K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2018

ể chuyện Hồ Chí Minh, đọc thơ văn của Người và thơ văn viết về Người ở đất nước ta, đối với mỗi người Việt Nam, dường như đã trở thành một nếp sống, một thói quen văn hoá thú vị đáng tự hào. Ở sách Ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng – một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống làm việc nhiều năm bên Người. Giờ đây, mở đầu sách Ngữ văn 9, chúng ta lại được học một văn bản nữa của Lê Anh Trà – một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh. Lần theo từ ngữ, câu văn, bắt đầu từ nhan đề đến dòng cuối cùng của văn bản, chúng ta lại được cùng nhau khám phá "Chuyện Bác Hồ", thú vị và bổ ích biết bao. Hình tượng nổi bật hiện lên từ bài Phong cách Hồ Chí Minh phải chăng là một nhân cách Việt Nam hài hoà vẻ đẹp của nền vãn hoá Việt Nam mang truyền thống lâu đời với nển văn hoá thế giới hiện đại ?

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết là ở vốn tri thức văn hoá nhân loại mà Người đã tích luỹ được. Ông Lê Anh Trà kể : "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ,… đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh…". Hổ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lao động kiếm sống và học tập khắp mọi nơi trên trái đất, tiếp xúc với đủ mọi dân tộc, mọi chủng tộc của các màu da vàng, đen, trắng, đỏ… nhờ đó, "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,…". Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức. Dường như Hồ Chí Minh đã thấu hiểu quy luật ấy nên "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu vãn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Học hỏi, tìm hiểu để tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời Người biết "phê phán những tiêu cực". Cách đi, cách sống và cách học tập như vậy thật đúng đắn, mang tính khoa học cao. Người đã kể một kỉ niệm trong thời kì tìm hiểu, học tập về lí tưởng cách mạng của mình rằng : "Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp… Còn như Đảng là gì…, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu… Tôi dự rất nhiều các cuộc họp một tuẩn hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy ?… Điều mà tôi muốn biết hơn cả là… vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa ? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên… Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa… Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động,… Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ tôi chỉ ngồi nghe người ta nói ; tôi cảm thấy người nào cũng có lí cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi… Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi"… Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác – Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ…" . Tuy câu chuyện chỉ là một trong muôn vàn kỉ niệm của cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh nhưng vẫn đủ cho chúng ta thấu hiểu một phong cách sống và học tập năng động, hết mình vì cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, dân tộc mình và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhờ đi nhiều nơi, hăng hái tích cực, thường xuyên tìm tòi, học hỏi, tranh luận, sống sôi nổi, hết mình, vừa nghiên cứu lí luận, vừa làm công tác thực tế, Người đã tích luỹ được một vốn tri thức sâu rộng. Sau vài ba sự việc được kể tóm tắt, nhằm gợi cho người đọc liên tưởng và suy ngẫm về tầm hiểu biết và cách tích luỹ vốn tri thức, tác giả Lê Anh Trà bình luận : "điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất yiệt Nam, một lối sống rất bình dị… đồng thời rất mới, rất hiện đại". Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay của nhiều nền văn hoá thế giới không phải chỉ để cho riêng mình mà đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc mình, dân tộc mình, đó là cách sống của Hồ Chí Minh. Chính vì biết cống hiến tất cả cho một lí tưởng cao đẹp như thế, nên Hồ Chí Minh đã trở thành một người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thời đại, một nhân cách Việt Nam mang truyền thống phương Đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.

7 tháng 7 2018

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

13 tháng 4 2017

a, Bài văn Tấm gương ca ngợi tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá

b, Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh

Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi trung thực

c, Bố cục bài văn gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài

Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính trung thực. + Dẫn chứng: hai tấm gương tiêu biểu về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật

d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ

Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn

 
15 tháng 12 2021

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu

22 tháng 11 2016

- Sở dĩ tác giả nói rằng, cốm không phải thức quà của người vội là bởi: phải ăn chậm rãi và thong thả mới có thể cảm nhận được những hương vị phong phú được kết tinh trong món ăn này.

- Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại, chất ngọt của cốm, mùi hơi ngát của lá sen già bọc cốm.

1 tháng 12 2016

Sở dĩ tác giả cho rằng như vậy là :

Ăn cốm phải ăn chút ít, thông thả ngẫm nghĩ để thưởng thức những vị ngon của cốm mới có thể biết được vị ngon của cốm, mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm mát của lá sen.

Chúng ta hãy nhẹ nhàng nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà cốm.

 

20 tháng 4 2016

Gợi ý

+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.

17 tháng 5 2022

Gợi ý

+ Ý thứ nhất:“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;
- Nghĩa là văn chương rất kì diệu. Văn chương có thể khơi gợi, hình thành trong con người những ước mơ, hoài bão và khát vọng lớn lao, đẹp đẽ.
- Những tình cảm như: lòng thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động ... là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.
+ Ý thứ hai: “cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
Văn chương làm cho những cuộc đời viển vông, không thiết thực của con người thêm sâu sắc, cuộc sống thêm màu sắc ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.
+ Khái quát: Bằng lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa giàu cảm xúc, Hoài Thanh đã khẳng định ý nghĩa to lớn của văn chương đối với đời sống con người.

30 tháng 3 2017

Báo cáo kinh nghiệm bạn đó đã làm không phù hợp. Cần điều chỉnh theo:

- Có thể xen với việc kể công việc học tập, cần rút kinh nghiệm để bạn khác tham khảo

- Hướng đối tượng tiếp nhận của bạn vào các bạn học sinh khác chứ không phải hướng tới thầy cô giáo

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Có thể thực hiện bằng các cách: học tập, tham gia các hoạt động, tự rút kinh nghiệm…

31 tháng 10 2021

tham khảo

Đối với bản thân mỗi chúng ta học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” là cơ sở để hoàn thiện bản thân, vì đạo đức của mỗi người không tự nhiên xuất hiện, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp đó, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân mình. Mọi sự buông thả, thiếu tự giác học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng, đoàn thể và gia đình và xã hội là con đường dẫn tới hư hỏng, tự đánh mất chính bản thân mình. Chính vì vậy bản thân cần phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

31 tháng 10 2021

Cảm ơn !

1 tháng 12 2016

1. Mở bài:
Viết về quê hương, đất nước, ngợi ca các sản vật của các làng quê, mỗi nhà thơ, nhà văn có cách nhìn, cách cảm nhận khác nhau. Thạch Lam- 1 cây bút có tên tuổi đã có bài tuỳ bút xuất sắc "Hà Nội băm sáu phố phường" . Trong số các trang viết đó, phải kể đến đoạn trích " Một... cốm" dc coi là 1 văn bản thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Bài viết đã đem đến cho người đọc chúng ta sự hiểu biết về văn hoá ẩm thực của HN, của dân tộc VN ta.
2.Thân bài:
*Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về hương vị và cách làm ra cốm làng Vòng
_ Viết về cốm làng Vòng, mở đầu bài tuỳ bút, nhà văn đã nói về nguyên liệu làm ra cốm-1 món quà thanh nhã và tinh khiết. Để làm ra dc cốm làng Vòng phải trải qua 1 quá trình. Hương vị của cốm làng Vòng là sự hoà hợp, kết tinh từ "sự nhuần thấm...bát ngát xanh".
+ Nguyên liệu làm ra cốm dc hình thành 1 cách kì diệu, lúc đầu là "1 giọt sữa trắng...hoa cỏ".
+ Nhà văn TL đã quan sát tinh tế, đã có sự cảm nhận tài hoa đầy chất thơ nên những dòng tuỳ bút của ông khiến người đọc cũng như đang dc thưởng thức hương vị ngọt ngào của bông lúa nếp trên cánh đồng quê.
+ Nói đến cốm làng Vòng, tác giả ko quên kể đến việc chế biến để tạo ra những hạt cốm thơm ngon. Cách chế biến cốm cũng rất độc đáo, là 1 sự "trân trọng, bí mật...đời khác". Chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản của HN do bàn tay những cô gái làng Vòng tạo ra:"cốm Vòng ngon nổi tiếng...rất riêng biệt". Cốm Vòng nổi tiếng cũng bởi người làm ra cốm và người gánh cốm đi bán rất duyên dáng và đáng yêu (Trích dẫn ra)
_ Nhà văn TL đã cảm nhận hương vị của cốm làng Vòng= tất cả sự trân trọng. Bởi thế, ông đã thấy dc cốm Vòng là"thức dâng của những...nội cỏ An Nam".
*Cảm xúc 2: Cảm nghĩ về giá trị của cốm làng Vòng
_ Cốm Vòng ngon nổi tiếng đã trở thành 1 chứng nhân, 1 sứ giả của tình yêu. Cốm Vòng trở thành 1 thứ quà sêu Tết làm cho tình yêu đôi lứa dc bền đẹp. Cốm còn là thứ lễ phẩm cao quý của thuần phong mĩ tục, tình duyên bền đẹp lứa đôi cũng giống như "hồng cốm tốt đôi" vậy.
_ Đọc đoạn văn ta thấy nhà văn đã sử dụng phép so sánh rất độc đáo"Màu xanh non của cốm...ngọc lựu già". Cách nói đặc sắc của tác giả đã thể hiện phong cách ẩm thực rất sinh động của người VN ta. Cốm làng Vòng thơm ngon nổi tiếng cũng bởi người làng Vòng biết cách thưởng thức cốm: "ăn cốm ko thể ăn vội vàng...ngẫm nghĩ". Có như thế mới thưởng thức hết dc hương vị của lúa non, của hoa cỏ dại ven bờ. Nhà văn đã quan sát, đã có sự am hiểu sâu sắc về cốm làng Vòng nên mới cảm nhận dc "Trời sinh ra lá sen...lá sen.
_ Tác giả đã nhắc nhở mọi người biết cách thưởng thức cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn những người làm ra chúng. Đó cũng chính là nét đẹp văn hoá ẩm thực của người dân kinh kì xưa nay.
* Thâu tóm cảm xúc: Bằng ngòi bút tài hoa với vốn từ phong phú, cách so sánh rất tài tình của tác giả khiến cho bài tuỳ bút mang đậm chất thơ, có lúc như lời tâm sự, có lúc như lời nhắn nhủ ân tình và đầy thân thiết. Tác giả đã ca ngợi, đã khẳng định sự ngon lành, thanh quý của cốm làng Vòng. Qua trang tuỳ bút này, mỗi chúng ta như dc mở rộng thêm sự hiểu biết của mình về đất nước, quê hương.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Cảm ơn nhà văn TL qua bài viết của mình, ông đã giúp người đọc chúng ta thêm trân trọng đặc sản quý giá của HN, giúp ta hiểu dc nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của VN. Trang tuỳ bút của nhà văn đã làm giàu có thêm sự hiểu biết cho mỗi chúng ta.

2 tháng 12 2016

Chép mạng như điên