K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

28 tháng 11 2019

Tham khảo:

Trong xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, để đạt được thành công vẻ vang, chúng ta phải không ngừng nỗ lực vươn lên, phát huy hết khả năng để đạt được điều mà chúng ta muốn. Cũng như Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Chúng ta đều biết, cuộc sống này không được trải bằng hoa hồng hay thứ nước trong veo, tinh khiết mà nó đón chào chúng ta với những thử thách, chông gai. Con đường đó sẽ là con đường “vinh quang” đối với ai biết vượt qua nỗ lực hết mình. Nhưng nó sẽ là “đầm lầy” với ai dễ dàng buông xuôi, từ bỏ. Chính vì thế, trên con đường dẫn đến thành công, vinh quang nhất định không có dấu chân của những kẻ lười biếng.

Vậy ta đã bao giờ tự hỏi mình thành công là gì và thế nào là những kẻ lười biếng? Phải chăng thành công – cái đỉnh của vinh quang mà con người đạt được trong suốt quá trình học tập, làm việc? Là khi ta chạm tới mục đích đã đặt ra. Hay chỉ đơn thuần khi ta là chính mình, khi ta mang đến nụ cười trên môi ai đó hay xóa đi giọt nước mắt đau buồn. Lúc đó, những sự việc ấy cũng đáng để ta gọi là thành công lắm chứ! Và những kẻ lười biếng, khác nào những kẻ từ bỏ vinh quang, từ bỏ lao động. Vì ắt hẳn ta vẫn còn nhớ câu nói: “Lao động là vinh quang”. Những kẻ lười biếng đó đồng nghĩa với những con người chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà không chịu làm việc. Như ông bà ta hay ví von với hình ảnh những kẻ “nằm chờ sung rụng”.

Chẳng phải, trong học tập, những bạn lười biếng chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao thật sự đó sao? Và trong cuộc sống bộn bề, lo toan, đôi khi ta bắt gặp những nụ cười làm ta ấm lòng. Đó là nụ cười của cậu học sinh đạt kết quả cao trong học tập sau một quá trình nỗ lực không ngừng. Thành công lắm khi không được đúc kết từ cả một quá trình dài, mà nó chỉ giản đơn từ những niềm vui bé nhỏ trong cuộc sống. Bạn đã từng đọc được câu chuyện “Chiếc cà - vạt” chưa? Trong truyện, cậu bé lên bảy tuổi vụng về làm tặng bố chiếc cà - vạt. Đó có thể nói là chiếc cà - vạt xấu xí nhất nhưng lại là món quà đẹp nhất của đứa con trai dành tặng bố mình. Đọc đến đó, bạn có nghĩ cậu bé đã thành công không? Có thể bạn cho đó chẳng có gì đáng tự hào, vẻ vang nhưng cậu bé đã thật sự thành công. Cậu đã thành công khi gởi gắm cả niềm tin yêu về người bố trong chiếc cà - vạt, thành công vì mang đến nụ cười hạnh phúc từ bố. Thành công đôi lúc chỉ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên, thành công vẻ vang là những điều ta không thể phủ nhận. Bạn có biết anh Lê Bá Khánh Trình đã nỗ lực hết mình để nắm trong tay giải thưởng cao quý của cuộc thi toán quốc tế. Và Bác Hồ – người đã dành trọn cuộc đời với Cách mạng qua những năm tháng hiểm nguy ngoài chiến trường. Xã hội phát triển như ngày nay là minh chứng sống động, chân thật nhất cho thành công vĩ đại của Bác.

Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn hết, con đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ sở giúp con người ta dễ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích và bổ ích. Hơn hết, siêng năng còn giúp ta rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc một cách trọn vẹn. Thế nhưng, cuộc sống lại có những con người sống chỉ biết hưởng thụ, không lao động. Những kẻ như vậy đáng bị xã hội phê phán vì thái độ sống tiêu cực. Và họ sẽ dần bị mọi người xa lánh và không bao giờ nhận ra được sự vinh quang của lao động, không bao giờ cảm thấy hạnh phúc của thành công.

Tóm lại, con đường thành công chỉ thật sự đón chào những ai biết trân trọng, biết nỗ lực phấn đấu. Và hơn hết, là học sinh, ta cần phải rèn luyện bản thân từ khi ngồi trên ghế nhà trường bằng việc cố gắng học hỏi, tìm tòi và bằng ý thức của mỗi cá nhân.

Chúc bạn học tốt!

16 tháng 6 2021

"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .

Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.

Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

23 tháng 3 2019

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến được thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

+ Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

Bình luận.

- Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

- Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

3. Mở rộng.

18 tháng 4 2019

Thành công điều mà ai cũng muốn trong cuộc đời nhưng có thành công có tìm đến kẻ lười biếng? trong khi người chăm chỉ phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mình phải được báo đáp xứng đáng. Câu nói :” trên đường thành công ko có vết chân của những người lười biếng” rất hay và ý nghĩa.

Thành công được coi là thành quả vĩ đại mỗi con người, kết quả của sự cần cù, kiên nhẫn, trải qua những thất bại.Đường ta đi, cuộc sống không bao giờ trải thảm đỏ, thành công đâu bỗng dưng mà có. Những kẻ lười biếng không thể nhận đc thành công, bởi vì sự lười học tập , lao động và thích hưởng thụ. Lười biếng là một thói xấu trong xã hội, gốc rễ dẫn tới các thói xấu khác.

Thành công là món quà vô giá dành tặng cho những ai chịu khó và chăm chỉ.Thành công không phải đến một cách dễ dàng, học sinh muốn đỗ tốt nghiệp vào đại học phải nỗ lực, quyết tâm trong học tập. Người nông dân muốn làm ra hạt gạo phải 1 nắng hai sương trên đồng ruộng. Một nhà bác học không phải tự nhiên mà bỗng chốc trở thành vĩ đại.Để được thành công phải trải qua quá trình sáng tạo, lao động trí óc.

Tôi đã đọc 1 cuốn sách về Helen Keller-người tạo ra ánh sáng và thanh âm cho những kẻ mù và điếc. Bản thân tôi và bao người khác lấy làm lạ bởi 1 người mù, câm , điếc như helen lại có thể thông năm sinh ngữ, đỗ một tấm bằng đại học danh tiếng, soạn 10 cuốn sách và diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới.Quả thật con đường dẫn đến thành công của bà là chuỗi ngày tháng vô cùng vất vả. Cuộc đời bà là thảm kịch trong cảnh tối tăm mờ mịt, sự sống trong bà như bóng ma vô hình.Nhưng nhờ trí óc thông minh từ người mẹ, nhờ 1 nghị lực ghê ghớm bà đã chiến thắng được thảm cảnh khốc liệt và để lại cho hậu thế về tấm gương can đảm, anh hùng hy sinh, yêu đời.Việc học chữ đối với một đứa bé 6 tuổi đã là khó song đối với cô bé Helen ngày ấy còn khó hơn nhiều. Sau nhiều thất bại tưởng như nản lòng, cô bé helen đã biết viết, đưa ra các tín hiệu trừu tượng thay bằng lời nói, cô học thơ, văn và tiếng các nước khác. Lê Nin đã từng có câu nói nổi tiếng đó là: “chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất”, làm thế nào để chiến thắng và vượt qua bản thân mình mới là điều khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại là mẹ thành công và đừng nên nản lòng nếu bạn thất bại.

Sự thành công luôn giúp thay đổi con người rất nhanh chóng, từ nghèo đói sang giàu có hay từ bất hạnh sang trở thành con người hạnh phúc, để có được thành quả hãy chăm chỉ, cần cù. Hãy biến mọi ước mơ của bạn đang ấp ủ trở thành sự thật với sự kiên trì, nỗ lực và không ngại thất bại.

11 tháng 3 2019

Thảo PhươngTrần Thị Hà MyHoàng Minh NguyệtNguyễn Minh HuyềnHuỳnh lê thảo vyNguyenNguyễn Huyền TrâmĐỗ Thị Hoài ĐôngpuBích Ngọc HuỳnhTrần Thọ Đạttrần thị diệu linhAnh QuaLianaLinh PhươngNguyễn Trần Thành ĐạtNguyễn Thị MaiĐỗ Hương GiangNguyễn Phương ThảoNguyễn Thị Hồng Nhung

11 tháng 3 2019

MB: - gt dẫn dắt vào vất đề

- Trính nhận định :"trên đường ...."

TB:

* giải thích

- " thành công " là khi ta đặt được những dự định mà ta đã đặt ra , những hoài bão những khát vọng...

-"dấu chân" là dấu vết của những bước chân ta đi

- " kẻ lười biếng" là những kẻ không chịu làm việc ,không muốn lao động .

=> khẳng định nhận định đúng : khi trên con đường chinh phục để đến với những ước mơ, hoài bão , để chinh phục thành công của mình thì sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng, những kẻ không biết cố gắng ,tìm tòi ,học hỏi chỉ biết ỷ lại vào người khác

* bàn luận tính đúng đắng của vấn đề

- nhận định là đúng đắn khi nói về cuộc sống để bước tới thành công sẽ không có dấu chân của những kẻ lười biếng

-không có một thành công nào là ko phải đánh đổi = công sức của chính bản thân mình

- ta có thành công nghĩa là ta đã tìm được hạnh phúc , đạt được mơ ước , hoài bão của mình

- trên con đường thành công ta có thể vấp ngã những những thất bại đó cũng chính là trang bị cho ta chinh phục thành công

* Dẫn chứng thực tế

- những con người thành công

+Walt Disney đã từng bị đuổi việc khỏi Kansas City Star chỉ vì họ nói rằng: “ông thiếu trí tưởng tượng và không có những ý tưởng tốt”, bộ phim hoạt hình chú chuột Mickey nổi tiếng ngày đó cũng từng bị từ chối nhiều lần vì họ e ngại bộ phim sẽ khiến phụ nữ sợ hãi Bộ phim “Ba chú heo con” cũng rơi vào tình trạng tương tự vì nó chỉ vẻn vẹn có 4 nhân vật và công ty đầu tiên của ông, Laugh-O-Gram animation studio bị phá sản.Cứ thế thất bại này nối tiếp thất bại khác, có thể bạn không tin nhưng ông đã từng bị từ chối 302 lần trước khi gom góp đủ tiền thành lập công ty Walt Disney, công ty đã kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm. +J.K Rowling trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất thế giới, bà đã từng có cuộc sống vô cùng khổ sở: ly dị chồng, một mình nuôi con, túng thiếu mọi bề. Thậm chí, bà khó khăn đến mức không có tiền để in bản viết tay cuốn sách Harry Porter của mình vì vậy mà bà đã phải gõ hơn 9000 từ trên chiếc máy đánh chữ cũ thủ công để gửi đến các nhà xuất bản. +Donald Trump trước khi sở hữu khối tài sản khổng lồ lên đến 4,5 tỷ USD và được ghi vào sách kỷ lục Guiness đã từng là con nợ khủng nhất trong lịch sử tài chính với món nợ 1 tỷ USD. Một ngày nọ, ông vừa chỉ tay về phía một người đàn ông vô gia cư vừa nói với con gái mình rằng “Con có nhìn thấy người đàn ông đằng kia không? Ông ấy đã từng là một tỷ phú giàu có hơn cả cha. Và bây giờ thì ông ấy đang ở đáy bùn của xã hội”. - bên cạnh đó là những con người chỉ biết ỷ lại vào người khác , không tự đi trên chính đôi chân của mình mà lại mong muốn có được thành công. ( phê phán , ko nên nêu dẫn chứng cụ thể ) * bài học và rút ra nhận thức cho bản thân - cần phải cố gắng học hỏi , rèn luyện lao động để có được thành công trên chính đôi chân của mình - biết cố gắng ,biết tự đứng dậy sau những thất bại, không nản lòng trước những khó khăn thử thách - không lười biếng ,ỷ lại, trở thành những kẻ lười biếng ....( còn nhiều bài học tự rút ra ) KB : khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề kêu gọi mọi người hưởng ứng... bla bla

10 tháng 5 2019

Giải thích sơ qua câu nói trên cho bạn hiểu nè: Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

10 tháng 5 2019

Thành quả không phải ngẫu nhiên mà có được cũng như học sinh muốn đỗ đạt cần phải dùi mài kinh sử hàng ngày, muốn thành công không thể ngồi đợi thành quả mà phải cố gắng, nỗ lực tối đa để hiện thực hóa ước mơ, đam mê của chính bạn. Cũng như vậy nhà văn Lỗ Tấn đã có câu nói: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”.

Suy nghĩ về câu nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”-1

Thành công có thể xem là những điều mong ước, kì vọng, đó là kết quả sau quãng thời gian phấn đấu, đó cũng có thể là mục đích của mỗi người trong cuộc đời. Để đạt được thành công, bạn phải bỏ thời gian và công sức ra lao động. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để làm việc, nên ông đã có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Newton nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya, ngày quên ăn, đêm quên ngủ để đưa ra những phát minh, định luật nổi tiếng đến ngày nay. Ông bà nhà khoa học lừng danh Curie đã từng phải nấu hàng tấn quặng thô tinh chiết ra chất radium trong thời gian gần 4 năm. Đó là nhiều dẫn chứng thành công bởi những nỗ lực, phấn đấu khó nhọc làm việc vất vả, người lười biếng chắc chắn không thể thành công.

Cha ông ta cũng có câu: “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Không làm thì không có ăn, không ai cho không cái gì mà không kèm theo điều kiện, nếu ta lười biếng, chểnh mảng chắc chắn sẽ gặp nhiều thất bại.

Trong xã hội vẫn còn những kẻ lười biếng hay sợ mệt mỏi, sợ làm việc khó nhọc, những kẻ như vậy thật đáng lên án. Một anh nhân viên lười biếng, sợ công việc, nên đi làm muộn, về sớm, trốn tránh công việc đã thế còn được mộng tăng lương, đó là sự phi lý trong cuộc sống khi con người đòi hỏi những điều phi thực tế. Người lười biếng không thể có được thành công. Một anh sinh viên không thích chuyện học hành,đi học muộn, trốn học, mãi chơi bời, tiệc tùng thâu đêm…đến cuối năm nếu thi cử nghiêm túc tỷ lệ đậu kì thi anh ta sẽ rất thấp, nếu may mắn vượt qua cuộc đời cũng chẳng đi đến đâu nếu mang trong mình sự lười nhát, thích hưởng thụ nhiều hơn là làm việc.

Những dẫn chứng trên phần nào ta hiểu được nếu còn sự lười biếng, thích hưởng thụ ta sẽ khó có kết quả như ý. Nếu muốn thành công tất nhiên phải miệt mài,cố gắng hàng ngày mới có thành quả. Còn những kẻ không cố gắng khi thất bại cũng đừng nên buồn bởi bạn đã chưa cố gắng hết sức mình.

Bài số 2

Thành công điều mà ai cũng muốn trong cuộc đời nhưng có thành công có tìm đến kẻ lười biếng? trong khi người chăm chỉ phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mình phải được báo đáp xứng đáng. Câu nói :” trên đường thành công ko có vết chân của những người lười biếng” rất hay và ý nghĩa.

Thành công được coi là thành quả vĩ đại mỗi con người, kết quả của sự cần cù, kiên nhẫn, trải qua những thất bại.Đường ta đi, cuộc sống không bao giờ trải thảm đỏ, thành công đâu bỗng dưng mà có. Những kẻ lười biếng không thể nhận đc thành công, bởi vì sự lười học tập , lao động và thích hưởng thụ. Lười biếng là một thói xấu trong xã hội, gốc rễ dẫn tới các thói xấu khác.

Thành công là món quà vô giá dành tặng cho những ai chịu khó và chăm chỉ.Thành công không phải đến một cách dễ dàng, học sinh muốn đỗ tốt nghiệp vào đại học phải nỗ lực, quyết tâm trong học tập. Người nông dân muốn làm ra hạt gạo phải 1 nắng hai sương trên đồng ruộng. Một nhà bác học không phải tự nhiên mà bỗng chốc trở thành vĩ đại.Để được thành công phải trải qua quá trình sáng tạo, lao động trí óc.

Tôi đã đọc 1 cuốn sách về Helen Keller-người tạo ra ánh sáng và thanh âm cho những kẻ mù và điếc. Bản thân tôi và bao người khác lấy làm lạ bởi 1 người mù, câm , điếc như helen lại có thể thông năm sinh ngữ, đỗ một tấm bằng đại học danh tiếng, soạn 10 cuốn sách và diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới.Quả thật con đường dẫn đến thành công của bà là chuỗi ngày tháng vô cùng vất vả. Cuộc đời bà là thảm kịch trong cảnh tối tăm mờ mịt, sự sống trong bà như bóng ma vô hình.Nhưng nhờ trí óc thông minh từ người mẹ, nhờ 1 nghị lực ghê ghớm bà đã chiến thắng được thảm cảnh khốc liệt và để lại cho hậu thế về tấm gương can đảm, anh hùng hy sinh, yêu đời.Việc học chữ đối với một đứa bé 6 tuổi đã là khó song đối với cô bé Helen ngày ấy còn khó hơn nhiều. Sau nhiều thất bại tưởng như nản lòng, cô bé helen đã biết viết, đưa ra các tín hiệu trừu tượng thay bằng lời nói, cô học thơ, văn và tiếng các nước khác. Lê Nin đã từng có câu nói nổi tiếng đó là: “chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất”, làm thế nào để chiến thắng và vượt qua bản thân mình mới là điều khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại là mẹ thành công và đừng nên nản lòng nếu bạn thất bại.

Sự thành công luôn giúp thay đổi con người rất nhanh chóng, từ nghèo đói sang giàu có hay từ bất hạnh sang trở thành con người hạnh phúc, để có được thành quả hãy chăm chỉ, cần cù. Hãy biến mọi ước mơ của bạn đang ấp ủ trở thành sự thật với sự kiên trì, nỗ lực và không ngại thất bại

30 tháng 5 2019

Chế độ phong kiến kéo dài cùng với sự xâm lược của các nước đế quốc đã biến Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thành một nuớc phong kiến nửa thuộc địa ốm yếu què quặt, lạc hậu. Sinh ra trong hoàn cảnh xã hội ấy, Lỗ Tấn tìm mọi cách giúp đất nước và nhân dân Trung Quốc thoát khỏi vũng bùn đen ấy. Ban đầu ông chọn nghề y nhưng rồi ông nhận thấy chữa bệnh về tinh thần cho những con người kia mới thực sự quan trọng. Do vậy mà ông chọn văn nghệ. “Cố hương” là một trong những thang thuốc quý hiếm chữa bệnh tinh thần cho những người dân như Nhuận Thổ, thím Hai Dương. Sau khi nói về sự thay đổi của quê hương, của con người ông đã nêu lên suy ngẫm đầy tính triết lý: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Sau hai mươi năm sống xa nhà, tác giả về thăm quê cũ giữa mùa đông lạnh giá. Ngồi trên thuyền, thấy khung cảnh ven sông tiêu điều, lòng ông dâng lên cảm xúc buồn thương khó tả. Đây là lần ông về quê để cùng người thân giải quyết chuyện bán nhà, đưa gia đình đến nơi khác làm ăn. Về đến nơi, ông được mẹ già chạy ra đón. Mọi người đang bận rộn thu dọn đồ đạc. Nghe mẹ nhắc tới Nhuận Thổ, tác giả lập tức nhớ lại những kỉ niệm thần tiên của thời thơ ấu. Nhuận Thổ là con trai người làm mướn cho gia đình tác giả cách đây hơn hai chục năm. Lúc ấy, Nhuận Thổ mới lên mười. Mỗi lần theo cha đến nhà cụ chủ, Nhuận Thổ thường kể cho “cậu ấm” nghe cách bẫy chim sẻ, cách bắt con tra hay ăn trộm dưa và nhiều chuyện khác, khiến cho “cậu ấm” say mê, thán phục. Cuộc sống vất vả lam lũ đã khiến Nhuận Thổ thành một người hoàn toàn khác. Hình dáng tiều tụy, thảm hại, mặt mũi ngơ ngác, đần độn. Không còn chút dấu vết nào của Nhuận Thổ khi xưa.

Mấy ngày sau, cả gia đình tác giả rời quê. Khi con thuyền đã xa làng, tác giả vẫn trĩu nặng nỗi suy tư về cảnh vật và con người ở Cố hương. Ông cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đáng buồn ấy và cầu mong cho con cháu của Nhuận Thổ sau này sẽ tìm ra cách sống mới để không còn phải khổ cực như ông cha nữa. Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình nhưng nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Hình tượng con đường trong câu nói của Lỗ Tấn cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội. Với Lỗ Tấn, đó là con đường cách mạng. Không có cách mạng thì không thể thay đổi được những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu của Nhuận Thổ, của thím Hai Dương. Rồi đến đời Thủy Sinh lại tiếp tục sống trong những lễ giáo phong kiến đó. Không có cách mạng thì làm sao chữa được căn bệnh u mê lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ đã bị sự lạc hậu, căn bệnh tinh thần che đi lý trí và đôi mắt của họ, trong mắt họ thì người chiến sĩ cách mạng – chỉ là một tên giặc, một thằng khốn, thằng quỷ sứ, thằng điên. Họ vui mừng khi biết tin chiến sĩ cách mạng bị bắt và bị hành quyết như một tên giặc, và họ thản nhiên dùng máu của người thật ra chính là ân nhân của họ để tẩm chiếc bánh bao mà theo họ có thể chữa khỏi căn bệnh lao cho thằng bé (Thuốc). Họ còn là những người hiểu biết hạn hẹp và sự ngu dốt như AQ – một điển hình cho người dân Trung Quốc, đã xem “làm cách mạng tức là làm giặc”, và AQ muốn đi theo cách mạng chỉ vì nghĩ rằng làm cách mạng có thể khiến cho cụ Cử phải sợ, và “đầu hàng cách mạng” để được làm giặc (AQ chính truyện). Các tác phẩm của ông nhằm mục đích là “làm cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng giật mình tỉnh dậy”, ông đã để tất cả công sức vào việc vạch trần căn nguyên của việc cùng đường tắt lối của xã hội Trung Quốc, tìm kiếm một con đường thoát cho xã hội, tìm kiếm một lực lượng giải phóng dân tộc.

Và theo ông: “Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”. Câu này được hiểu theo hai lớp nghĩa. Thứ nhất Đường là do con người tạo ra. Con người tạo ra đường đi để phục vụ chính mục đích của mình. Con đường cách mạng bây giờ là con đường duy nhất có thể phục vụ mục đích của người dân Trung Hoa. Thứ hai Không có con đường nào là duy nhất. Chỉ cần người ta đi nhiều thì sẽ thành đường. Rõ ràng hình tượng con đường ở đây mang đậm khuynh hướng cách mạng, thể hiện khát vọng đổi thay. Ông không muốn đời con, đời cháu mình lại tiếp tục sống trong cái xã hội kìm kẹp cả trong suy nghĩ khiến con người ta trở nên ngu dốt, bần tiện, xấu xa.

Như vậy với câu nói này, Lỗ Tấn quan niệm: trên đời không có gì là bất biến. Chỉ cần con người có khát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới. Lỗ Tấn thật sự đã làm tốt vai trò một người thầy thuốc chữa bệnh tinh thần cho con người.

Câu nói của Lỗ Tấn còn thể hiện một quan niệm tích cực, mang tính cách mạng. Với Lỗ Tấn, lịch sử không dừng bước mà luôn vận động, biến đổi. Cái cũ lạc hậu thì phải thay thế cái mới tốt đẹp hơn. Vì thế khi nói câu này tâm trạng nhân vật tôi trong Cố Hương tràn đầy niềm tin và hi vọng.

Khi nói “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, Lỗ Tấn đã đặt niềm tin hoàn toàn vào con người. Con người với khát vọng đẹp đẽ là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người tự mở ra những con đường trong hành trình tiến về phía trước của mình. Lịch sử, hiện tại và tương lai đã chứng minh niềm tin của ông hoàn toàn có cơ sở. Để đến một tương lai tươi sáng họ sẵn sàng mạo hiểm đi một con đường mới, tránh những lối mòn quen thuộc.

Con người sống có ý nghĩa phải là con người có khát vọng đổi thay, vượt lên những giới hạn có sẵn. Kêu gọi những con người trong cuộc đời phải là những người mở đường, tạo lập ra những con đường mới cho mình và toàn xã hội.

Câu nói không chỉ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin mà còn phê phán những người có thái độ sống thụ động, ươn hèn, không có niềm tin, không có ước mơ, khát vọng. Họ chấp nhận đến muộn, về sau đi theo những lối mòn có sẵn. Họ sợ khó, sợ khổ, sợ mạo hiểm. Họ tạo cho mình một vỏ bọc an toàn và mãi mãi không bao giờ muốn thoát ra vỏ bọc ấy.

Là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước chúng ra cần phải tạo lập lối sống năng động, trái tim tràn đầy ước mơ. Hãy thực hiện những ước mơ khát vọng của mình bằng chính trái tim tràn đầy nhiệt huyết và một sức trẻ dẻo dai: “ Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”.

Bên cạnh viêc học tập làm giàu tri thức chúng ta cần rèn luyện cho mình một nghị lực để trở thành những người mở đường, góp phần đưa đất nước tiến lên.

20 tháng 3 2022

đề căng , nhờ cô lan làm vậy 

20 tháng 3 2022

Dạ giúp em với ạ, dàn ý thui cx đc ạ. Em cảm ơn nhìu ạ

 

20 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !! 

Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn ra trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

 
20 tháng 12 2017

Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được