K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2019

Đáp án A

-   A đúng vì trong các trường hợp trên thì “Thêm 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 6” gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại vì làm thay đổi axit amin từ axit amin thứ 2.

-   B sai vì mất 3 cặp nuclêôtit liên tiếp ở vị trí 15, 16, 17 làm mất một axit amin

-   C, D là dạng đột biến thay thế có sự ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn.

Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể xảy ra? (1)   Mất một cặp nuclêôtit X-G ở...
Đọc tiếp

Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể xảy ra?

(1)   Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ dầu 5'.

(2)   Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(3)   Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.

(4)   Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtít X-G.

Số trường hợp là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
26 tháng 6 2019

Đáp án C.

- Ở phương án A, mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' thì chuỗi polipeptit biến đổi thành: 5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT - XA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'

Nên tạo ra bộ ba 3'AXT5' tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3' trên mạch gốc tương ứng với 5'UGA3' nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án B, thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A thì chuỗi polipeptit biến đổi thành:

5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- TXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'

Nên tạo ra bộ ba 3'AXT5' tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3' trên mạch gốc tương ứng với 5'UGA3' nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án C, thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A:

5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XTA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'

Nên tạo ra bộ ba 3'ATX5' tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3' trên mạch gốc tương ứng với 5'UAG3' nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án D, thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit X-G:

5'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- XXA - ATX - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'

Trường hợp này chỉ làm có thể làm thay đổi một bộ ba bình thường thành một bộ ba bình thường khác nên không phù hợp.

18 tháng 10 2016

B

Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’ ; 3’XAG 5’ ; 3’ XAT 5’ ; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp...
Đọc tiếp

Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’ XAA 5’ ; 3’XAG 5’ ; 3’ XAT 5’ ; 3’ XAX 5’ và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?

(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

A. (3), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2).

1
16 tháng 4 2019

Đáp án: C

(1) Đúng, do tạo ra mã kết thúc UGA

(2) Đúng do vị trí nu thứ 3 của một số bộ ba bất kể là loại nu nào trong 4 loại nu A,U,G,X thì vẫn mã hóa 1 loại axit amin. Đây là do tính thoái hóa mã di truyền

(3) Sai, xảy ra đột biến dịch khung, toàn bộ các axit amin bắt đầu kể từ vị trí đột biến đều bị thay đổi

(4) Đúng do 2 vị trí nu đầu tiên là vị trí đặc hiệu, thay thế cặp nu khác sẽ mã hóa axit amin khác

19 tháng 3 2017

Đáp án A

A+G/T+X  = 1.

Các dạng đột biến đều không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X.

Đột biến đảo đoạn không được xếp vào đột biến điểm nên chỉ chọn được 1, 2, 3.

29 tháng 7 2019

Đáp án A

A+G/T+X  = 1.

Các dạng đột biến đều không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X.

Đột biến đảo đoạn không được xếp vào đột biến điểm nên chỉ chọn được 1, 2, 3.

Biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit Glutamin (Glu); AUG: Metinônin (Met); UGU: Xistêin (Cys); AAG: Lizin (Lys); GUU: Valin (Val); AGU; Xêrin (Ser). Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là: 1 2 3……….10………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải) 3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT....5’ 5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA….3’ Hãy cho biết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?    I. Trình tự...
Đọc tiếp

Biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit Glutamin (Glu); AUG: Metinônin (Met); UGU: Xistêin (Cys); AAG: Lizin (Lys); GUU: Valin (Val); AGU; Xêrin (Ser). Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là:

1 2 3……….10………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)

3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT....5’

5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA….3’

Hãy cho biết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

   I. Trình tự các axit amin trong phân tử protein do gen cấu trúc nói trên tổng hợp là : Met – Val – Lys – Cys – Ser - Glu

   II. Đột biến thay thế cặp nucleotit A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm chuỗi polipepetit được tổng hợp không thay đổi so với bình thường

   III. Đột biến mất 1 cặp nucleotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi poolipeptit từ sau axit amin mở đầu

   IV. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A –T ở vị trí thứ 12 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi poolipeptit được tổng hợp ngắn hơn so với bình thường

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
20 tháng 10 2018

Đáp án C.

Các phát biểu I, II và IV đúng.

- I đúng: bộ ba mở đầu dịch mã trên mARN là AUG, nên triplet tương ứng trên mạch gốc của gen là TAX, do đó ta thấy mạch có chiều 3’ TAX… XTT5’ là mạch gốc.

Mạch gốc: 3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT…5’

Phân tử mARN:

5’ AUG GUU AAG UGU AGU GAA…3’

" trình tự chuỗi polipeptit sẽ là: Met – Val – Lys – Cys – Ser – Glu.

- II sai: Thay thế cặp A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp T – A biến bộ ba UGU thành bộ ba AGU quy định axit amin Ser.

- III đúng: Đột biến mất 1 cặp nucleotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ làm khung đọc dị dịch chuyển. Theo đó codon ban đầu trên mARN là GUU sẽ bị thay thế bằng codon UUA, và bộ ba mới không phải bộ ba kết thúc, nên nó sẽ làm thay đổi trình tự chuỗi polipeptit.

- IV đúng: Đột biến thay thế cặp nucleotit A – T ở vị trí thứ 12 thành cặp nucleotit T – A sẽ làm thay đổi codon mã hóa trên mARN từ codon UGU thành UGA là bộ ba kết thúc, nên chuỗi polipeptit sẽ ngắn hơn so với ban đầu.

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – lần 1 2019): Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau: - Mạch bổ sung  - Mạch gốc - Số thứ tự nuclêôtit trên mạch gốc %’ ...ATG... 3’...TAX...        1 AAA... TTT... GTG XAX       63 XAT ...XGA GTA ...GXT 64        88 GAT TAA... 3’ XTA ATT... 5’ 91 (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra...
Đọc tiếp

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – lần 1 2019): Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit sau:

- Mạch bổ sung 

- Mạch gốc

- Số thứ tự nuclêôtit trên mạch gốc

%’ ...ATG...

3’...TAX...

       1

AAA...

TTT...

GTG

XAX

      63

XAT ...XGA

GTA ...GXT

64        88

GAT TAA... 3’

XTA ATT... 5’

91

(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp. Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3 XAA 5 ; 3XAG 5 ; 3 XAT 5 ; 3 XAX 5 và chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết có những dự đoán nào sau đây đúng?

(2) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

(3) Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

(4) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp.

A. (3), (4). 

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (2).

1
12 tháng 3 2017

Đáp án C

Các dự đoán đúng là

(1) Đúng, do tạo ra mã kết thúc UGA

(2) Đúng do vị trí nu thứ 3 của một số bộ ba bất kể là loại nu nào trong 4 loại nu A,U,G,X thì vẫn mã hóa 1 loại axit amin. Đây là do tính thoái hóa mã di truyền

(3) Sai, xảy ra đột biến dịch khung, toàn bộ các axit amin bắt đầu kể từ vị trí đột biến đều bị thay đổi

(4) Đúng do 2 vị trí nu đầu tiên là vị trí đặc hiệu, thay thế cặp nu khác sẽ mã hóa axit amin khác

Biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: Axit glutamic; AUG: Metônin; UGU: Xistêtin; AAG: Lizim; GUU: Valin; AGT: Xêrin. Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là:      1 2 3……………10……………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải) 3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5’ 5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA 3’ Hãy cho biết, những phát biểu nào sau đây là đúng? I. Trình tự các axit amin trong phân tử...
Đọc tiếp

Biết các codon mã hóa các axit amin như sau: GAA: Axit glutamic; AUG: Metônin; UGU: Xistêtin; AAG: Lizim; GUU: Valin; AGT: Xêrin. Nếu một đoạn gen cấu trúc có trình tự các cặp nuclêôtit là:

     1 2 3……………10……………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)

3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5’

5’ ATG GTT AAG TGT AGT GAA 3’

Hãy cho biết, những phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp là: Mêtiônin – Valin – Lizin – Xistêin – Xêrin – Axit glutamic.

II. Thay thế cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 10 thành cặp nuclêôtit T- A sẽ làm chuỗi pôlipeptit được tổng hợp không thay đổi so với bình thương.

III.  Mất 1 cặp nuclêotit là X – G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlipeptit từ sau axit amin mở đâu.

IV. Thay thế cặp nuclêôtit A – T ở vị trí thứ 12 thành cặp nuclêôtit T – A sẽ làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ngắn hơn so với bình thường

A. I, III, IV              

B. I, II, III              

C. I, II, IV              

D. II, III, IV.

1
29 tháng 7 2019

Giải chi tiết:

Trình tự codon trên mạch ARN là

     1 2 3……………10……………18 (vị trí các nuclêôtit từ trái qua phải)

3’ TAX XAA TTX AXA TXA XTT 5’

5’ AUG GUU AAG UGU AGU GAA 3’

Trình tự axit amin là: Met – Val – Lys – Cys – Ser – Glu → I đúng 

II, thay thế cặp A –T ở vị trí số 10 bằng cặp T-A , codon trên mARN là AGU mã hóa cho Ser thay vì Cys → II sai

III đúng,

IV đúng, codon sau đột biến là UGA mang tín hiệu kết thúc dịch mã

Chọn A

18 tháng 7 2018

Đáp án A

- Trong tự nhiên, đột biến gen có thể xảy ra ở một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc ở nhiều cặp nuclêôtit khác nhau trong gen à  nhận định 1 không chính xác

- Đột biến gen có thể xảy ra ở mọi tế bào (đơn bội, lưỡng bội, đa bội, dị bội,...) à nhận định 2 không chính xác

- Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình phân bào (bao gồm cả nguyên phân và giảm phân) làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li à  nhận định 3 không chính xác

- Đột biến đảo đoạn không ảnh hưởng nhiều đến sự biểu hiện tính trạng của các gen trên đoạn đảo nên người ta không sử dụng dạng đột biến này để xác định vị trí của gen trên NST à  nhận định 4 không chính xác.

Vậy số nhận định không chính xác là 4.

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp...
Đọc tiếp

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser- Ala - Tyr - Glu.

II. Nếu cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.

III. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X vị trí 15 thành cặp X-G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.

IV. Nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng axit amin Arg.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
5 tháng 7 2017

Đáp án C

Phát biểu I, II, IV đúng. → Đáp án C.

I đúng. Vì:

- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’

- Mạch mARN tương ứng là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.

- Trình tự các aa tương ứng là Gly – Val – Ser - Ala - Tyr - Glu.

II đúng. Vì: Cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì:

- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XGA-TXG-XGA-ATG-XTX5’

- Mạch mARN là: 5’GGG-GXU-AGX-GXU-UAX-GAG-3’.

Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Tyr - Glu.

III sai. Vì: Cặp G-X ở vị trí thứ 15 bị thay thế bằng cặp X-G thì đoạn polipeptit còn lại 4 axit amin:

- Mạch gốc của gen là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATX-XTX5’

- Mạch mARN là: 5’GGG-GUU-AGX-GXU-UAG-GAG-3’. Trình tự các aa là: Gly – Ala – Ser - Ala - Kết thúc.

Do đó, đoạn polipeptit chỉ có 4 axit amin chứ không phải 5 axit amin.

IV đúng. Vì nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì quá trình dịch mã sẽ đọc lệch khung dẫn đến codon thứ 5 trở thành XUA và condon thứ 6 trở thành XGA mã hóa cho Arg.