K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”

- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

+ Tiếng thu là một điệu huyền.

+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

6 tháng 2 2020

Này là gió thổi khúc tình ca khẽ lay động những bông cúc dại đang nằm ủ rủ bên vệ đường vươn mình đón cái vuốt ve ngọt ngào của gió. Này là bầu trời nhẹ nhàng lững lờ để lộ những đám mây ánh hồng trong ánh nắng hoàng hôn. Này là những giọt nước mắt thoát ra từ trang sách vào cuộc đời để gột rửa bao cằn cỗi sỏi đá để làm mát lòng nhân thế, để những điệu hồn khe khẽ trở mình như những bong bóng mưa len lỏi trên khắp lối về. Có phải vậy không mà hàng ngàn năm nay văn chương cuộn mình trong biết bao nguồn cảm xúc dạt dào, cuộn mình trong cái dòng nóng hổi của tình yêu, tình người nồng thắm. Bao quan niệm độc đáo về văn chương, nghệ thuật được đưa ra. Từ Biêlinxki đến Sêchxpia, VitoHuygo và giờ đây Raxun Gamzatốp đã góp thêm một tiếng nói để hoàn thành những mảnh ghép độc đáo về nghệ thuật: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cành củi khô, tài năng củng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người".
Từ khi sinh ra văn học đã đến với con người qua giọng ru ngọt ngào tha thiết của mẹ, qua tiếng thơ êm dịu của bà. Men ngọt ngào của những vần thơ ấy đã khẽ chạm vào trái tim con người rung lên những tình cảm tha thiết. Không phải ngẫu nhiên mà Gamzatốp đã mượn hình ảnh những cây củi khô để nói về tài năng của người nghệ sĩ. “Cành củi khô” đó là chất liệu, là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự bùng cháy của ngọn lửa lớn, cho sự bừng sáng của những ánh háo quang. Củi khô cũng giống như trái tim của con người vậy, khi đã đủ đầy, khi đã thăng hoa như những mầm non càng đầy nhựa sống thì thất yếu nó sẽ vỡ ra và tung lên những vần thơ cháy bỏng, đắm say. Nếu gió có thể lưu chuyển những đám mây, sông chuyên chở những giọt nước đi ra biển lớn thì cảm xúc đưa trái tim người nghệ sĩ đạt đến mức cực điểm để chuyển hóa thành thơ. Tình cảm càng nồng thì tác phẩm càng hay, cảm xúc càng thăng hoa thì tác phẩm càng thành công. Phải thấu hiểu được qui luật ấy thì người nghệ sĩ mới làm nên tác phẩm xuất sắc cho đời.
Thơ ca phản ánh đời sống. Đời sống chính là chất liệu sơ khai để làm nên một tác phẩm. Nhà thơ như con ong lặn sâu vào cuộc đời để hút cho mình những giọt mật tinh túy nhất để làm đẹp cho nghệ thuật. Nhưng thơ sẽ chết nếu nhà thơ chỉ miêu tả cuộc sống để mà miêu tả, người nghệ sĩ phải gửi vào đó tiếng lòng, tiếng nói tha thiết của mình. Nhà thơ có thể miêu tả vẻ đẹp của một đám mây, một dòng sông, một bức tranh nhưng điều mà nghệ thuật quan tâm là đằng sau ấy người ta tìm thấy tiếng nói, cảm xúc, nỗi lòng của tác giả. Sẽ ra sao khi tác phẩm ấy chỉ là những con chữ nằm thẳng đỏ trên trang giấy? Sẽ ra sao khi văn học chỉ là sự copy cuộc sống một cách máy móc? Khi ấy liệu người đọc có còn thích thú ngâm lên những vần thơ nữa hay không.
Đặc biệt, bản chất của thơ ca là thể hiện đời sống nội tâm của con người. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Tố Hữu từng viết rằng: “Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Tiếng thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của lương tri và tình cảm của con người.Bởi vậy tình cảm trong thơ phải là những tính cảm chân thành, sâu sắc, mãnh liệt nhất. Sự hời hợt, nhạt nhẽo, khiên cưỡng sẽ không thể thành thơ. Đọc thơ mà không xúc động, không day dứt, không ám ảnh thì coi như tác giả đã thất bại. Ý kiến của Gamzatốp đã nêu lên yêu cầu của việc sáng tác thơ ca là phải luôn để trái tim mình giữa cõi đời bao la rộng lớn với những rung cảm sâu xa.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TAM ĐẠI CON GÀ Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

TAM ĐẠI CON GÀ

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

- Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

- Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:

- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
Nhà chủ càng không hiểu, hỏi:

- Tam đại con gà nghĩa làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 78-79, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể loại của truyện dân gian trên.

Câu 2. Xác định mục đích hướng tới của văn bản.

Câu 3. Nhận xét về nhân vật thầy đồ trong câu chuyện.

Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học gì?

0
*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : […] Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. […] Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy...
Đọc tiếp

*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

[…]

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

[…]

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

[…]

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

[…]

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

[ Trích “ Đất nước ở trong tim” của cô Chu Ngọc Thanh; https://thanhnien.vn ]

*Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác đinh phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2.Bài thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Bài thơ trên có nhắc về “dịch bệnh hiểm nguy”.Theo anh/chị “dịch bệnh hiểm nguy”ở đây nói về bệnh dịch gì?

Câu 3: Từ họ” ý nói về ai? Anh/chị có suy nghĩ gì về việc làm của bộ đội?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về 4 câu thơ sau:

“Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.”

“Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!”

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 từ với câu hỏi cần làm gì để bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy cơ của dịch Covid 19 hiện nay?

0
15 tháng 4 2020

Thưa chị, chị gọi e lak em đc r ak,

E mới học lớp 6 thôilimdim

15 tháng 4 2020

Nhầm,chúc anh/chị học tốt!leu

19 tháng 4 2020

Giới thiệu khái quát :

Chí khí anh hùng được trích từ phần thứ hai Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là phần do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong nguyên tác chữ Hán. Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Mở bài:

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du, giấc mơ anh hùng, giấc mơ tự do và công lý. Cho nên Từ Hải là một người chí khí, một người siêu phàm. Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi, Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”. Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

Kết bài

Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt. Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú, ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm. Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ, hi vọng gặp lại mong manh. Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau. Vậy nhưng, bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy, Nguyễn Du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.

Dưới hình thức một cuộc chia li, đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do, công lí của Nguyễn Du. Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời. Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thế giới “Truyện Kiều”.

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó? Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”: Ta ngồi viết Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát Biển ngoài kia lục bát tràn bờ Kiều ơi Thôi em đừng khóc Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng Như dồn...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn
Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó?

Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”:
Ta ngồi viết
Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ
Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát
Biển ngoài kia lục bát tràn bờ
Kiều ơi
Thôi em đừng khóc
Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm
Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng
Như dồn tới chân tường định mệnh
Từng đêm ta đạp vỡ bức tường
Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận
Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương
( Trần Mạnh Hảo)
a.Những câu thơ nào chia sẻ về cuộc đời Nguyễn Du từ năm 1789 đến trước năm 1802?
b.Những câu thơ này cho thấy quãng đời gió bụi có ý nghĩa như thế nào với
cuộc đời cầm bút của tác giả?

HELP MEEEE

1
21 tháng 4 2020

bạn ơi, bạn có đáp án bài này chưa vậy ạ?

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó? Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”: Ta ngồi viết Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát Biển ngoài kia lục bát tràn bờ Kiều ơi Thôi em đừng khóc Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng Như dồn tới...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn
Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó?

Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”:
Ta ngồi viết
Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ
Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát
Biển ngoài kia lục bát tràn bờ
Kiều ơi
Thôi em đừng khóc
Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm
Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng
Như dồn tới chân tường định mệnh
Từng đêm ta đạp vỡ bức tường
Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận
Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương
( Trần Mạnh Hảo)
a.Những câu thơ nào chia sẻ về cuộc đời Nguyễn Du từ năm 1789 đến trước năm 1802?
b.Những câu thơ này cho thấy quãng đời gió bụi có ý nghĩa như thế nào với
cuộc đời cầm bút của tác giả?

0
Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó? Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”: Ta ngồi viết Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát Biển ngoài kia lục bát tràn bờ Kiều ơi Thôi em đừng khóc Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng Như dồn tới...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn
Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó?

Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”:
Ta ngồi viết
Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ
Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát
Biển ngoài kia lục bát tràn bờ
Kiều ơi
Thôi em đừng khóc
Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm
Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng
Như dồn tới chân tường định mệnh
Từng đêm ta đạp vỡ bức tường
Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận
Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương
( Trần Mạnh Hảo)
a.Những câu thơ nào chia sẻ về cuộc đời Nguyễn Du từ năm 1789 đến trước năm 1802?
b.Những câu thơ này cho thấy quãng đời gió bụi có ý nghĩa như thế nào với
cuộc đời cầm bút của tác giả?

0