K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nha!

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.

 

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

 

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.



 

21 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nha!

Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.

Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:

- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!

Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:

- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?

Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:

- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!

Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:

- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!

Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang

- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.

Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:

- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!

Anh xe máy huýt một cái:

- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.

Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:

- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.

Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:

- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.

Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.

25 tháng 11 2017

Nhà em có nhiều đồ đạc lắm! Riêng phương tiện đi lại thôi cũng đã có đủ cả xe máy, ô tô và xe đạp. Hàng ngày chúng vẫn phục vụ gia đình em tận tình chu đáo lắm. Ấy thế mà không ngờ, có một hôm em bắt gặp chúng cãi cọ nhau vô cùng kịch liệt!

Hôm ấy, em giúp bố ra khóa cửa gara nhưng cách xa đến mười mấy mét mà em đã nghe thấy trong nhà xe có tiếng vang:

- Ở cái nhà thật sự chẳng có gì công bằng cả anh xe máy ạ! Xe đạp lên tiếng trước. Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như chẳng được ai sửa chữa chăm chút bao giờ. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cậu chủ đi tới năm bảy cây số để đến trường. Những hôm rảnh rỗi thì chẳng sao, hôm nào muộn, cậu chủ lại đạp rung cả lên khiến mặt mũi tay chân tôi quay cuồng hết cả. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Đấy anh xem, bây giờ tôi đang bó chằng chịt khắp người khổ không thể nào chịu được. Thế mà cái ông ô tô kia! Ngày đã được ăn no mặc đẹp lại chẳng phải làm gì!

Nghe xong câu chuyện, xe máy có vẻ đồng tình:

- Ừ! Anh nói phải đấy! Nhưng anh tuy vất vả mà chưa thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ đi không biết bao nhiêu việc. Nhưng như thế thì có so gì! Đằng này ngày nào ông bà chủ cũng chở lên người tôi bao nhiêu là thứ, có thứ sạch nhưng có thứ bẩn không tài nào chịu được. Rồi tôi lại phải chở mấy anh giao hàng đi khắp đó đây, bùn đất đầy người, có hôm ngủ mà bẩn không tả được. Tôi cũng như anh nhìn thấy bác ô tô mà thấy mình khổ quá. Mai anh em mình phải đòi ông bà chủ bắt bác ô tô làm thay việc đi thôi!

Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ bác ô tô mới trầm ngâm ra vẻ người lớn lắm:

- Các cậu đúng là vất vả thật! Nhưng các cậu biết không? Con người sinh ra chúng ta là có nguyên do cả. Mỗi người phục vụ cuộc sống ở một lĩnh vực khác nhau. Các anh đâu có biết những ngày tôi đi đêm về hôm tới mấy ngàn cây số. Tôi lại phải đem thân ra che mưa che nắng để ông chủ yên tâm làm việc. Có lúc tôi phải chở hàng nhiều gấp mười lần các bạn mà tôi đâu có kêu ca. Tuy có đôi lúc tôi sung sướng nhưng các anh cũng nên biết, chúng ta sinh ra đâu phải để kêu ca. Niềm hạnh phúc của chúng ta là làm cho con người được vui lòng.

Xe máy và xe đạp nghe ô tô nói phải thế là họ đành hòa giải với nhau. Còn em từ hôm vô tình nghe câu chuyện, em đã dành thêm một khoảng thời gian để ngày ngày chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cả nhà em thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ vô cùng.

1 tháng 12 2017

trong nhà em , mỗi người có một phương tiện riêng. Em có một chiếc xe đạp màu hồng xinh xinh.Mẹ em có một chiếc xe máy hiệu YAMAHA màu trắng ngà .Bố em thì có một chiếc xe tải to ơi là to.

Một hôm chẳng biết buồn tình thế nào , xe đạp lại báo xe máy : " Giờ hãy thử nhìn lại tôi xem, mới được mua về mấy tháng mà mình mẩy chỗ nào chỗ ấy băng bó khắp cả.Mệt thật ,lũ trẻ trong nhà này đi đâu mà không có tôi cho được, đưa đi ,đưa về ,lúc nào cũng vậy. Tôi mong manh, ốm yếu ,chẳng mấy khi đi được nhanh nên người ta cứ càu nhàu sao không nghĩ cho tôi nhỉ. Bàn đạp quay liên tục chóng hết mặt.Còn anh xe máy , đôi lúc tôi nhìn anh đi nhanh thật nhanh mà tôi cũng thèm muốn, thật là sung sướng gấp vạn lần toi đây."

Xe máy nghe vậy , cãi lại ngay:"Chị cứ nghĩ vậy chứ tôi cũng có sung sướng chi đâu.tôi nhanh thì cũng nhanh hơn chị thật đấy nhưng thử nhìn anh xe tải xem phóng vèo vèo.Xe đạp chỉ một hai gioi thì ba người ngồi là đã chật chội.Tôi thì già trẻ ,lớn bé đều cưorĩ lên cả . Đám thanh niên chơi bời đôi lúc cũng xô xát nhìu lam chu phải chịu thui.thử nghĩ anh xe tải xem. tôi với chị người mà không giữ thăng bằng là ngã con anh ta 4 banh chang lo điều gì "

Xe tải nghe nói ,tuýt còi ầm ĩ kêu to :"Chúng ta sinh ra đều để phục vụ con người.Các anh chị chỉ đi đường làng ,xóm cho chứ tôi phải đi cả hàng nghìn mét ,hàng chất đầy thùng, nặng như muốn xụp lưng đi thui.Chúng ta phải đoàn kết ,không nên suy bì ,tị nạnh, có thế mới làm cho cuộc sống của người phát triển ,tốt đẹp hơn"

24 tháng 12 2017

Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.

Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.

Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.

Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...

Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.


4 tháng 12 2018

Gió mùa dông bắc tràn về, hàng cây sau nhà tôi xào xạc. Ngồi bên khung cửa sổ học bài, tôi cảm thấy đói bụng. Tôi xuống bếp làm gói mì tôm ăn cho ấm. Đang ăn, tôi bỗng nghe thấy tiếng xì xào ở dưới gara để xe. Tôi cứ nghĩ là trộm. Lấy hết lòng can đảm để đi xuống, tôi bước nhẹ nhàng, rón rén không gây ra tiếng động. Xuống đến nhà xe, tôi thấy xe đạp, xe máy, ô tô đang nói chuyện với nhau. Tôi vừa bất ngờ, vừa tò mò nên nấp dưới chân cầu thang nghe ngóng và đã nghe cuộc nói chuyện kì lạ này.

Đầu tiên, bác xe đạp dõng dạc lên tiếng:

- Tôi ra đời đầu tiên, trước anh xe máy, cậu ô tô. So tuổi đời, tôi thuộc diện “lão làng” với các anh đấy nhé! Tôi không gây ô nhiễm, không tốn tiền, nhiên liệu, lại dễ đi chỉ cần ngồi lên đạp hai que đan, thế là ung dung đi đâu cũng được, từ những ngõ ngách nhỏ đến những con đường lớn, đâu đâu tôi cũng đến được nhé. Đi xe đạp chầm chậm qua những con phô" đã bồi đắp thêm cảm hứng lãng mạn cho biết bao tâm hồn thi sĩ. Đi xe đạp thì mới có cảm hứng để viết lên bao áng văn thơ. Trong âm nhạc còn có bài hát Xe đạp ơi, chứ có thấy bài hát “Xe máy ơi!” đâu. Đừng tưởng tốc độ tôi chậm hơn các anh mà tôi không có mặt trong các giải đua xe đâu nhé. Giải đua xe đạp có từ rất lâu đời, trước cả giải đua mô tô và ô tô cơ đấy. Tôi có bao nhiêu là tiện ích. Đâu như anh xe máy, vừa tốn nhiên liệu, ô nhiễm, lại hay gây ra tai nạn. Điều đó đủ thấy tôi gắn bó với con người đến thế nào.

Nghe đến đây, xe máy bực tức tranh luận:

- Đó là so về tuổi đời đúng là chúng tôi thua kém bác. Nhưng về tốc độ, tôi đây đi nhanh hơn bác xe đạp nhiều. Hơn thế nữa, trên chiếc xe tay ga với chiếc váy dài thướt tha, trông bà chủ của chúng ta đẹp và sang trọng lên mấy phần. Cứ thử tưởng tượng xem bà chủ đi xe đạp mà mặc váy thì vất vả đến nhường nào. Tuy tốc độ nhanh lướt cùng tia chớp như vậy mà chỗ ở của tôi lại không tốn diện tích để phù hợp tình hình chật chội của nhà cửa hiện nay. Đâu phải như cậu ô tô. Cậu ta đòi hỏi chỗ ở rộng rãi, sang trọng. Đường lớn, nhà to, tiền nuôi lại tốn kém. Từ ngày đưa cậu ta về nhà mình, tôi thấy ông chủ thêm cau có, lo lắng.

Ô tô nghe vậy lớn tiếng không chịu thua lời:

- Các anh thử xem ai được bằng như tôi. Tôi đây lúc nào cũng sạch sẽ, bóng lộn, lại đẳng cấp, sang trọng, lịch sự. Hơn thế nữa, thử hỏi bây giờ đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận thì ngoài tôi ra ai chở được ông bà chủ đi. Chẳng nhẽ lúc đó ông bà chủ lại đạp xe đạp cho đến mấy ngày mới đến nơi à? Đi ô tô, thích nhất là “nắng chẳng đến mặt, mưa chẳng tới đầu”, nhất là vào ngày đông giá rét như thế này, đi ô tô ấm áp còn gì bằng. Các cậu thử xem, mỗi khi ông chủ được tôi chở ra ngoài đường, mọi người nhìn ông chủ với ánh mắt kính trọng làm ông chủ vui hơn. Ông chủ tự hào về tôi lắm đó. Hiện nay, tôi được sản xuất hàng loạt. Nào là ô tô mui trần, Camry, Civic,... Đẹp ơi là đẹp! Giá trị của tôi theo đó mà nâng tầm lên. Ớ nước ngoài, tôi là bạn của mỗi nhà. Ô tô thông dụng hơn xe đạp và xe máy. Các anh không biết thì thôi.

Xe đạp đuối lí cố cãi:

- Các anh cứ chê tôi chậm chạp nhưng bây giờ người ta sản xuất ra xe đạp điện rồi đấy. Làm sao mà chậm được nữa.

Xe đạp bấm chuông leng keng, xe máy rồ ga còn ô tô thì xì khói chẳng ai chịu ai. Ai cũng bảo vệ ý kiến của mình và bảo mình có ích nhiều nhất.

Cuộc tranh cãi căng thẳng, tôi vội chạy ra, phân bua:

- Thôi! Các anh đừng cãi nhau nữa! Ai cũng có lí cả. Bác xe đạp thì không gây ô nhiễm, không tốn nguyên liệu, lạng lách dễ, nhưng chạy chậm, trời mưa thì bẩn, ướt. Anh xe máy về tốc độ nhanh hơn bác xe đạp, không tốn diện tích ở, phù hợp vởi cuộc sống hiện nay. Nhưng nuôi anh xe máy lại tốn nhiên liệu, khói bụi anh thải ra còn gây ô nhiễm. Đặc biệt, số tai nạn xe máy những năm gần đây tăng lên đáng kể. Còn anh ô tô thì tạo nên đẳng cấp, sang trọng, lịch sự cho người đi. Hơn nữa, anh ô tô là chuyên gia về chạy đường dài. Tuy nhiên, anh chưa thật sự phù hợp với dường xá Việt Nam, chỗ để thật khó khăn và chi phí tốn kém. Tất cả đều có ưu điểm và nhược điểm nhưng đều có ích cho con người. Dù là xe đạp, xe máy hay ô tô, con người đều cần cả, chỉ có điều là sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh thôi. Từ bây giờ, các anh hãy sống hoà hợp, đừng tị nạnh, tranh cãi nhau nữa nhé! Mỗi người hãy làm tốt công việc riêng của mình.

17 tháng 11 2016

Tuổi học trò - một thờ kỉ niệm. Có thể nói, tuổi học trò là một tuổi thơ không một ai chưa từng trãi qua. Thầy cô đã dịu dàng dìu dắt ta, nhờ công ơn dạy dỗ đó tôi có một ngày hôm nay.........!

Thấm thoát trôi qua, đã 10 năm rồi. Tôi - tiến sĩ chuyên viên nghiên cứu máy bay. Ngày ấy, tôi có công việc về mái trường năm xưa để làm hoạt động tình nguyện. Đã 5 giờ sáng, đoàn của chúng tôi xuất phát bay từ Hà Nội về, vừa xuống sân bay chúng tôi đã xuất phát về một tỉnh miền Tây. Nhìn cảnh đồng quê thân thuộc, tôi ngỡ ngàng hỏi bác tài xế:

Mình đi đâu vậy chú - Tôi nhanh hỏi

Về vùng Đức Hòa, Long An chú ơi - Bác trả lời.

Tôi sững sờ vì đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Tới nơi, tôi mở cửa bước xuống xe. Nhìn lại mái trường xưa, đã khác hơn xưa rồi, trường khang trang đầy đủ tiện nghi. Tôi đang nhìn bỗng thấy cô Sách - GV dạy Văn, phó hiệu trưởng trường, tôi chạy tới ôm cô ngay. Cô dẫn tôi vào phòng hội đồng, lúc ấy thầy cô đang họp (có cả giáo viên mới, thầy cô về hưu). Bước vào, mọi người ngỡ ngàng, nhất là những người đã dạy tôi bao nhiêu năm. Họ vẫn nhớ mắt tôi, gọi tôi bằng những cái tên thân thiết, rồi tôi ngồi xuống, trò chuyện việc làm, vì sao về trường,.... Lúc đó, họ mới biết tôi là một CTV về trường. Lúc đó, thầy hiệu trưởng nói : "Cảm ơn các em đã tạo điều kiện cho học sinh". Thầy dẫn chúng tôi đi tham quan trường, lớp học rồi triệu tập những em có hoàn cảnh khó khăn lên phòng nhận quà trợ cấp. Chúng tôi còn vào dự giờ một số lớp giỏi, khá hài lòng về thành tích của các em. Hôm ấy, thầy Lợi do sức khỏe đến không được, nhưng hay tin tôi về trường thầy đã lập tức sắp xếp đến trường ngay. Thấy thầy tới, tui sung sướng lắm - thầy là người giúp tôi thi vào ngành cơ khí máy móc. Nói chuyện một lúc, thầy bảo, đã 5 giờ rồi, em cũng nên về, kẻo ngày mai không đi làm kịp. Các thầy cô dẫn đoàn chúng tôi ra trước cổng, vẫy chào cho đến xe đi mất.......!

Mái trường là nơi nuôi dưỡng ước mơ, cần phải bảo vệ hành trình nuôi dưỡng ước mơ. Đó là điều mà một công dân nào cũng mong muốn.

 

17 tháng 11 2016

Đây chỉ là đoạn trích trong tập bài tập làm văn 90' của học sinh trường THCS AN NINH (năm 2004), thầy Nguyễn Văn Đơ kể tóm lại, nội dung, bổ sung mình tự làm nhé.

25 tháng 11 2021

Chào ban. Máy mk dang bi lôi. Mk chi viêt dc các só và chu này thôi.

4 tháng 11 2016

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

  • Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.
  • Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử – một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

  • Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.
  • Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.
  • Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim "Hiệp sĩ bóng đêm". Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? "Xem một tí thôi rồi về học bài" – tôi tự trấn an mình.
  • Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.
  • Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.
  • Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.
  • Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.
  • Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.
  • Đúng là "Thiên bất dung gian". Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

  • Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.
  • Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.
  • Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

  • Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.
  • Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.
30 tháng 11 2017

MB:Tối đó,sau khi lam xong việc, ba tôi lai trai chiếu cói ra san ngồi têm trau, thay vay tôi cũng mon men đi theo để đòi ba kể chuyện. Mac du da lon nhu vay nhung tôi van còn rat thích nghe truyện cổ tích. Giọng ba tram va am lam. Đêm đến, tôi đa mơ thay mình gap một nhan vat lịch sử. Đó la Thanh Giong

KB: Duong như em đa hiểu. Muốn có 1 sức khỏe tốt can thường xuyên tap thể thao, chau dồi kiến thức để trở thanh người có ích cho xa hội.

Nhớ tk co mk nha banhaha

22 tháng 10 2016

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.



Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

 

22 tháng 10 2016

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Chúc bạn học tốt!