K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2016

Sự phân hóa lãnh thổ ở nước ta trước hết thể hiện là sự phân bố công nghiệp cả nước hiện nay chỉ tập trung ở một vài khu
vực lớn nhất định như Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ cùng các vùng phụ cận của chúng và dải ven biển miền Trung.

- Đồng bằng Sông Hồng và các vùng phụ cận của nó được coi là khu vực có công nghiệp tập trung lớn nhất nước ta hiện
nay. Tại khu vực này công nghiệp được hình thành và phát triển từ 5-7 hướng sau đây:
         + Khu vực này có Hà Nội được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất và từ Hà Nội công nghiệp phát triển được tỏa ra xung
quanh như hình sao. Công nghiệp phát triển theo hướng Hà Nội - Quảng Ninh dọc theo quốc lộ 18 với các ngành công nghiệp quan
trọng là khai thác than, cơ khí mỏ, chế biến hải sản, VLXL, du lịch, nghỉ mát, thắng cảnh...
         + Hà Nội - Hải Phòng dọc theo quốc lộ 5: Công nghiệp cơ khí, đóng tàu, SXVLXD, chế biến hải sản và du lịch, nghỉ mát...
         + Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang - Lạng Sơn (dọc theo quốc lộ 1A): Công nghiệp hóa chất, Công nghiệp sản xuất kính, chế
biến gỗ và vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn.
         + Hà Nội - Thái Nguyên dọc theo quốc lộ số 3: Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim mầu, cơ khí nặng (cơ khí sông Công)
chế biến chè búp, du lịch, thắng cảnh (hồ núi Cốc, hồ Ba Bể, hang Pác Pó).
         + Hà Nội - Việt Trì - Sông Thao dọc theo quốc lộ số 2: Công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất giấy, giấy sợi.
         + Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Lai Châu dọc theo quốc lộ số 6: Thuỷ điện, khai thác gỗ lâm sản, chế biến chè búp, sữa bò,
du lịch, thắng cảnh.
         + Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh: Công nghiệp sản xuất dệt, xây dựng, chế biến nông sản và du lịch
nghỉ mát thắng cảnh. Khu vực này có công nghiệp tập trung lớn như nêu trên là do những nguyên nhân chính sau:

Trước hết khu vực này có vị trí địa lý thuận lợi, có thủ đô Hà Nội- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, nên
nó có sức lôi cuốn mạnh các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, nhân lực từ mọi miền đất nước. Khu vực này lại có cửa
thông ra biển là cảng Hải Phòng lớn nhất cả nước, lại có phía Bắc tiếp giáp vùng Đông Nam Trung Quốc được coi là vùng kinh tế
năng động, nên rất dễ dàng mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế với Trung Quốc và thế giới.
Khu vực này còn tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên ,điển hình là mỏ than lớn ở Quảng Ninh, tiếp giáp
vùng Đông Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang rất giàu về quặng sắt, chì, kẽm, thiếc... Tiếp giáp vùng Tây Bắc rất giàu về
NL thuỷ điện, tiếp giáp Đồng bằng Sông Hồng rất giàu vể nhân lực và nguồn lương thực thực phẩm.
Khu vực này có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao dân trí cao, hiện đang là động lực
chính để thực hiện công nghiệp hóa trong vùng. Khu vực này vì có thủ đô Hà Nội nên được cả Thế giới quan tâm đầu tư, hợp tác phát triển.

- Khu vực tập trung lớn thứ 2 là Đông Nam Bộ và các vùng của nó. Khu vực này có thành phố Hồ Chí Minh là khu công
nghiệp lớn và từ thành phố Hồ Chí Minh cũng tỏa ra xung quanh thành nhiều hướng, nhiều dải công nghiệp khác nhau.
         + Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu (dọc theo quốc lộ 51): Công nghiệp cơ khí, hóa chất, điện tử, dầu khí, du
lịch...
         + Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Căm Pu Chia: Công nghiệp chế biến nông sản điển hình là mía, lạc, cà phê, du lịch
thắng cảnh (núi Bà Đen) và vận chuyển hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tây Ninh.
          + Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Tây Nguyên: Công nghiệp du lịch, nghỉ mát, chế biến nông sản như chè búp, dâu
tằm... và khai thác gỗ lâm sản.
          + Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Đồng bằng sông Cửu Long: Công nghiệp cơ khí nông nghiệp chế biến lương thực thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng và du lịch xanh.
         + Khu vực này có công nghiệp tập trung lớn như nêu trên là những nguyên nhân sau:

. Khu vực này có vị trí địa lý thuận lợi là do có Cảng Sài Gòn là cửa thông ra biển lớn cả nước đồng thời khu vực này lại
nằm rất gần đường biển quốc tế, đó là eo biển Malacca nên rất dễ dàng mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.

. Khu vực này tiếp giáp với những vùng rất giàu tài nguyên thiên nhiên ở phía Nam đó là tiếp giáp thềm lục địa phía Nam có
nhiều dầu mỏ nhất cả nước, tiếp giáp với Tây Nguyên là kho tàng gỗ, lâm sản và các cây công nghiệp nhiệt đới, tiếp giáp với
Campuchia là mở rộng quan hệ giao lưu với nước bạn. Và tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước.

. Khu vực này có TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, có đội ngũ công nhân đông đảo lành nghề nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao nhất cả nước và rất quen với thị trường và tác phong công nghiệp nên hiện nay vùng này là một trong những vùng
có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế nhất cả nước.

- Khu vực tập trung lớn thứ 3 cả nước là dải công nghiệp miền Trung nằm dọc theo quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất kéo
dài từ Thanh Hóa đến Phan Thiết. Dải công nghiệp này gồm nhiều trung tâm công nghiệp cỡ trung bình và nhỏ như Thanh Hóa,
Vinh, Đà Nẵng, Huế... nhưng các trung tâm này đều có một số hướng chuyên môn hóa công nghiệp giống nhau là:
         + Đều có công nghiệp cơ khí, giao thông phát triển vì các trung tâm này đều nằm trên trục giao thông quan trọng nhất Bắc -
Nam. Các trung tâm này đều có công nghiệp chế biến hải sản phát triển vì các trung tâm đều nằm gần nguồn nguyên liệu hải sản.
Đều có công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển mạnh vì các trung tâm này đều nằm ở các vùng đồng bằng ven biển
là nơi dân cư tập trung đông đúc. Các trung tâm này đều có công nghiệp du lịch phát triển mạnh vì các trung tâm này đều có cảnh
quan biển rất hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

28 tháng 1 2016

 * Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta được hình thành nên là do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, điển
hình là sự phân hoá lãnh thổ giữa các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất
cây công nghiệp của người lao động ở mỗi vùng...

Các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng hiẹn nay ở nước ta là:
- Đông nam bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn nhất cả nước. Được hình thành trong nhiều điều kiện thuận lợi :

- Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ bazan 600 ngàn ha, đất xám 700 ngàn ha. Lại phân bố trên địa hình cao nguyên lượn
sóng đồi bát úp rất dễ khai thác .
       + Khí hậu trong vùng là nhiệt dới cận xích đạo, nóng nắng quanh năm, không có mùa Đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là
28- 290 c, tổng nhiệt độ hoạt động 8000- 10000 rất thuận lợi với trồng các cây côngnghiệp nhiệt đới ưa nóng như Cao su, Cà phê,
Lạc, Mía...
      + Nguồn nước trong vùng khá dồi dào vì có hệ thống sông Đồng nai, với nhiều sông lớn, có trữ lượng nước trên 30 tỉ m3
nước/năm. đủ khả năng cung cấp nước tưới cho phát triển cây công nghiệp.
      + Nguồn lao động trong vùng không những dồi dào mà lại có trình độ và truyền thống thâm canh câycông nghiệp lâu đời,
nổi tiếng là kinh nghiệm trồng cao su, là động lực chính để biến vùng này thành vùng chuyên canh cay công nhiệp lớn nhất cả nước.
      + Đông Nam Bộ được coi là vùng có cơ sở vật chất hạ tầng mạnh mà điển hình là đã xây dựng được hồ chứa nước Dầu Tiếng lớn
nhất cả nước rộng 270m2 chứa 1,5 tỉ m3 nước có khả năng tưới cho 170 ngàn ha. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cây
ông nghiệp có kỹ thuật tiên tiến như chế biến cao su, cà phê... được coi như là thị trường kích thích sản xuất cây công nghiệp phát
triển.
Trên cơ sở phát huy tổng hợp các điều kiện thuận lợi nêu trên, vì vậy ĐN Bộ thể hiện nhiều thế mạnh trong phát triển công
nghiệp điển hình là sản xuất cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, lạc, Đậu Tương...

- Tây nguyên được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 của cả nước , được hình thành trong nhiều điều kiện
thuận lợi điển hình là:

      + Đất đai của vùng chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, lại phân bố trên địa hình cao nguyên xếp tầng rất dễ khai thác, rất thích hợp với
trồng cà phê, Cao su,

Khí hậu T Nguyên là khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nhưng lại phân bố trên độ cao 400- 500 m, cho nên mát mẻ quanh năm
với nhiệt độ trung bình năm là 25- 260 C , với tổng nhiệt độ hoạt động 9500 0 thích hợp với các cây ưa nóng điển hình là cà phê.
Nhưng do khí hậu phân hoá rất rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng.
      + Nguồn lao động ở T nguyên hiện nay thực chất vẫn còn thiếu mặc dù đã tiếp nhận hàng vạn lao động tù miền Bắc vào,
đồng thời trình độ thâm canh vẫn chưa cao và kĩ thuật hạ tầng kém phát triển.
      + Trên cơ sở các điều kiện nêu trên TNguyên đã phát huy các thế mạnh của mình để sản xuất cây công nghiệp mà điển hình
là diện tích Cà phê lớn nhất cả nước. Ngoài Cà phê còn sản xuất Cao su, chè búp, Dâu tằm.

- Trung du miền núi phía Bắc cũng được coi là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng lớn thứ 3 cả nước dược hình
thành trong điều kiện như sau:
     + Đất đai của vùng rộng lớn mà chủ yếu là đất feralit đỏ vùng đất đỏ đá vôi rất màu mỡ nhưng lại phân bố trên địa bàn hình
dốc và chia cắt rất phức tạp và rất khó khai thác, khó hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn.
     + Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11- 150 nên có thể trồng nhiều loại cây
công nghiệp cận nhiệt đới, á nhiệt Đới như chè búp, son, hồi.
     + Nguồn lao động trong vùng khá dồi dào và đã có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp, đồng thời trình độ
chuyên môn kỹ thuật được nâng cao... VTKTHT đã và đang phát triển điển hình là xây dựng nhà máy chế biến chè búp. Nên
trung du miền núi phía Bắc còn thế mạnh trong sản xuất cây công nghiệp điển hình là trồng chè búp, Mía, lạc, thuốc lá. và các cây
công nghiệp đặc sản như Sơn, Hồi. Trên các vùng núi cao rất tốt với cây trồng các loại dược liệu quý, các loại hoa quả cận nhiệt
đới, ôn đới và các giống rau ôn đới như su hào, cải bắp, Súp lơ.

Các vùng nêu trên cũng là các vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng nhưng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn
ngày như: đay, Cói, Mía, Lạc, Dâu tằm... vì vùng này có đất phù sa là chính, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiêu thụ
lớn...
 

23 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận  

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

b) Đồng bằng sông Hồ và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước vì :

- Vị trí địa lí thuận lợi : Giáp với trung du và miền núi phía Bắc Bộ, Trung Bộ, biển Đông, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Có nguồn nguyên liệu có công nghiệp dồi dào từ nông nghiệp và thủy sản

- Tài nguyên khoáng sản phong phú (nhất là than), tập trung chủ yếu ở vùng phụ cận.

- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. Có thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

24 tháng 1 2018

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

8 tháng 3 2019

- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

   + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).

   + Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....

   + Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

25 tháng 9 2018

Nhân tố không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Các nhân tố chủ yếu tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp là nhân tố bên trong (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, tài nguyên khác), điều kiện kinh tế- xã hội khác) và các nhân tố bên ngoài (thị trường và hợp tác quốc tế)

=> Chọn đáp án D

2 tháng 1 2017

Nhân tố không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Các nhân tố chủ yếu tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp là nhân tố bên trong (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, tài nguyên khác), điều kiện kinh tế- xã hội khác) và các nhân tố bên ngoài (thị trường và hợp tác quốc tế)

=> Chọn đáp án D

1 tháng 11 2019

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

23 tháng 2 2016

a) Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta :

- Ở Bắc Bộ :

  + Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

   + Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch .

           # Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng

           # Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, phân hóa học)

           # Đông Anh - Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim)

           # Việt Trì - Lâm Thao ( hóa chất, giấy)

           # Hòa Bình - Sơn La ( thủy điện)

          # Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng)

- Nam Bộ 

   + Hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như tp Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một

   + Hướng chuyên môn hóa đa dạng, có một vài ngành non trẻ, nhưng phát triển nhanh (khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí)

- Duyên hải Miền Trung : Có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

 - Những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

b) Công nghiệp lại phân bố thưa thới ở trung du và miền núi , vì

- Có nhiều khó khăn về giao thông vận tải

- Có nhiều hạn chế về nguồn lao động có tay nghề, thị trường, thu hút đầu tư, địa hình núi cao,..

24 tháng 2 2016

a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta

* Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao

- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận :

Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo các hướng với các trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khác nhau :

  + Hải phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng)

  + Đáp Cầu - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng phân hóa học)

  + Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kin)

  + Việt Trì - Lâm Thao ( Hóa chất, giấy)

  + Hòa Bình - Sơn la ( Thủy điện)

  + Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hòa (dệt may, điện, vật liệu xây dựng)

- Đông Nam Bộ và vùng phụ cận

  + Hình thành dải công nghiệp tỏa đi từ tp Hồ Chí Minh

  + Có nhiều trung tâm lớn , trong đó nổi lên là tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

* Duyên hải miền Trung với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức trung bình

Ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

* Các khu vực còn lại (Tây Bắc, Tây Nguyên....) với sự tập trung công nghiệp theo lãnh thổ ở mức độ thấp,.

b) Nguyên nhân của sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta là do kết quả tác động của hàng loạt nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi

- Ở Trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.