K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2018

Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :

Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

 

26 tháng 5 2016

Sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật:

- Hô hấp: Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi khí qua toàn bộ da \(\rightarrow\) mang đơn giản \(\rightarrow\) mang \(\rightarrow\) da và phổi \(\rightarrow\) phổi

- Tuần hoàn: Chưa có tim \(\rightarrow\) tim chưa có ngăn \(\rightarrow\) tim có 2 ngăn \(\rightarrow\) tim 3 ngăn \(\rightarrow\) tim 4 ngăn

- Hệ thần kinh: Từ chưa phân hóa \(\rightarrow\) thần kinh mạng lưới \(\rightarrow\) chuỗi hạch đơn giản \(\rightarrow\) chuỗi hạch phân hóa(não, hầu, bụng,...)\(\rightarrow\) hình ống phân hóa: bộ não, tủy sống

- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa \(\rightarrow\) tuyến sinh dục không có ống dẫn \(\rightarrow\) tuyến sinh dục có ống dẫn.

19 tháng 5 2016

1, 

- Tiêu hóa nằm chủ yếu trong khoang bụng, gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng, tuyến gan, tụy có chức năng tiêu hóa thức ăn ( đặc biệt là xenlulôzơ )

- Hô hấp nằm trong khoang ngực gồm có khí quản, phế quản, 2 lá phổi có chức năng dãn khí và trao đổi khí

- Tuần hoàn : tim trong khoang ngực, các mạch máu phân bố khắp cơ thể. Tim có 4 ngăn các mạch máu có chứ năng vận chuyển máu theo 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

- Bài tiết nằm trong khoang bụng sát sống lưng gồm có 2 quả thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, đường tiểu có chức năng lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài

19 tháng 5 2016

CM: 

- Tim gồm 4 ngăn (hai tâm thất, hai tâm nhĩ) máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí. - Răng phân hóa (răng cưa, răng nanh và răng hàm).- Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ- Bộ não phát triển. 
2 tháng 12 2018

Đáp án C

2 tháng 5 2016

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Ngành Giun đốt là ngành tiến hóa nhất trong số trên:

Vì: Giun đốt có thể khoang, các cơ vân phân đốt

1 tháng 10 2016

tick nhak

11 tháng 4 2022

Quá trình tiến hóa cơ quan di chuyển thể hiện từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao là:

- San hô, hải quỳ: Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.

- Thủy tức: Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.

- Giun: Cơ quan di chuyển đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi).

- Rết: Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt.

- Tôm: Cơ quan phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi. 

- Châu chấu: Cơ quan di chuyển phân hóa thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.

- Cá trích: Cơ quan di chuyển là vây bơi với các tia vây.

- Ếch: Chi 5 phần có ngón, chia đốt, linh hoạt. Chi sau còn màng bơi.

- Hải âu: Chi trước là cánh, tạo bởi lông vũ.

- Dơi: Cánh là màng da.

- Vượn: Bàn tay, bàn chân cầm nắm.

=> Trong sự phát triển của giới Động vật, sự tiến hóa của cơ quan di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau. 

4 tháng 6 2016

- Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật : Cây phát sinh giới động vật cho thấy được mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, giúp ta so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn với cá chép.

- Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn động vật có xương sống.

4 tháng 6 2016

Ý nghĩa cây phát sinh: Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép.

Chân khớp có quan hệ gần với thân mềm hơn động vật có xương sống.