hơn ngọn lửa hồng

    Ngọn lửa yêu thương của Bác tràn ngập trong không gian và sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Từ đó, anh thấy mình thật hạnh phúc:

    Anh đội viên nhìn Bác

    Bác nhìn ngọn lửa hồng

           Lòng vui sướng mênh mông

    Anh thức luôn cùng Bác

         Niềm vui sướng ấy bắt nguồn từ niềm kính yêu, tự hào và cảm phục nhân cách cao đẹp của Bác Hồ. Niềm vui sướng ấy là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin trên con đường giải phóng dân tộc, đến với độc lập, tự do. Bài thơ là sự hòa hợp trong tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

        Cái đêm không ngủ được ghi lại trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho đất nước và thương bộ đội, dân công đã trở thành một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, Người Cha thân yêu của dân tộc, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc.

        Năm 2015, kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ giáo viên, học sinh ngày hôm nay càng thêm nhớ về Người với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn. Chúng con xin nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng với niềm tin yêu của Người.