K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018


– Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
– Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
– Cây ăn quả giảm.
-> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…. và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

1. Cây lương thực
– Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
– Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
– Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
– Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
– Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
– Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
– Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
-> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp
– Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
– Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
– Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
– Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
– Bắc Trung Bộ: lạc…
– Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
– Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

3. Cây ăn quả
– Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
– Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
– Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo….

good luck <3

16 tháng 12 2018

Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt ở nước ta sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây lương thức và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói lên điều gì?

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

5 tháng 6 2017

- Trong giai đoạn 1990 - 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

5 tháng 6 2017

Em tự làm nhé cô!

Trả lời:

- Tỉ trọng cây lương thực giảm đi (từ 67,1% xuống 60,8%)

- Tỉ trọng cây công nghiệm tăng (từ 13,5% lên đến 22,7%)

- Tỉ trong cây ăn quả, rau đậu và cây khác có sự giảm xuống nhỏ (19,4% xuống 16,5%)

=> Nói lên đất nước đang phát triển kinh tế theo lối cây công nghiệp, lương thực thì vừa đủ để ăn và xuất khẩu, còn cây ăn quả là chưa phát triển.

Mong dc 2 GP hihi

29 tháng 8 2017

 Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang dần phá thế độc canh của cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: B

20 tháng 5 2019

Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ->  trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.

Đáp án cần chọn là: A

NG
25 tháng 10 2023

Câu 1: Trình bày tình hình phát triển lương thực ở nước ta?

Tình hình phát triển lương thực ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ một nước nhập khẩu lúa vào những năm 1980, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhờ áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến giống, và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất và chất lượng lúa của nước ta đã được nâng cao đáng kể.

NG
25 tháng 10 2023

Câu 2: Trình bày tình hình phát chuyển cây công nghiệp ở nước ta?

Cây công nghiệp ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với nhiều loại cây như cao su, cà phê, hạt điều, tiêu và dầu dừa. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Diện tích trồng và năng suất của các cây công nghiệp cũng đã tăng trưởng mạnh, nhờ việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

31 tháng 10 2021

a. n he

2 tháng 5 2017

Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy nền nông nghiệp ở nước ta đang được đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị cao về kinh tế (cây công nghiệp, hoa quả,…).

Đáp án: A.