K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Dân số Châu Á tăng nhanh và không đồng đều ở các giai đoạn.Và Châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất thế giới.Nhiều nước Châu Á như TQ,VN,TL,...đang thực hiện chính sách dân số nhằm hạn chế sự gia tăng dân số nhanh.Nhờ đó,tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á đã giảm đi đáng kể,ngang vs mức trung bình năm của thế giới.

- Nguyên nhân:
+ Dân số nước ta đông
+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao
+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ
+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi
+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

1 tháng 11 2018

cam on ban . mong ban gup to nhieu

yeu

15 tháng 3 2018

Nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ,châu Mĩ,Địa lý Lớp 7,bài tập Địa lý Lớp 7,giải bài tập Địa lý Lớp 7,Địa lý,Lớp 7

*Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là "Tân thế giới" (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này.
Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai.
Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut.
Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia.
Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi.
Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Những người có nguồn gốc từ Trung Đông
Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ.
Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen.
Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ.
Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.

28 tháng 3 2017

– Tỉ lệ dân cư thành thị ngày càng tăng, từ 13,6% (năm 1900) lên 37,7 % (năm 1970) đạt 48,0% (năm 2005), tăng 34,4%.
– Tỉ lệ dân cư nông thôn ngày càng giảm, từ 86,4% (năm 1900) xuống còn 62,3% (năm 1970), 52,0% (năm 2005).\

=> không đồng đều

16 tháng 8 2020

Dân cư tập trung đông ở phần phía đông đất liền .

Do :

- Địa hình đi lại dễ dàng

- Phát triển kinh tế , nông nghiệp , giáp biển .

3 tháng 1 2019

Câu 2

Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhiều biện pháp như:

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất: xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn và tưới phun sương, trồng cây trong nhà kính...

- Ven bờ ruộng, trồng cây chắn gió và giữ nước cho cây trồng.

- Sản xuất chuyên môn hóa với quy mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.

3 tháng 1 2019

Câu 1

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa được thể hiện như sau:

- Khí hậu ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh:

+ So với đới nóng nhiệt độ đới ôn hòa thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn.

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).

- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

18 tháng 9 2017

Trả lời:

Châu Á là châu lục đông dân, những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 12 2017

Nam Á là một trong những khu vực đông dân trên Thế giới nhưng phân bố không đều. Chủ yếu do lượng mưa phân bố không đều và do ảnh hưởng của địa hình:
-Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa khá nhiều nhưng phân bố không đều.Những nơi mưa nhiều là đồng bằng sông Hằng (phía Nam dãy Hi ma lay a); phía Đông của dãy Gat Đông và phía tây của dãy Gat Tây.Những khu vực này dân cư tập trung rất dày đặc do có mưa nhiều, lại là địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, dân cư tập trung đông.
Vào sâu trong sơn nguyên Đê can lượng mưa giảm mạnh, Trên sơn nguyên có địa hình bằng phẳng, khá thích hợp cho các cây công nghiệp nên dân cư cũng tập trung khá đông
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp nhất do chịu ảnh hượng của chí tuyến Bắc nên hình thành hoang mạc Tha. Đây là khu vực có mưa ít nhất, dân cư cũng thưa thớt thớt nhất
Những khu vực thuận lợi trồng cây lương thực (Đồng bằng sông Ấn) sẽ có MDDS cao hơn so với những khu vực trồng cây công nghiệp...

8 tháng 12 2017

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).

Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.