K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Đáp án D

Tiêu hóa ở động vật là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành

những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

15 tháng 4 2017

Quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa diễn ra theo trình tự:

- Thức ăn nhận vào bằng hình thức thực bào, hình thành các không bào tiêu hóa chứa thức ăn.

- Các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hóa nhờ có enzim thủy phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hóa thủy phân các dd phức tạp thành chất dd đơn giản.

- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào → ra tế bào chất, riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

→ Đáp án B

1 tháng 6 2017

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là 1 và 3

Ở động vật có túi tiêu hóa như ruột khoang → chủ yếu tiêu hóa ngoại bào sau đó tiếp tục được tiêu hóa nội bào. Thức ăn được biến đổi trong túi tiêu hóa nhờ enzim (do các TB tuyến tiết ra) → thành chất đơn giản → hấp thụ qua màng tế bào vào trong các tế bào. Các chất này tiếp tục được tiêu hóa trong các tế bào thành các chất dinh dưỡng mà tế bào có thể sử dụng được.

(2) sai. Vì khoang tiêu hóa không có hoạt động co bóp

(4) sai. Vì tiêu hóa ngoại bào chưa tiêu hóa triệt để thức ăn

22 tháng 6 2018

Đáp án B

Các phát biểu số I, II đúng.

I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:

Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.

Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.

II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.

III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.

IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:

Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.

2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).

Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:

CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A.

16 tháng 2 2017

Đáp án A

(1) Ngoài thực vật còn có tảo, 1 số loài vi khuẩn có khả năng quang hợp.

(2) Một số loài VK có khả năng tự dưỡng.

(4) Vi khuẩn không phải là sinh vật tiêu thụ.

(5) Trong chuỗi mùn bã hữu cơ giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 1.

7 tháng 4 2018

Đáp án A

(1) Ngoài thực vật còn có tảo, 1 số loài vi khuẩn có khả năng quang hợp.

(2) Một số loài VK có khả năng tự dưỡng.

(4) Vi khuẩn không phải là sinh vật tiêu thụ.

(5) Trong chuỗi mùn bã hữu cơ giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 1.

9 tháng 2 2018

Đáp án A

(1) Sai. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân và thải ra ngoài cơ thể.

(2) Sai. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào.

(3) Đúng. Dạ múi khế có enzim pepsin và HC1 để tiêu hóa protein có trong vi sinh vật.

(4) Sai. Ở ruột người, thức ăn ngoài được tiêu hóa hóa học ra còn được tiêu hóa cơ học như đảo trộn cho thức ăn thấm đều enzim, nhu động ruột giúp đẩy thức ăn đi.

6 tháng 5 2019

Đáp án D

I - Sai. Vì quá trình biến đổi hóa học thức ăn xảy ra nhờ tác dụng của các enzim trong dịch tiêu hóa.

II - Sai. Vì trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có các tuyến tiêu hóa là tuyến dạ dày, tuyến tụy, tuyến ruột.

III - Sai. Vì trong các loại dịch tiêu hóa của cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, dịch ruột có tác dụng biến đổi thức ăn mạnh nhất.

IV - Sai. Vì dịch mật do gan tiết ra, có vai trò chủ yếu là nhũ tương hóa chất béo và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các enzim tiêu hóa ở ruột.

V - Đúng. Người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu. Dịch tụy và dịch ruột ở ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, protein

22 tháng 3 2018

Chọn B

Những ưu điểm của động vật có ống tiêu hóa so với động vật có túi tiêu hóa là:

- Động vật có ống tiêu hóa:

+ Gồm động vật có xương sống và động vật không xương sống.

+ Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được tiêu hóa cơ học và cơ hóa học tiêu hóa ngoại bào.

+ Thức ăn đi theo 1 chiều, được ngấm dịch tiêu hóa ở nhiều giai đoạn.

+ Quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn so với túi tiêu hóa.

- Động vật có túi tiêu hóa:

+ Ngành ruột khoang, giun dẹp.

+ Cơ thể lấy thức ăn từ túi tiêu hóa các tế bào tuyến ở thành túi tiết enzim phân giải thức ăn.

+ Chất cơ thể chưa hấp thụ được tiếp tục tiêu hóa nội bào, các chất không cần thiết cơ thể sẽ tự động thải ra ngoài.

+ Thức ăn bị lẫn với chất thải, dịch tiêu hóa bị loãng.

Vậy trong các đáp án trên, đáp án I, II, III đúng.

IV sai vì thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu

4 tháng 2 2017

Đáp án B

Điểm giống nhau về chu trình sinh địa hóa và dòng năng lượng là : (1), (5).

(2) sai vì ví dụ chu trình nước không đi vào quần xã qua sinh vật sản xuất.

(3) chỉ đúng trong chu trình vật chất còn dòng năng lượng trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

(4) năng lượng không tuần hoàn.

15 tháng 11 2019

Đáp án D

Biến đổi cơ học: Nhờ răng, lưỡi, cắt, xé nhào trộn, nhờ các cơ thành dạ dày, ruột non co bóp nhuyễn them.

Biến đổi cơ học có vai trò làm cho thức ăn bị xé nhỏ ra, nhào lộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa ở tăng diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học xảy ra triệt để hơn.

I – Đúng. Hoạt động ở khoang miệng và dạ dày làm cho thức ăn bị xé nhỏ.

II – Sai. Vì biến đổi hóa học mới biến đổi thức ăn thành chất đơn giản tế bào cơ thể hấp thụ được như đường đơn, axit amin, glixeron, axit béo.

III – Đúng. Quá trình biến đổi cơ học làm thức ăn nhỏ ra, các hoạt động nhai, nhào trộn ở khoang miệng, dạ dày làm thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa.

IV – Đúng. Thức ăn bị nghiền nhỏ nên diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa sẽ tăng.