K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

Kinh tế: -nông nghiệp: +công cụ và phương thức canh tác lạc hậu, kém phát triển năng suất thấp +nạn mất mùa đói kém thường xuyên diễn ra -công thương nghiệp: +máy móc sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong công nghiệp dệt khai mỏ luyện kim +việc giao lưu buôn bán với bên ngoài được mở rộng

Xã hội: -xã hội pháp chia thành 3 đẳng cấp: +hai đẳng cấp đầu: tăng lữ quý tộc chiếm số ít trong cư dân nhưng được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi +đẳng cấp thứ ba gồm nông dân tư sản bình dân thành thị

18 tháng 12 2021

Tham khảo!

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

a) Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

b) Biểu hiện:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

-Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …

 

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. 

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc thực dân phương Tây.

- Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.

- Ngay sau đó, Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại. Các nước này phải tiếp tục tiến hành kháng chiến giành độc lập dân tộc như ở Inđônêxia, Việt Nam,… đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX mới lần lượt giành được độc lập.

 

Lược đồ khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Nét nổi bật của Đông Nam Á thời kì Chiến tranh lạnh là:

+ Mĩ đã can thiệp vào Đông Nam Á.

+ Mĩ cùng Anh, Pháp lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.

+ Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia => Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng.

+ Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.

2 tháng 11 2023

* Tham khảo:
- Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á, có lịch sử lâu đời và văn hoá phong phú. Trước năm 1945, Việt Nam là thuộc địa của Pháp và chịu sự cai trị của người Pháp. Sau năm 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập và đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình. Văn hóa Việt Nam bao gồm văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục truyền thống, ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, từ dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp sang mô hình kinh tế hướng xuất khẩu và công nghiệp hóa. Việt Nam đã mở cửa kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

27 tháng 11 2017

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 11)