K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Đáp án A chị nhé

24 tháng 9 2018

Đáp án: A

1 tháng 3 2022

B

1 tháng 3 2022

A

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ INĂM HỌC: 2021-2022I. Phần văn:1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.+ Đặc điểm thể tùy bút.Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022
I. Phần văn:
1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:
+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.
+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đặc điểm thể tùy bút.
Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca (trang 35/sgk); chú thích về thơ trung đại (trang 63/sgk); chú thích về tùy bút (trang 161/sgk)
2.  Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học:
+ Những câu hát về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ
+ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc..
+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khố khổ, đắng cay, tủi nhục của người lao động trong xã hội phong kiến.
 + Những câu hát châm biếm phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
+ Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc qua các bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Tình cảm nhân đạo được thể hiện ở tiếng lòng xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Bánh trôi nước; hay tâm trạng ngậm ngì da diết nhớ quê của bà Huyện Thanh Quan : Qua Đèo Ngang; hay tình bạn đẹp vượt lên trên lễ nghi và vật chất của Nguyễn Khuyến: Ban đến chơi nhà.
+ Hai tác giả thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương với hai bài thơ ca ngợi về lòng yêu quê tha thiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh;  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Các bài thơ trữ tình hiện đại như: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng; Tiếng gà trưa bên cạnh những bài tùy bút giàu chất thơ: Một thứ quà của lúa non; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu. Tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đều nói về  tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, gian mà rất đỗi diệu kì.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại của các tác phẩm  đã học. Từ đó có thể phân biệt được ca dao với dân ca; thơ Đường với thơ  hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm qua các tác phẩ m đã học; trả lời được: Vì sao tùy bút được xem là tác phẩm trữ tình?
4. Ngoài ra cần chú ý đến các văn bản nhật dụng:
- Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường: Cổng trường mở ra.
- Tình cảm và tấm lòng người mẹ: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
- Vấn đề quyền trẻ em: Cuộc chia tay của những con búp bê.

0
ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế Hanh                                  Sáng nay mùa thu sang                                  Cha đưa con đi học                                 ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0
20 tháng 3 2020

dài vậy bạn chép từ sách đúng ko?

4 tháng 1 2022
Kể tên một số tác phẩm văn học trung đại Sông núi nước Nam-Lý Thường Kiệt.Phò giá về kinh-Trần Quang Khải.Qua đèo ngang-Huyện Thanh Quan.Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến.Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương.Hồi hương ngẫu thư-Hạ Tri Chương.Bài ca bị gió thu tàn phá-Đỗ PhủCảnh khuya-Hồ Chí Minh.
4 tháng 1 2022

-Sông núi nước Nam

-Phò giá về kinh

-Qua đèo ngang

-Bạn đến chơi nhà

-Bánh trôi nước

-Cảnh khuya

-còn có mấy bài khác nhưng trường mình không học

13 tháng 1 2017
a) Trong bài văn Chống
nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:

– “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí“

– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.“

Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc
những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn
nghị luận.

b) – Ở bài văn Chống nạn
thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? – Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí
lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có
các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này
khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: – Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân,hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết
chữ); – Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không
thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; – Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức
cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, ngườiăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư
gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình…, phụ nữ …, thanh niên…) c) Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc,biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
12 tháng 1 2017

a, có rồi nên mk ko làm lại nhé!

b

- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) c,Dân ta 95 phần trăm mù chữ ==> muốn xây dựng đất nước thì ==> phải có kiến thức phải biết đọc, ==> biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết ==> phụ nữ càng phải học ==> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học. nếu được nội dung và vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2021- 2022I. VĂN BẢN1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình*Văn bản nhật dụng:- Mẹ tôi- Cuộc chia tay của những con búp bê* Ca dao – dân ca:- Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm* Thơ Trung đại:- Sông núi nước Nam- Phò giá về kinh-...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2021- 2022

I. VĂN BẢN

1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình

*Văn bản nhật dụng:

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con búp bê

* Ca dao – dân ca:

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

* Thơ Trung đại:

- Sông núi nước Nam

- Phò giá về kinh

- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

- Bánh trôi nước

- Qua Đèo Ngang

- Bạn đến chơi nhà

2. Yêu cầu: Đọc - hiểu các văn bản

- Nắm được các tác giả, tác phẩm của từng văn bản; hiểu đặc trưng của từng thể thơ (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật...)

- Học thuộc các tác phẩm thơ

- Tóm tắt được các văn bản nhật dụng, trữ tình…

- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật…trong các văn bản.

- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật, nhan đề…

II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt

1. Nội dung:

- Từ ghép

- Từ láy

- Đại từ

- Từ Hán Việt

- Quan hệ từ

- Từ đồng nghĩa

- Từ trái nghĩa

- Từ đồng âm

2. Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về các nội dung trên: khái niệm, đặc điểm, tác dụng, phân loại….

- Vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập:

+ Nhận biết (xác định trong ngữ cảnh cụ thể)

+ Thông hiểu (phân tích tác dụng cụ thể…)

+ Vận dụng: Viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

III. TẬP LÀM VĂN:

*Viết đoạn: Vận dụng kiến thức từ các văn bản đã học, viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

*Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về cách xây dựng đoạn văn.

- Biết tạo lập một văn bản theo yêu cầu….

…………H

1
11 tháng 11 2021

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks