K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

- Tác giả đã mở rộng sang những hình ảnh: Ngọn khói, nồi cám, cánh nỏ, quá giang, than củi, máng

- Việc mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả, mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

+ Phần 2 (Khổ 2,3,4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

+ Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

15 tháng 9 2023

“Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
21 tháng 2 2021

Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người quạ

+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.

+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng baỵ

+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.

+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai: Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầụ

+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.

+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi baỵ

+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.

- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).

Vì bài này mình thấy bạn đăng trong mục soạn bài Ngắm trăng - Hồ Chí Minh nên mình sẽ trả lời theo nội dung bài này nhé !

- Hình ảnh ở cuối bài và đầu bài thơ có sự trái ngược :

Trong tù không rượu cũng không hoa

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Ở câu thơ đầu, tác giả nói lên sự thiếu thốn hoàn cảnh khi ngắm trăng : không rượu, không hoa,...

Ở cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, cho phép "trăng" được ngắm Bác qua khe cửa ngục tù.

=> Sự đối đáp giữa trăng và Bác Hồ.

- Đặc điểm trong thơ Bác : Thơ Bác đầy ắp trăng, và Bác luôn có một tình yêu thiên nhiên trong thơ văn.

* Cảm nhận :

Trong chốn tù lao gông cùm, nơi chật hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo ấy, ngỡ là cô đơn đến tột cùng. Nhưng không, nơi tù đày không có rượu hoa làm bạn, tri kỉ tìm đến Người là vầng trăng. Người thưởng thức ánh trăng lại trong cảnh ngộ của tù nhân vậy mà vẫn toát lên vẻ ung dung, thảnh thơi lạ thường. Ngoài cửa sổ, ánh trăng soi, Người lặng lẽ ngắm nhìn ánh trăng hiền dịu, thứ ánh sáng mênh mang, an bình của thiên nhiên đã xua tan những nhọc nhằn nơi ngục tù tăm tối. Tù đày giữ chân Người, nhưng không thể ngăn tâm hồn Người được, qua khung cửa sổ, vẻ đẹp của thiên nhiên không rộng lớn nhưng tròn đầy, Bác trân trọng khoảnh khắc đẹp đẽ, trong ngần ấy. Từ “ngắm” vừa cho thấy được sự nâng niu, yêu thương của Người dành cho thiên nhiên vừa cho thấy được sự say đắm của người khi thưởng thức vầng trăng của tạo hoá.

16 tháng 9 2023

THAM KHẢO!

- Dòng thơ thứ 7 rất đặc biệt khi chỉ có 2 từ ngắn gọn nhưng thật thiêng liêng: Đồng chí!

- Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

- Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

 - Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.

   - Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.