K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Ông mặt trời từ từ thức dậy sau những đám mây bồng bềnh kia. Những ánh nắng chói chang thì nhau chiếu xuống trần gian.Một buổi sáng với đầy niềm vui và sức sống. Hôm nay đến phiên tổ em trực nhật nên em phải đến trường sớm.Em liền vội đến trường. Đi trên hành lang tầng 2, em bỗng nghe thấy tiếng thì thầm của ai đó. Càng đến gần lớp học của em, tiếng thì thầm lại càng rõ.Rồi tình cờ em đã nghe được cuộc tâm sự của chiếc ghế gãy với chiếc bàn.

Đầu tiên chị ghế nói với giọng đầy nghẹn ngào: - Sao đời tôi lại khổ vậy trời! Trước kia tôi là một chiếc ghế rất đẹp , bao bọc là một màu sơn bóng loáng và mùi gỗ thơm phức vậy mà bây giờ ... Bàn an ủi: - Thôi ghế ơi , đừng buồn nữa, hãy kiềm chế cảm xúc của cậu lại Ghế bắt đầu kể: - Ngày ấy tôi còn là một chiếc ghế vô cùng mới và đẹp. Hai ngày sau khi được làm ra, tôi được chuyển đến trường học này. Được sống ở đây tôi vui lắm! Và niềm vui của tôi chính là được giúp các bạn học sinh học tập thật tốt. Vậy mà hôm trước chiếc chân yêu quý của tôi đã bị mấy cậu học trò nghịch ngợm làm gãy mất. Nếu tôi mà mất một chân thì tôi sẽ phải vào cái nhà kho tối tăm ấy, làm bạn với lũ gián, tôi không muốn đâu, hu hu.... Bạn nói với giọng đầy cảm thông: - Số phận đã như thế rồi, cậu hãy chờ bác thợ mộc đến và cứu lấy cái chân của cậu thôi! Ghế than vãn: - Chờ, chờ cho đến khi nào hả bàn? Có ai quan tâm tới tôi đâu. Nếu các bạn học sinh mà quan tâm đến tôi thì họ đã không bao giờ để tới nằm quằn quại trong đau đớn thế này rồi! Chiếc bàn nói tiếp: - Nghe cậu nói vậy tôi cũng không biết đời tôi sẽ ra sao! Có thể là ngày mai, ngày mốt hay ngày kia, tôi cũng có thể nằm quằn quại trong đau đớn như cậu vậy. Cứ nghĩ đến là lòng tôi lại thấy bất an Chiếc ghế tiếp lời sau một hồi im lặng: - Còn có thể nói gì được nữa. Số phận đã an bài chúng ta phải như thế, không ai trong chúng ta có thể thay đổi được nữa! Rồi tiếng học sinh nói chuyện ngày một lớn dần đã lấn át cả tiếng nói chuyện của bàn và ghế. Em chợt nghĩ lại , chiếc bàn và chiếc ghế là những vật vô tri vô giác mà còn biết tâm sự về cuộc đời, biết đau đớn thử hỏi những người làm gãy chân của chiếc ghế , những người đó có tâm hồn mà có hiểu được nỗi đau của mình gây ra cho những đồ vật xung quanh. Qua cuộc nói chuyện của bạn và ghế em mới hiểu được rằng không chỉ có con người mà đồ vật cũng biết tổn thương về mặt thể xác và tinh thần. Vì thế chúng ta hãy biết yêu thương và giữ gìn, bảo vệ những đồ vật xung quanh mình.
29 tháng 11 2017

bài này giống của bn Miko

25 tháng 12 2020

Tham khảo

Ông mặt trời từ từ thức dậy sau những đám mây bồng bềnh kia. Những ánh nắng chói chang thì nhau chiếu xuống trần gian.Một buổi sáng với đầy niềm vui và sức sống. Hôm nay đến phiên tổ em trực nhật nên em phải đến trường sớm.Em liền vội đến trường. Đi trên hành lang tầng 2, em bỗng nghe thấy tiếng thì thầm của ai đó. Càng đến gần lớp học của em, tiếng thì thầm lại càng rõ.Rồi tình cờ em đã nghe được cuộc tâm sự của chiếc ghế gãy với chiếc bàn.

Đầu tiên chị ghế nói với giọng đầy nghẹn ngào: - Sao đời tôi lại khổ vậy trời! Trước kia tôi là một chiếc ghế rất đẹp , bao bọc là một màu sơn bóng loáng và mùi gỗ thơm phức vậy mà bây giờ ... Bàn an ủi: - Thôi ghế ơi , đừng buồn nữa, hãy kiềm chế cảm xúc của cậu lại Ghế bắt đầu kể: - Ngày ấy tôi còn là một chiếc ghế vô cùng mới và đẹp. Hai ngày sau khi được làm ra, tôi được chuyển đến trường học này. Được sống ở đây tôi vui lắm! Và niềm vui của tôi chính là được giúp các bạn học sinh học tập thật tốt. Vậy mà hôm trước chiếc chân yêu quý của tôi đã bị mấy cậu học trò nghịch ngợm làm gãy mất. Nếu tôi mà mất một chân thì tôi sẽ phải vào cái nhà kho tối tăm ấy, làm bạn với lũ gián, tôi không muốn đâu, hu hu.... Bạn nói với giọng đầy cảm thông: - Số phận đã như thế rồi, cậu hãy chờ bác thợ mộc đến và cứu lấy cái chân của cậu thôi! Ghế than vãn: - Chờ, chờ cho đến khi nào hả bàn? Có ai quan tâm tới tôi đâu. Nếu các bạn học sinh mà quan tâm đến tôi thì họ đã không bao giờ để tới nằm quằn quại trong đau đớn thế này rồi! Chiếc bàn nói tiếp: - Nghe cậu nói vậy tôi cũng không biết đời tôi sẽ ra sao! Có thể là ngày mai, ngày mốt hay ngày kia, tôi cũng có thể nằm quằn quại trong đau đớn như cậu vậy. Cứ nghĩ đến là lòng tôi lại thấy bất an Chiếc ghế tiếp lời sau một hồi im lặng: - Còn có thể nói gì được nữa. Số phận đã an bài chúng ta phải như thế, không ai trong chúng ta có thể thay đổi được nữa! Rồi tiếng học sinh nói chuyện ngày một lớn dần đã lấn át cả tiếng nói chuyện của bàn và ghế. Em chợt nghĩ lại , chiếc bàn và chiếc ghế là những vật vô tri vô giác mà còn biết tâm sự về cuộc đời, biết đau đớn thử hỏi những người làm gãy chân của chiếc ghế , những người đó có tâm hồn mà có hiểu được nỗi đau của mình gây ra cho những đồ vật xung quanh. Qua cuộc nói chuyện của bạn và ghế em mới hiểu được rằng không chỉ có con người mà đồ vật cũng biết tổn thương về mặt thể xác và tinh thần. Vì thế chúng ta hãy biết yêu thương và giữ gìn, bảo vệ những đồ vật xung quanh mình.

25 tháng 12 2020

Hôm em đi học sớm em đă nghe thấy một cuộc nói chuyện giữa ghế và bàn.

– Bác Ghế ơi!Em đang đóng nốt cánh cửa cuối cùng, chợt có một giọng khàn khàn cất lên từ cuối phòng học. Em dừng lại lắng nghe.– Bác Ghế oi! Bác còn thức hay ngủ rồi đó? – Giọng nói đó lại vang lên.Một giọng nói ngái ngủ trả lời:– Tôi đây! Có chuyện gì thế hả Bàn?Bác Bàn nhìn ra xa, ngẫm nghĩ, rồi bằng một giọng buồn buồn bắt đầu kể:– Như bác đã biết đấy, Tôi với bác cùng ra đời một lúc, lại họ hàng với nhau. Dạo ấy… – giọng bác Bàn trầm xuống. Học sinh trường này không có bàn ghế ngồi học. Các cô cậu phải ngồi chật chội hoặc phải ngồi dưới đất mà học. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, họ đã đóng ra chúng ta và đặt vào phòng học này đây.Nói tới đây, bác Bàn dừng lại. Ghế giục:– Bác cứ kể đi, tôi nghe đây mà!Bác Bàn cất giọng kể tiếp:– Lúc mới vào tôi và bác đều sạch sẽ, thơm mùi gỗ mới. Thầy giáo chủ nhiệm lớp luôn dặn dò các cô, các cậu học sinh giữ gìn chúng ta, không được xô đẩy, khắc tên và giấy mực lên thân thể chúng ta, Tôi thấy các cô, cậu học sinh cứ vâng vâng dạ dạ, tôi tưởng… Nào ngờ…, mới hôm qua đây, cái cậu Hùng hỗn láo trèo lên mặt tôi, dẫm thình thịch, làm gãy cả chân tôi. Thế có khổ không chứ.Bác Ghế lắc đầu nói:– Thế thì có khác gì tôi. Cái cậu gì ấy nhỉ? Cái cậu mà bác mói nới ấy mà. À, cậu Hùng! Cũng chiều hôm qua thôi, cậu lấy tôi dùng làm “vũ khí” để chơi đánh nhau. Bác biết không? Tôi đau quá, vùng vẫy mãi nhưng không thoát được, cậu ấy càng ghì chặt tôi hơn. Bỗng “ầm" một tiếng, tôi choáng váng cả đầu óc, thét lên rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đau ê ẩm. Một chiếc xương chân của tôi bị gãy ra. Tôi cố lê về đây đấy, bác ạ!Bác Bàn buồn rầu:- Vết thương của tôi nặng quá, tôi sợ mình không qua khỏi…Bác Ghê vội vàng:– Ấy, ấy, bác đừng nghĩ đến chuyện đó, tôi sợ lắm.– Tôi và bác phải thoát ra khỏi chốn này thôi – bác Bàn kêu lên.– Tôi không đi với bác được đâu.Bàn ôm mặt rầu rĩ:– Sao tôi khổ thế này.Ghế vội an ủi bạn:— Thôi, bác đừng khóc nữa. Bác khóc thế có ích gì đâu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải ra sức phục vụ cho các cô, các cậu học sinh cơ mà!Bàn ôm chầm lấy Ghế, vừa cảm động về tấm lòng cao thượng của Ghế, vừa ân hận về thái độ bi quan của mình. Mấy giây trôi qua, hai người bạn ấy nhìn nhau bằng ánh mắt đầy nghị lực: “Ngày mai chúng ta sẽ đề nghị nhà trường đưa đi chữa bệnh. Chúng ta sẽ lên tiếng khuyên các cô, cậu học sinh giữ gìn của công, phải có ý thức mới được.” “Nhất định sẽ là như vậy, sẽ là như vậy”.Vừa lúc đó, đội “Sao đỏ” của trường đi tới. Em vội báo cáo về việc bàn và ghế bị hư hỏng, đi “chữa bệnh”. Hình như bàn và ghế cùng nghe được câu nói đó, quên cả đau nhảy lên vì vui sướng.

- Mở bài:

+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.

- Thân bài:

Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.

+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.

+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.

+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.

+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.

+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.

- Kết bài:

+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.

+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.

29 tháng 12 2018

- Mở bài:

+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.

- Thân bài:

Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.

+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.

+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.

+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.

+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.

+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.

- Kết bài:

+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.

+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.

2 tháng 4 2021

                                                                    bài làm nek 

Các bạn thân mến! Các bạn có biết vì sao các bạn có thể sống khoẻ mạnh mỗi ngày không? Các bạn có thể tượng tượng bạn sẽ sống ra sao nếu tất cả cây cối nhà chúng tôi đều biến mất! Các bạn sẽ không được hít thở không khí trong lành! Các bạn sẽ không có bóng râm che mát…Và còn biết bao tai hoạ sẽ xảy ra đấy. Trong mái trường này, họ nhà bàng chúng tôi đã đem lại cho các bạn những điều tốt đẹp. Nhân dịp năm mới, nhà trường đem tôi về trồng thay cho cây bàng năm trước bị bão đánh đổ. Được về sống ở môi trường này tôi sung sướng lắm. Vì hằng ngày tôi sẽ được các bạn chăm sóc yêu thương, được nghe, được thấy các bạn ca hát, nô đùa. Hàng ngày các bạn cho tôi uống nước, nhặt sâu cho tôi, những hôm trời nắng to, thương tôi còn nhỏ yếu, các cô, các bạn còn che cho tôi khỏi bị nắng làm héo lá. Chỉ một thời gian sau, thân của tôi đã to hơn trước và cao hơn trước, những chiếc lá non mới lại bắt đầu nhú lên, trông thật mỡ màng và tràn đầy sức sống. Tôi thầm nhủ chẳng mấy chốc tôi sẽ lớn bằng các anh các chị nhà bàng được trồng cách đây mấy năm. Tôi mơ ước mình sẽ lớn thật nhanh, ra nhiều cành lá để các bạn gái còn chơi nhảy dây, các bạn nam sẽ đá cầu dưới tán lá xanh rì, mát rượi của tôi. Và tôi muốn mình sẽ vươn thật cao, tán toả ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.
Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm vươn vai, rung rinh những chiếc lá non xanh mỡ chuẩn bị chào đón các bạn nhỏ đến trường. Đến chiều tôi lại nghiêng nghiêng cái thân hình nhỏ nhắn của mình để tạm biệt mọi người.
Cuộc sống của tôi cứ êm ả trôi qua và có lẽ tôi sẽ lớn nhanh như thổi nếu như không có buổi sáng ấy. Tôi nhớ mãi hôm đó là một buổi sáng chủ nhật, tôi đang buồn vì sáng nay các bạn đều nghỉ học bỗng tôi nghe thấy tiếng lao xao của một vài bạn nhỏ, tôi sung sướng mừng thầm vậy là tôi đã có bạn chơi. Tôi nhận ra đó là các bạn học lớp 6. Sau một hồi đi dạo quanh sân trường nô đùa nhau ầm ĩ, các bạn dừng lại nghỉ chân ở ngay cạnh tôi! Tôi đung đưa trong gió khoe những chiếc lá mỡ màng để chào đón các bạn. Trong tiếng gió tôi thì thầm: Chào các bạn thân yêu!
Đáp lại tấm lòng hiếu khách của tôi, một bạn nam lên tiếng:
- Chơi từ nãy chán rồi thôi bọn mình thử đi tìm hiểu cây bàng mới lớn này xem sao.
Nghe vậy, tôi giật mình. Một cậu đứng lên chạy vòng quanh thân tôi, lấy chiếc que vạch vạch như tìm một cái gì đó. Bỗng cậu reo lên:
- Ôi các cậu ơi, cây này lắm rễ lắm, chúng mình thử cắt bỏ đi vài cái rễ xem nó có sống được không?
Nghe xong tôi thấy bủn rủn hết cả người. Nhưng chưa kịp định thần một cậu đã lấy tay vặt luôn hai chiếc rễ nhỏ phía ngoài của tôi. Tôi thét lên đau đớn, nhựa túa ra, cả thân cây như muốn đổ gục xuống. Nhưng cũng may tôi đã cố gắng đứng vững được, tôi cắn răng chịu đựng, và tôi thốt lên rằng:
- Tôi đau lắm các bạn ơi. Các bạn chỉ đứt một tí tay, chảy một chút máu thôi các bạn đã oà khóc rồi. Thế mà các bạn lại hành hạ. Tôi oà khóc nức nở. Nhưng chẳng ai thấy được những giọt nước mắt đang lăn dài của tôi. Họ vẫn thản nhiên trêu đùa nhau. Tôi đau đớn và chưa kịp định thần thì trước khi đi, một bạn lại tiện tay bẻ luôn cái ngọn non nớt vừa nhú của tôi.
Tôi hoảng hốt hét to:
- Trời ơi đau quá! Các bạn thật độc ác. Các bạn giết tôi rồi.
Tôi ngất đi, cả thân của tôi rũ xuống, phải mất một ngày sau tôi mới tỉnh và lúc đó tôi mới tin rằng mình vẫn còn sống. Nhìn vết thương vẫn còn đang rỉ những giọt nhựa, tôi đau
đớn nhận ra mình sẽ không thể vươn lên cao được nữa. Tôi phải mang một vết
thương suốt đời. Tôi gắng gượng đứng thẳng và hít khí trời.
Sáng hôm sau, các bạn nữ chạy đến chăm sóc tôi. Các bạn tỏ ra rất bực tức khi
thấy tôi đã bị hành hạ như vậy.
Nhờ có sự chăm sóc động viên của các bạn, tôi thấy đỡ đau đớn hơn nhiều. Và
cũng thật may mắn, sau một thời gian tôi đã hoàn toàn hồi phục.
Và từ đấy, tuy tôi chẳng cao nên được là bao nhưng những tán lá lại mọc ra rất
nhiều và thật khoẻ mạnh. Ngày ngày các bạn vẫn quây quần bên tôi, và có lẽ ân
hận vì hành động trước đây của mình, các bạn trước đã từng bẻ cành non của tôi
giờ tỏ ra rất yêu quý tôi, thỉnh thoảng mang nước tưới cho tôi và trong lúc ra chơi
các bạn còn ra ngồi dựa vào thân tôi để học bài, hóng mát.
Tôi cũng không còn oán giận các bạn đó nữa, nhưng tôi chỉ muốn nói rằng
chúng tôi cũng là một cơ thể sống, chúng tôi cũng biết đau, biết giận hờn.
Nhưng tôi vẫn còn buồn vì thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp có bạn chẳng có ý thức
bảo vệ chúng tôi. Các bạn ngang nhiên bẻ cành vặt lá làm tổn thương đến họ hàng
nhà cây chúng tôi.
Các bạn ơi! Hãy bảo vệ chúng tôi, việc làm đó cũng có nghĩa là bạn đang bảo vệ
chính cuộc sống của mình.

18 tháng 10 2020

vào một buổi sáng sớm cậu bàn nói với anh tường "ôi trao ! nhìn anh tường kìa, thật là bẩn thỉu . đã chả giúp được gì cho các bạn học sinh cho mà còn làm cho căn phòng trở nên thật xấu ".anh tường nghe vậy ôn tồn bảo: "sao cậu lại nghĩ như vậy? tôi tồn tại để che nắng che mưa cho các bạn. có bị bôi bẩn cũng là vì các bạn bôi lên, vậy cậu nói xem các bạn học ở đâu nếu không có tôi ?cậu bàn liền hung hăng nói :"thế thì sao ?tôi cũng có ích vậy, tôi là chỗ để cho các bạn ngồi học không có tôi các bạn ngồi ở đâu ? anh tường vẫn nhẫn nhịn bảo :"nếu vậy chúng ta đều có ích ,tôi cũng không muốn nói nhiều với cậu." cậu bàn thấy anh tường hiền đắc ý nói :"anh nói vậy là sao, anh đang khinh thường tôi đó à ? được rồi từ nay tôi không thèm nói chuyện với anh nữa."rồi cuối cùng ,vài ngày sau đó cậu ta bị mấy bạn phá phách khắc rồi vẽ tùm bậy lên bàn.

25 tháng 2 2018

Hôm nay là một ngày nắng đẹp, lúc đó em đáng trên đường về nhà. Bỗng khi em ngồi nghỉ mát ở một gốc cây do nhà xa và mệt, em thấy có hai cú chim bay đến đậu trên cành và kì lạ thay, em nghe thấy tiếng ai đó như là hai người bạn thân lâu ngày gặp lại. Em nhìn xung quanh nhưng chẳng có ai, cỉ nghe thấy tiếng nói phát ra từ cành cây nơi hai chú chim đang đậu. Em tiến lại gần và nấp sau thân cây. Đúng là bọn chúng đang nói thiệt rồi, không còn nhầm lẫn gì nữa. Em nghĩ chắc hai con chim thần bay lạc vào đây.Chú chim có đôi cánh màu xanh đẹp rực rỡ dưới ánh nắng nói:

-Lâu quá rồi chúng ta mới gặp nhau, bạn nhỉ!

Chú chim màu đen nói:

-ừ! trông bạn vẫn xinh đẹp như ngày nào vậy!

-Còn bạn chẳng khác gì mấy so với 2 năm trước. À, mà bây giờ bạn đang ở đâu và sinh sống như thế nào?

-Mình đang ở vùng núi Ba Vì, ở đó có nhiều thú vui lắm và cả thức ăn cũng rất nhiều nữa. Còn bạn thì sao? -Chú chim màu đen trả lời.

-Mình ấy à! Mình đang có một cuộc sống rất yên bình bên người thân. Mình sống ở Đồng tháp mười, ở đó cũng có nhiều thức ăn ngon lắm!

-Cậu đã có thêm nhiều bạn mới chưa?

-Cũng nhiều lắm và các bạn đều rất thân thiện hay chia sẽ với mình lắm!

Mình cũng có nhiều bạn những các bạn đều phải phụ giúp bố mẹ, ít khi có thời gian rảnh để đi chơi lắm!

Thế là hai chú chim lại tâm sự một hồi lâu rồi mới bay đi. Em nhìn đồng hồ. Trời! 11 giờ rưỡi rồi. phải về nhanh mới được để còn chuẩn cị cho chiều đi học nữa.

Xong rùi! ks cho mình nha!

bai nay mk tu lam do bn @@@

11 tháng 5 2018

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy

5 tháng 12 2017

Hôm ấy, lớp tôi trực tuần, tôi phải đến sớm hơn để dọn dẹp sân trường và vô tình nghe được câu chuyện giữa cây Bàng non và bác Phượng già.

Bằng giọng nhỏ nhẹ, bàng non kể cho bác phượng già nghe về cuộc đời mình:

- Bác Phượng ơi! Bác biết không, ngày xưa, khi cháu còn là hạt giống được bán ở cửa hàng, thầy giáo đã mua cháu về trồng ở sân trường. Lúc còn nằm trong lòng đất, hàng ngày cháu được tưới tắm, chăm sóc. Cháu vui lắm  vì nghĩ khi lớn lên cháu sẽ che mát cho anh chị học sinh nên cháu cố hết sức vươn mình ra khỏi lòng đất. Mấy tháng đầu anh chị chăm sóc cháu hết mực, cháu hạnh phúc lắm. Tưởng chừng cuộc sống cứ sung sướng như vậy mãi nhưng cháu đã nhầm.

Sáng hôm qua, vào giờ ra chơi, khi các bạn học sinh nô đùa trên sân trường, bỗng một tốp học sinh vây quanh cháu, cháu giật mình không biết chúng định làm gì thì bỗng: "rắc! rắc", chúng bẻ cánh tay của cháu. Hu.. Hu…hu… Cháu đau quá bác ạ. Mặc cho cháu kêu khóc, van xin,  chơi xong chúng bỏ đi để cháu ở lại khóc một mình. Nghĩ lại, cháu càng cảm thấy tức mấy cậu học sinh, họ không biết rằng họ hàng nhà bàng cháu có ích như thế nào hay sao mà lại phá hoại cháu như thế.

Bác Phượng già cũng buồn bã bảo:

- Bác cũng đang đau buốt vì các anh chị học sinh cuối cấp mang dao đến khắc tên lên thân bác đây. Nhưng mà đừng quá bi quan cháu ạ. Bên cạnh các cậu học sinh nghịch ngợm còn có các anh chị học sinh ngoan ngoãn biết chăm sóc và bảo vệ chúng ta.

Nhưng Bàng non vẫn lo lắng:

- Nếu cứ thế này cháu sợ sẽ không lớn nổi nữa bác Phượng ạ!

Bác Phượng già an ủi:

- Thôi nào, cháu phải lạc quan lên chứ!

Rồi bác Phượng im lặng, còn Bàng non vừa lo sợ vừa thút thít khóc.

Bỗng dưng tôi cảm thấy sống mũi cay cay. Tôi ân hận về việc tôi đã làm đau bàng non. Ngay sáng hôm ấy, tôi nhận lỗi với cô chủ nhiệm. Tôi và đám bạn bị phê bình. Chiều tan học, tôi cùng các bạn đến trồng hàng rào quanh cây bàng. Từ câu chuyện này, tôi mong rằng các bạn đừng phạm lỗi như tôi và hãy bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và màu xanh của trái đất nhé mọi người ! Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta !

:)

5 tháng 12 2017

Chào tất cả các bạn thân yêu! Những bạn thiên nhiên bao năm qua đã sống cùng tôi trong mái trường này. Và cả các bạn nữa! Những bạn học sinh đã từng gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò. Mình là Phượng, người bạn lâu đời và quen thuộc nhất với mỗi chúng ta. Ai đã qua tuổi học trò mà không một lần xao xuyến khi họ hàng chúng tôi thắp lên những bông hoa lửa đỏ. Ấy vậy mà trong chúng ta có bạn chưa tốt lắm, chưa biết quý trọng cây xanh bóng mát trong trường. Hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe một kỉ niệm buồn tôi đã gặp lúc tuổi thơ.

Ngày ấy tôi được các thầy cô đem về trồng khi ngôi trường này mới xây dựng được một năm. Đặt chân đến trường, tôi hợp ngay với khu đất mới, hơn thế nữa, tôi lại được các thầy cô nâng niu chăm sóc và cho uống nước đều đặn nên chẳng mấy chốc tôi đã lớn rất nhanh khiến tôi khoan khoái và sung sướng hơn. Hàng ngày các bạn lá giúp tôi hít thở khí trời nên chẳng mấy chốc tôi đã to mập bàng ngón tay to nhất của bạn học trò. Tôi chưa có ý định ra cành và còn muốn vươn lên cao hơn nữa. Với lại nếu ra cành thấp quá, chắc chắn tôi sẽ trở thành chiếc "ghế đá" thường xuyên cho các cậu học trò vô ý và biết đâu không khéo, tôi lại gây ra những tai nạn đáng thương. Nhưng thật buồn, ước mong tốt đẹp của tôi không bao giờ có thể thực hiện được các bạn ạ.

Câu chuyện xảy ra vào ngày chủ nhật khi có một nhóm bạn lớp 6 đi lao động. Các bạn đi rẫy cỏ sân trường và vun xới những cây non. Chẳng biết ở những anh bạn của tôi, các cô các cậu ấy chăm sóc thế nào mà đến chỗ tôi mấy bạn nữ sơ ý cứ lấy cuốc mà rạc cỏ và cứ thế là nghiến biến đi mấy chiếc chân tôi. Tôi đau điếng nhưng may còn chịu được vì đó chỉ là những đôi chân phụ. Nhưng không hiểu sao, một lúc sau tôi thấy một đám bạn nam thì thầm to nhỏ rồi quay lại chỗ tôi. Chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì bỗng nghe cái "khực". Tôi đau điếng, mặt mũi tối sầm, nhựa trắng cứ thế ứa ra ướt hết cả áo. Lúc ấy tôi nghĩ mình chết chắc rồi. Nhưng may thay hơn một ngày sau nhờ mẹ đất tôi hồi sinh trở lại nhưng thật đau đớn, tôi nhận ra mình đã vĩnh viễn "mất đầu".

Gần một tháng trời sống trong đau đớn vô cùng rồi cũng may chỗ cổ tôi vết thương liền lại nứt ra hai mống non tươi (là hai cành to khỏe và rắn chắc của tôi bây giờ).

Giờ thì tôi đã rất vững vàng nhưng vẫn còn buồn lắm về cậu bạn ngày xưa. Tiếc là hôm ấy tôi không nhớ mặt. Các bạn ạ! Các bạn có đặt mình vào địa vị của chúng tôi, các bạn mới hiểu được những đau đớn ấy. Chúng tôi dù vậy vẫn không dám kêu ca, vẫn tận tụy phục vụ các bạn học trò. Nhưng chúng tôi buồn lắm. Nhiều bạn chúng ta vô ý vô cùng. Không những chúng tôi chẳng bao giờ được chăm sóc, các bạn lại còn hay bẻ cành vặt lá. Lại nữa, các bạn còn khắc chi chít lên khuôn mặt của tôi, hái hoa của tôi để trong giỏ xe cho khô héo hay vứt tả tung khắp sân trường. Tôi vẫn không dám kêu ca, chỉ xin các bạn hãy nghĩ về những hành động của mình. Xin chào và luôn mong các bạn là những người tốt.

5

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.

- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch