K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Đáp án A.

Giải thích: Quan hệ Việt - Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay.

28 tháng 8 2019

Phương châm phát triển quan hệ hợp tác “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới tương lai” là của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (sgk Địa lí 11 trang 95)

=> Chọn đáp án D

27 tháng 11 2017

Đáp án C

Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chính sách giáo dục của Trung Quốc:

+ Trung Quốc rất chú ý đến giáo dục và phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lí. Nhà nước Trung Quốc đề ra nhiều biện pháp chính sách để nhằm phát huy tài năng của đất nước, coi trọng chất xám. Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với lao động phức tạp.

+ Đến nay Trung Quốc có khoảng 10 triệu sinh viên, 4 vạn tiến sĩ, 40 vạn thạc sĩ, số người làm công tác khoa học là 3 triệu người. Ngoài ra Trung Quốc còn cử rất nhiều chuyên gia ra nước ngoài học tập để tiếp cận và nâng cao tay nghề cho người lao động ở những chuyên ngành sản xuất mới, đòi hỏi hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

- Mối quan hệ của Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục:

+ Quan điểm của Việt Nam là tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học Trung Quốc.

+ Hiện nay, có khoảng 10 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc, và có khoảng 3 nghìn lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.

+ Các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, do có nhiều nét tương đồng nên việc đẩy mạnh giao lưu sâu rộng giữa hai nước Việt - Trung về giáo dục đào tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai nước.

+ Thực tiễn phát triển nền giáo dục, đào tạo ở Việt Nam cho thấy, dù bối cảnh khu vực và thế giới luôn thay đổi, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung có lúc thăng trầm, nhưng trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giảng dạy văn học, văn hóa phương Đông, tư tưởng phương Đông cho các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, thì nền văn hóa, văn học, triết học Trung Quốc cổ, cận, hiện đại luôn luôn được đề cập xứng đáng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu chính của ASEAN:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Thành tưu và thách thức: 

Thành tựu: 

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.

+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..

Thách thức:

+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.

+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.

- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..

14 tháng 9 2017

Đáp án A

Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hóa,…

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- 1 số sân bay, cảng biển

+ Sân bay: Bắc Kinh, Phố Đông, Bạch Vân, Đài Bắc, Hồng Kông, Vũ Hán

+ Cảng biển: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến, Hồng Kông, Cao Hùng, Đại Liên, Phúc Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân.
- Tình hình

ngành dịch vụ phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (năm 2020 là 54,5%). Với cơ cấu ngành đa dạng:

- Giao thông vận tải: hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.

+ Trung Quốc có hơn 130 nghìn km đường sắt; 5 triệu km đường ô tô (năm 2020).

+ Mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện.

+ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để thu hẹp khoảng cách với miền Đông, góp phần vào phát triển chung của đất nước.

+ Trung Quốc có 238 sân bay (năm 2020). Các sân bay quốc tế lớn là: Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải), Bạch Vân (Quảng Châu),...

+ Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, có tới 7 trong số 10 cảng đông đúc nhất trên thế giới (năm 2020). Các cảng biển lớn của Trung Quốc là: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến,...

- Bưu chính viễn thông:

+ Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước. Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh.

+ Viễn thông phát triển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,....

- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

+ Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế.

+ Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.

- Thương mại

+ Ngoại thương phát triển mạnh:

▪ Đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 % toàn thế giới (năm 2020).

▪ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác thương mại chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hàn Quốc, các nước ASEAN,...

+ Nội thương:

▪ Trung Quốc là trung tâm thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội.

▪ Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu,... là các trung tâm tiêu dùng nội địa lớn của đất nước này.

- Tài chính ngân hàng:

+ Phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng.

+ Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000.

+ Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến…

6 tháng 11 2023

Tham khảo

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

- Đặc điểm các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.

+ Nông nghiệp: xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.

+ Dịch vụ: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020). Cơ cấu ngành đa dạng.