K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Sự khác biệt của hai nhân vật trong đoạn trích là. Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, có chừng mực, không muốn tiếp tục đùa giỡn với Mầu. Còn Mầu thì nhiều lời, nói không có điểm dừng, thể hiện sự phấn khích.

7 tháng 5 2023

Số lời thoại của nhân vật Thị Mầu chiếm số lượng nhiều hơn nhân vật Thị Kính, từ đó cho thấy:

- Kính Tâm: ít nói, kiệm lời, dường như luôn muốn né tránh và không muốn tiếp chuyện Thị Mầu.

- Thị Mầu: nhiều lời, nói không có điểm dừng, thái độ hài lòng với những mục đích mình đạt được.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

a) Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đoạn 1:Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,... nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật. Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đoạn 1:

Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,... nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật. Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Bảo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa dạng, đều thực.

Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ, Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triều đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm, thể hiện ở việc đối xử với Trịnh Tông, người đã từ chối sự cộng tác và đe doạ sẽ giết Hoàng, đối thủ chính có thể đem đến sự nguy hiểm cho sự nghiệp của Hoàng Hoàng còn có thể khóc khi người ta đặt vấn đề tính mạng của Tông với y. [...]

(Theo Trần Thị Băng Thanh, Kiêu binh nổi loạn, in trong Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)

Đoạn 2:

Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở bài Thu vịnh, ta lại gặp một tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung. Đến từ hai phía khác nhau, nhưng cũng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Âu đó cũng là cái thủ pháp quen thuộc: dùng cái động để gợi cái tĩnh. Hai chữ nước nào cuối câu, thực ra cũng là chữ rất không đâu nhưng sao lại dồn chứa được trong đó bao nhiêu là xa vắng của thiên không. Nó gợi ra dáng điệu thi nhân nghe vọng vào xa xăm. Mà vọng vào xa xăm kì thực là chìm vào cõi tâm tư bất tận của chính mình. Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng lắng, cũng lặng những cảm xúc chìm. Cảm xúc được tiết chế, được giấu kín. Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm là thế.

(Theo Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc. Sách đã dẫn)
- Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên?

- Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào?

- Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a) 

* Đoạn 1:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là:

+ Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực

- Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích.

* Đoạn 2:

- Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh

- Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là: 

+ Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín

+ Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm

- Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết

- Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là:

+ Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích

+ Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

7 tháng 3 2023

Này có rõ rệt quá không :v

25 tháng 1 2019

- Hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng: chỉ những người trẻ tuổi, phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Cách nói chỉ Thúy Kiều

- Áo nâu: chỉ người dân lao động nông thôn. Áo xanh chỉ người công nhân ở thành thị

b, Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần dựa vào mối quan hệ tương cận giữa hai sự vật, hiện tượng:

- Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể ( đầu xanh, má hồng- cơ thể)

- Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong (áo nâu, áo xanh – người mặc áo)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b là chiến thắng vang dội, khí thế ngút trời, vẻ vang và bùng nổ như sự gột rửa sạch những chà đạp, những nhục nhã mà giặc Minh khi xâm lược đất nước ta đã gây ra

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

9 tháng 9 2023

m