K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2023

Vai trò của việc phòng, trị bệnh trong chăn nuôi là:

- Bảo vệ vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

19 tháng 7 2023

TK

* Khái niệm bệnh: là trạng thái không bình thường của vật nuôi.

* Vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi:

- Bảo vệ vật nuôi

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả chăn nuôi:

- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

* Liên hệ thực tiễn:

Vật nuôi không mắc bệnh sẽ giúp giảm chi phí chăn nuôi vì không tốn chi phí chữa bệnh, khử trùng, vệ sinh chuồng nuôi.

25 tháng 8 2023

Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi là một trong những hoạt động quan trọng trong chăn nuôi:

- Sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững;

- Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

* Vai trò của phòng, trị bệnh đối với vật nuôi

- Bảo vệ vật nuôi.

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

* Liên hệ thực tiễn ở địa phương em:

- Phòng trị bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh và sự tiếp xúc của mầm bệnh với vật nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

- Tạo môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.

- Hạn chế dịch bùng phát, ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ vật nuôi sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

25 tháng 8 2023

* Khái niệm giống vật nuôi: là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.

* Vai trò của giống vật nuôi:

- Quyết định đến năng suất chăn nuôi

- Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

* Liên hệ thực tiễn tại gia đình, địa phương:

- Nuôi Gà Ri năng suất trứng khoảng 90 quả/mái/năm trong khi Gà Ai Cập đạt 250 quả/mái/năm.

- Lợn Móng Cái tỉ lệ nạc khoảng 32 – 35 % trong khi Lợn Landrace đạt 54 – 56%.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững vì phòng bệnh tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, giảm chi phí trị bệnh cho vật nuôi.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế: cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

* Vai trò của chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

- Vai trò của bảo quản sản phẩm chăn nuôi:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm.

+ Tăng khả năng suất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm.

+ Tăng năng lực cho ngành chế biến.

+ Ổn định giá cả, đảm bảo cung ứng kịp thời cho thị trường khi thiếu hụt.

- Vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi:

+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

+ Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

+ Tăng giá trị kinh tế.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Công nghệ sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
Dưới đây là một số lợi ích chính của công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi:
- Tăng hiệu quả sản xuất: Công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi, giảm tốn kém trong việc sử dụng kháng sinh và thuốc trừ sâu, giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh hơn và tăng hiệu suất sản xuất.
-  Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giảm thiểu chi phí dùng thuốc và kháng sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, làm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.
- Tăng tính bền vững: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi giúp tạo ra môi trường nuôi trồng bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.
-  Đảm bảo an toàn thực phẩm: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong chăn nuôi.
-  Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ sinh học có thể giúp tăng chất lượng thịt, sữa và trứng với các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.