K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2023

Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Dàn ý

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?

Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.

b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?

- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh

- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.

c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?

Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.

d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?

Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài làm tham khảo

     Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?

     Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.

     Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.

     Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

     Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.

     Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

21 tháng 4 2021

Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.

Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. 

Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.

Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.

Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. 

Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc. 

Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

 Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.

7 tháng 11 2017

giúp mình với

5 tháng 3 2021

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời.  Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.