K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2023

con thoi nhé, chúc ban học tốt.Nhớ vote cho mình nhé

Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng 

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

 

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

 

1
8 tháng 4 2022

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

-Mai có 1 giọng nói thật ngọt ngào

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Được liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

 

12 tháng 4 2022

cảm ơn bạn vui

9 tháng 11 2023

Chọn đáp án B nhé

9 tháng 11 2023

b nha

 

12 tháng 12 2021

Trong bóng nước láng trên trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng

5 tháng 2 2022

ko có câu nào là câu ghép

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      (1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.(2) Thảo quả chín dần. (3)Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4) Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6) Rừng say ngây và ấm nóng. (7)...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
      (1) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.(2) Thảo quả chín dần. (3)Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. (4) Rừng ngập hương thơm. (5)Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. (6) Rừng say ngây và ấm nóng. (7) Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
a – Đoạn văn trên trích trong bài.........................................của tác giả...........

................................................................................................................................
b – Em hãy chuyển hai câu (4) và (5) thành một câu ghép

....................................................................................................................................................................................................................................................................
c – Câu đơn có nhiều vị ngữ là câu số mấy ?

..................................................................................................................................
d. – Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn?

..................................................................................................................................
e.- Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu số (3)

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
g – Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện? Vì sao?

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
h – Tại sao nhà văn lại so sánh “Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới nhấp nháy vui mắt”?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xin mọi người giúp mình những câu này với

thứ hai mình phải nộp rồi 

mình hứa tick tất cả 

3
5 tháng 2 2022

mong các cao nhân giúp với

6 tháng 2 2022

`a.`

`-` Đoạn văn trên trích trong bài Mùa Thảo Quả c̠ủa̠ tác giả Ma Văn Kháng.

`b.`

`-` Rừng ngập hương thơm, sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

`c.`

`-` Câu đơn có nhiều vị ngữ Ɩà câu số : `(1)`.Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt ѵà mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

`d.`

`-` Từ láy : đột ngột, chon chót, nhấp nháy

`e.`

`-` Trạng ngữ : Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột

`-` Chủ ngữ : những chùm thảo quả

`-` Vị ngữ : đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng

`f.`

`-` Đoạn văn thuộc thể loại miêu tả.Vì đoạn văn nói ra đặc điểm c̠ủa̠ quả khi chín.

2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)              Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối...
Đọc tiếp


2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1) 
 

            Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - Vũ Tú Nam)

Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.

Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...

0
Đọc đoạn văn sau:   “Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu... ... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

 

“Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu...

... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả.”

                                         Giàn mướp – Vũ Tú Nam

 

Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp và bức tranh làng quê qua hình ảnh giàn mướp đó.

1
21 tháng 5 2022

Hay quá